Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tiền Bạc, Cuộc Sống Và 3 Bài Học Đắt Giá

Tháng trước, tôi bắt đầu đi làm lại với một công việc mới kể từ sau tháng 6 năm 2015. Sau 2 năm nghỉ việc, tôi quyết định một cách có chủ đích là sẽ trở lại với việc làm toàn thời gian. Trong 2 năm nghỉ hưu ngắn hạn đó của mình, tôi đã viết một cuốn sách về tài chính cá nhân. Ý tưởng về cuốn sách này đã nhen nhóm và thôi thúc tôi kể từ khi tôi tốt nghiệp. Ngay từ khi còn bé, tôi đã bắt đầu tiết kiệm, do đó, tôi sử dụng một phần nhỏ trong khoản tiền tiết kiệm và đầu tư của mình để sinh sống mà không cần phải đi làm, toàn bộ thời gian, tôi dùng để cho ra đời cuốn sách của mình.

Nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra theo như kế hoạch.

Tôi đã trải qua một vài tuần chật vật và không hề có sự tiến triển nào cho cuốn sách của mình. Tôi thường xuyên gặp phải tình trạng bí ý tưởng. Tôi không biết phải viết gì tiếp theo cũng không biết diễn đạt ý của mình như thế nào. Tôi liên tục tự hỏi rằng mình đang làm gì và có phải tôi đã đi một bước đi sai lầm hay không khi từ bỏ công việc đang giúp tôi kiếm tiền. Trước khi tôi biết được những điều mà dưới đây tôi sẽ chia sẻ với bạn, thì 6 tháng đầu tiên đã qua đi và tôi đã có được 1 chương đầu tiên hoàn chỉnh, kết quả tốt nhất với tình trạng của tôi lúc đó. Tôi đã luôn tin rằng dành thật nhiều thời gian và có đủ tiền để trang trải chi phí thì tôi có thể xuất bản được sách. Tuy nhiên, tiệt kiệm tiền bạc và thời gian thì chưa đủ. Và đó chính là thời điểm mà tôi thay đổi cách tiếp cận của mình.

Bài học thứ 1: Sự quan trọng của luồng tiền.

Tôi vẫn có đủ tiền để xoay xở cuộc sống của mình trong vòng ít nhất là hai năm nữa (chi tiêu của tôi giảm một cách đáng kể kể từ khi tôi bắt đầu nghỉ việc mặc dù tôi trước đây tôi đã rất tiết kiệm) khi mà mỗi ngày tôi chỉ dành thời gian để viết lách. Tôi quan ngại về việc tôi không làm ra thêm được một khoản thu nhập nào. Tôi không phụ thuộc vào bất cứ ai, bạn trai tôi thì sở hữu và quản lý tiền một cách tách biệt. Tôi phải tự mình tồn tại và cảm giác tội lỗi đó ăn dần ăn mòn tâm trí tôi mỗi ngày. Kể từ sau những năm ở lứa tuổi thành niên của tôi thì đây là lần đầu tiên tôi thấy khoản tiết kiệm của mình bị giảm giá trị như vậy. Tôi chưa từng lường trước được ảnh hưởng tâm lý thế nào khi nhìn thấy tài sản ròng của mình giảm đi như vậy.

Với việc khoản tiền tiết kiệm giảm đi đáng kể như vậy, quyển sách của tôi đã không thể hoàn thành và lòng tự trọng của tôi bị tổn thương sâu sắc, tôi đã suy nghĩ đến việc quay trở lại công việc toàn thời gian trước đây của mình. Tôi đã tự kết luận rằng nó thật vô nghĩa. Tôi có thể sẽ phải làm lại từ đầu với công việc cũ của mình nhưng sẽ luôn bị đeo bám bởi cảm giác dai dẳng về việc hoàn thành cuốn sách của mình. Tôi đã nhận ra rằng, để cân bằng thời gian mà tôi dành cho quyển sách của mình (song song với việc cảm giác tội lỗi nhiều hơn mỗi ngày), tôi cần phải kiểm soát được những mức chi phí cơ bản của tôi, và sau đó là tăng thêm thu nhập. Bởi vì thời gian vẫn là yếu tố thiết yếu nhất trong quá trinh tôi viết sách, nên tôi đã nhận một việc làm bán thời gian khá là linh hoạt cho tôi, là làm người quản lý cho một doanh nghiệp bất động sản địa phương. Tôi mất khoảng 6 phút mỗi ngày để đi từ nhà đến nơi làm việc. Tôi làm việc buổi chiều, do đó, những suy nghĩ minh mẫn và tốt nhất được tôi dành hết cho sự nghiệp viết lách của mình vào buổi sáng. Tôi kiếm được khoảng 1 phần tư lương của công việc toàn thời gian trước đây, nhưng với tính tiết kiệm của mình, tôi đã cân bằng được thời gian và tiền bạc để hoàn thành cuốn sách của mình.

Bài học thứ 2: Đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Tôi chọn công việc ở cơ sở bất động sản như một công việc cơ bản mà tôi làm hằng tuần, và sau đó thì tôi lại có thêm thời gian rảnh để làm một số công việc “dịch vụ” làm thêm ngoài giờ khác như trọng tài bóng quần vợt hay TV extra work. Tôi chưa từng nghĩ rằng hai công việc này sẽ làm tăng đáng kể thêm thu nhập của tôi trong hơn 1 năm, nhưng quan trọng hơn là, tôi đã bắt đầu nhận ra được khoản tiền mà những công việc này đem lại và thậm chí tôi đã cân nhắc về việc tiếp tục hai công việc này thay cho một việc làm toàn thời gian. Có nhiều hơn một công việc (đôi khi được gọi là nghề tay trái) có thể giúp bạn phát triển nhiều hơn 1 bộ kỹ năng và giúp bạn có thêm nhiều người trong các mối quan hệ của mình. Đôi khi, việc không quá phụ thuộc vào nguồn thu nhập đến từ một công việc lại là một lợi thế của bạn, vì bạn có nhiều phương án dự phòng hơn nếu lỡ như bạn mất việc.

Nếu như bạn không chắc chắn về việc đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình, bạn có thể dành một ít thời gian trong khoảng thời gian nghỉ việc của mình để tham dự các buổi hội thảo kéo dài nguyên ngày, điều mà bạn không thể làm khi có một công việc toàn thời gian. Truy cặp vào trang meetup.com hoặc eventbrite để tìm ra hội thảo mà bạn cảm thấy phù hợp và tham gia với một tâm thế mở. Đi và giao tiếp với nhiều người bạn mới, và rồi bạn sẽ được ra về với những ý tưởng mới lạ về công việc và các dự án mạo hiểm của mình. Rất nhiều những hoạt động thiện nguyện mà tôi đang làm đều xuất phát từ những hoạt động thiện nguyện mà tôi đã từng tham gia trong suốt thời gian mà tôi gọi là nghỉ hưu ngắn hạn của mình.

Bài học thứ 3: Tiết kiệm một cách tự do.

Bằng việc xem lại cách chi tiêu của mình khi còn niên thiếu, tôi đã nhận ra được một cách mới để giảm bớt kinh phí của mình mỗi năm. Giống như việc danh răng mỗi ngày là một thói quen, thì tiết kiệm cũng vậy. Tôi thường tự hỏi rằng liệu tiết kiệm có làm tăng thêm giá trị cho bản thân mình trong cuộc sống? Tôi luôn luôn xác định khoản chi tiêu mà mình sẽ cắt giảm dựa trên khoản tiền mà tôi đang có và không phải dựa trên khản tiền mà bạn tôi có. Chẳng hạn như việc bạn tôi khăng khăng có một chiếc xe mới thật đẹp không có nghĩa là tôi cũng phải có một chiếc xe như vậy. Hay như việc bọn họ đi mua thêm một món đồ gì đó cho mình không có nghĩa là tôi cũng phải làm y như vậy. Tôi có quyền tự do để quyết định rằng điều gì thì quan trọng với mình.

May mắn rằng, trong suốt khoảng thời gian nghỉ việc của mình, tôi có khá nhiều thời gian để đọc và nghe các đài phát thanh. Vào năm 2016, tôi trở nên gắn bó hơn với các bài viết và phát thanh của kênh The Minimalist. Họ giúp tôi tự đặt ra câu hỏi là liệu cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn như thế nào nếu tôi cắt giảm. Cắt giảm chi tiêu không có nghĩa là hy sinh – nó có nghĩa là hướng nguồn tài nguyên đến những thứ khác có ý nghĩa hơn như là những trải nghiệm cùng với gia đình và bạn bè.

Trở lại với công việc toàn thời gian của mình và hành trình tôi đến với F.I.R.E

Sau khi quyển sách của tôi cuối cùng cũng xuất bản và sử dụng cho các khóa online về đầu tư, quản lý tốt tài chính, và trao quyền cho người tiêu dùng, tôi sẵn sàng quay trở lại với công việc của mình.

Với 2 năm chia nhỏ thu nhập của mình, mà phần lớn thời gian tôi dùng để phát triển kỹ năng tiết kiệm và tìm kiếm thu nhập bằng những nghề “tay trái”, tôi đã tự hỏi rằng liệu mình còn có thể tiếp tục công việc toàn thời gian của mình với mức lương như trước. May mắn thay, tôi là người hâm mộ của ông Money Mustache và bài viết của ông ta về Bài toán đơn giản của những người về hưu sớm. Tất cả tiền tiết kiệm và đầu tư của tôi được tôi dùng toàn bộ để mua lấy sự tự do khi nghỉ việc và theo đuổi dự án cá nhân yêu thích của mình. Khi khoảng thời gian nghỉ việc ngắn hạn kết thúc và dư vị của sự tự do vẫn còn vương vấn xung quanh mình, tôi biết đã đến lúc để tôi hướng toàn bộ sự tập trung của mình vào việc độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm.

Tôi tận hưởng công việc của mình trong bộ phận thông tin nội bộ, nhưng không có nghĩa là tôi không thể theo đuổi mục tiêu nghỉ hưu sớm. Kết hợp việc tiết kiệm của tôi với mức lương mới hiện tại có nghĩa tôi hoàn toàn có khả năng về hưu trong vòng 15 năm nữa, khi tôi chỉ mới ở ngưỡng tuổi 40. Nghỉ hưu sớm không có nghĩa là bạn nhất thiết từ bỏ công việc hay tìm kiếm nguồn thu nhập của mình. Nó chỉ đơn giản là làm việc ít hơn để dành nhiều thời gian hơn cho các công việc tình nguyện, ý thức được rằng tôi đang chi trả cho chính cuộc sống của tôi – dù tôi có làm việc hay không.

Về tác giả: Maureen viết về tài chính cá nhân cho millennial. Vào đầu năm 2017, cô ấy xuất bản cuốn sách “Your Money, Your 20s”. Kể từ đó, cô ấy đã và đang viết cho rất nhiều những khóa học online về việc quản lý chi tiêu và đầu tư. Cô ấy là một fan lớn của các quỹ đầu tư theo chỉ số và bắt đầu đầu tư ở thị trường chứng khoán vào năm 22 tuổi. Bắt đầu từ đó, cô ấy đầu tư cho vay ngang hàng, làm mới năng lượng, và crowdcube businesses. Bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về Maureen tại trang The Life-Life Balance.

Người dịch: Lan Phương

Nguồn: thefinancialdiet.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,093 lượt xem