Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

TOEFL Và IELTS – Nên Chọn Cái Nào?

Walton Burns bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh nâng cao tại các trường Đại học từ năm 2007. Trước đó, ông làm việc tại Trung tâm chương trình quốc tế (The Center for International Programs), tổ chức này điều hành quỹ học bổng tài trợ chính phủ Bolashak (The government-funded Bolashak Scholarship). Ông đã giúp đỡ thành công hơn 100 sinh viên có cơ hội được sống và học tập trong các trường Đại học hàng đầu tại Mỹ như Harvard, New York, Columbia, Indiana, Texas A & M… Ông có 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trong môi trường sư phạm quốc tế, bao gồm 2 năm làm việc tại Kaplan, Inc. với công việc là một giáo sư giảng dạy tiếng Anh nâng cao và cũng đồng thời là tác giả của những đầu sách học tiếng Anh nâng cao của nhiều trường Đại học tại Mỹ.

TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào?

Bởi vì các trường Đại học muốn chắc chắn rằng bạn có kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh cần thiết để học tập và nghiên cứu tại trường của họ, nên gần như tất cả các tổ chức giáo dục Đại học đều yêu cầu sinh viên phải có một chứng chỉ tiếng Anh. Và TOEFL, IELTS là hai bài kiểm tra để đánh giá trình độ tiếng Anh được tiêu chuẩn hoá và sử dụng thông dụng nhất. Một trong những câu hỏi thường xuyên mà tôi (Walton Burns) thường được nghe đó là: “Giữa hai dạng thức TOEFL và IELTS, tôi nên chọn cái nào?” Theo ý kiến của tôi, câu trả lời còn phụ thuộc vào dạng thức nào mà bạn sẽ làm tốt hơn so với cái còn lại, cũng như là kế hoạch mà bạn dự định sử dụng chứng chỉ đó trong tương lai. Bài viết này sẽ là đưa ra hướng giải quyết cho bạn để chọn ra dạng thức kiểm tra phù hợp với bạn nhất.

Cấu trúc dạng thức TOEFL

Bắt đầu từ đầu năm 2008, dạng thức kiểm tra của TOEFL hầu như chỉ được đưa ra dưới dạng iBT (Internet Based Testing). Dạng thức này bao gồm 4 phần:

Reading

  • Phần Reading yêu cầu bạn đọc từ 4 tới 6 đoạn văn học thuật với trình độ Đại học và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về những thông tin đưa ra trong đoạn văn. Câu hỏi sẽ kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản của bạn, nắm bắt ý tưởng chính, các chi tiết quan trọng, từ vựng, suy luận, các biện pháp tu từ và văn phong của đoạn văn

Listening

  • Phần Listening bao gồm từ 2-3 cuộc hội thoại và 4-6 bài giảng học thuật của giảng viên. Các tình huống đưa ra trong bài nghe sẽ liên quan đến cuộc sống tại các trường Đại học, ví dụ như một cuộc hội thoại giữa một sinh viên và người quản lý thư viện về việc tìm tài liệu nghiên cứu hoặc một bài giảng trong lớp học lịch sử. Các câu hỏi sẽ được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm và sẽ hỏi về các chi tiết quan trọng, suy luận, giọng điệu và từ vựng. Các cuộc hội thoại và bài giảng rất tự nhiên và bao gồm tiếng Anh không trịnh trọng trong đời sống, có thể bị gián đoạn bởi tiếng ồn như “uh” hoặc “uhm”

Speaking

  • Phần Speaking của bạn sẽ được ghi âm lại. Bạn sẽ nói vào micro và giám khảo sẽ lắng nghe câu trả lời của bạn vào một ngày sau đó và chấm điểm khả năng Speaking của bạn. Hai câu hỏi đầu sẽ hỏi về những chủ đề quen thuộc trong đời sống và sau đó yêu cầu bạn cho ý kiến của bạn và/ hoặc mô tả một cái gì đó quen thuộc với bạn, ví dụ như quê của bạn hoặc giáo viên yêu thích của bạn. Hai câu hỏi sau sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ một văn bản và một cuộc trò chuyện, và có thể hỏi ý kiến đánh giá của bạn về vấn đề đưa ra. Hai câu hỏi cuối sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ cuộc hội thoại ngắn. Một lần nữa, các chủ đề của các cuộc hội thoại luôn luôn liên quan đến chủ đề trường Đại học

Writing

  • Cuối cùng, trong phần Writing sẽ có 2 bài tiểu luận ngắn. Một bài sẽ yêu cầu bạn viết ý kiến cá nhân của bạn về một chủ đề rộng, ví dụ như “Đối với bạn, sống ở vùng quê với thành thị thì vùng nào là tốt hơn?” Bài luận còn lại sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ đoạn văn và bài giảng (Thông thường thì ý kiến đoạn văn và bài giảng sẽ không đồng ý với nhau) và do đó bạn sẽ phải cần so sánh và đưa ra sự tương phản, hoặc tổng hợp lại những thông tin mâu thuẫn với nhau

Cấu trúc dạng thức IELTS

Bài thi IELTS bao gồm 4 phần cơ bản: Reading, Listening, Speaking và Writing giống như bài thi TOEFL. Tuy nhiên, cấu trúc riêng của mỗi phần lại rất khác nhau.

Reading

  • Phần Reading của dạng thức IELTS sẽ đưa ra cho bạn 3 đoạn văn, những đoạn văn này có thể được lấy từ sách giáo khoa Đại học hoặc tạp chí hoặc báo chuyên ngành – tuy nhiên nội dung trong tất cả những đoạn văn đó đều nằm ở trình độ nghiên cứu của sinh viên Đại học. Một đoạn sẽ là đoạn văn nêu ý kiến, ví dụ như một đoạn văn tranh cãi cho một ý kiến, cách nhìn nhận cá nhân của người viết. Các loại câu hỏi đưa ra trong bài Reading khá là đa dạng, và không phải mỗi đoạn văn sẽ có hết những dạng câu hỏi đó. Có loại câu hỏi sẽ yêu cầu bạn phải sắp xếp và đính kèm câu trả lời thể hiện ý chính của đoạn văn đó. Bạn cũng có thể bị yêu cầu hoàn thành đoạn văn tóm tắt lại bài đọc bằng cách sử dụng những từ đã cho sẵn. Hoặc bạn cũng có thể gặp dạng câu hỏi yêu cầu bạn phải hoàn thành một tấm bảng hoặc sơ đồ tóm tắt ý chính của bài bằng những từ cho sẵn. Còn về dạng câu hỏi trắc nghiệm trong dạng thức IELTS sẽ chủ yếu hỏi về những chi tiết trong đoạn văn. Một trong những dạng câu hỏi khó nhất của phần thi Reading của IELTS đó là đề bài đưa ra một thông tin, nhận định rồi yêu cầu thí sinh phải xác định câu trả lời là “True”, “False” hoặc “Not included in the text”. Cuối cùng, có một vài câu hỏi bắt buộc thí sinh phải trả lời bằng những câu trả lời ngắn (Thông thường không vượt quá 3 từ hoặc/ và chữ), những câu trả lời có thể tìm được trong đoạn văn
  • Có một vài câu hỏi được đưa ra trước đoạn văn và bạn không cần phải đọc cẩn thận để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Một số khác lại xuất hiện sau đoạn văn và điều này có thể đoán trước rằng bạn phải đọc và suy luận một cách thận trọng để tìm ra câu trả lời đúng

Listening

  • Trong phần nghe của IELTS sẽ có 4 bài nhỏ. Bài đầu tiên là “transactional conversation” (Đối thoại giao dịch), trong bài nghe này sẽ có một người đang nộp đơn/ đăng ký cho một việc nào đó (Ví dụ như đăng ký bằng lái xe, thẻ thư viện) hoặc hỏi yêu cầu thông tin nào đó (Ví dụ họ gọi điện thoại để biết thêm thông tin chi tiết về một chiến dịch quảng cáo hay là địa điểm khách sạn). Bài thứ hai là một bài giảng hoặc giới thiệu về một vật hoặc sự kiện nào đó ví dụ như hiệu trưởng nhà trường giải thích nội qui học tập và sinh hoạt tại trường Đại học. Bài thứ ba là một cuộc hội thoại có nội dung mang tính chất học thuật, và bài cuối cùng là một bài giảng của giáo sư Đại học về một môn học, chuyên ngành đang được giảng dạy trong lớp học. Đối với cả 4 bài nghe này, thí sinh sẽ được yêu cầu điền thông tin vào trong chỗ trống, điền nội dung thích hơp vào bảng biểu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đánh nhãn cho biểu đồ hoặc hình ảnh, hoặc phân loại thông tin vào những mục khác nhau để hoàn thành nội dung tóm tắt bài nói. Để trả lời hết tất cả những câu hỏi này, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi ngay khi bạn đang nghe bài nói

Writing

  • Có 2 bài viết trong phần thi Writing của IELTS. Bài viết đầu tiên yêu cầu bạn phải tóm tắt lại nội dung của biểu đồ hoặc bảng biểu trong giới hạn 300 từ. Bạn sẽ phải đưa ra những thông tin quan trọng mà biểu đồ thể hiện, sau đó bạn sẽ phải so sánh và đánh giá sự khác nhau giữa các con số hoặc tiến trình mà biểu đồ diễn tả. Trong bài viết thứ hai, bạn sẽ đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân về một câu phát biểu về một chủ để mở như: “Phụ nữ chỉ nên ở nhà chăm sóc cho con cái mà không nên đi làm” hoặc “Ngày nay, có ngày càng nhiều người muốn chuyển lên sống trong thành phố, điều này đã gây ra nhiều điều bất lợi cho vùng nông thôn”

Speaking

  • Cuối cùng, trong phần thi Speaking sẽ được diễn ra trong một ngày khác so với 3 kỹ năng trên, và khi thí sinh thi phần thi này, họ sẽ phải nói chuyện với người phỏng vấn. Có nhiều câu hỏi thì giống nhau giữa các thí sinh, tuy nhiên có một vài phần có vẻ giống với một cuộc hội thoại đơn thuần hơn là phần thi nói độc thoại của thí sinh. Phần đầu của bài thi Speaking sẽ là phần giới thiệu sơ lược bản thân của thí sinh, và tiếp sau đó sẽ là vài câu hỏi ngắn về những chủ đề có liên quan tới thông tin giới thiệu cá nhân của thí sinh. Người phỏng vấn có thể hỏi về những thông tin sau như tên bạn là gì, công việc của bạn, môn thể thao mà bạn yêu thích, chu trình làm việc hằng ngày ra sao… Trong phần thứ hai, bạn sẽ được nhận một thẻ thông tin với chủ đề nói và một vài câu hỏi gợi ý trên nó. Bạn sẽ phải nói về những chủ để đã được đưa ra trên thẻ thông tin trong vòng tối đa 2 phút, những chủ đề thường được đưa trong thẻ thông tin đó là kể về chu trình làm việc thường ngày của bạn, lần cuối bạn đến rạp chiếu phim là khi nào, đất nước nào là điểm đến yêu thích nhất của bạn khi đi du lịch… Trong phần cuối, người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn giải thích rõ hơn về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài nói trong phần hai, ví dụ như: “Tại sao bạn lại thích bộ phim đó?” “Du lịch ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bạn như thế nào?” “Tại sao mọi người lại thích thực hiện những thói quen hằng ngày của họ?”

Vậy bạn nên chọn cái nào tốt nhất cho bạn?

Vậy là bạn đã hiểu được cấu trúc từng phần của mỗi dạng thức thi, nhưng có thể bạn sẽ thắc mắc cái nào là phù hợp nhất cho mình. Có thể khi nghiên cứu cấu trúc của phần Reading trong từng dạng thức, bạn có thể nghĩ: “Wow TOEFL có vẻ dễ nhỉ”, hoặc “Ồ thi IELTS có vẻ thú vị đây”. Những suy nghĩ đó có thể là một tín hiệu tốt cho việc nhìn nhận sẽ có một dạng thức sẽ dễ hơn đối với bạn. Một cách chi tiết hơn, có một vài lưu ý nhỏ để so sánh sự khác nhau giữa hai dạng thức thi

Học tiếng Anh: Phong cách Anh so với phong cách Mỹ

  • Bây giờ phần lớn các trường Đại học tại Anh và Mỹ đều chấp nhận hai dạng thức thi này, và tiếng Anh – Anh và tiếng Anh – Mỹ cũng không có những điểm khác biệt lớn nào trong hai dạng thức thi, tuy nhiên vấn đề cần lưu ý đó là trong dạng thức IELTS có xu hướng chủ yếu sử dụng tiếng Anh – Anh và trong khi đó dạng thức TOEFL lại chỉ sử dụng duy nhất tiếng Anh – Mỹ. Trong bài thi IELTS, sự khác biệt này sẽ gây ra sự ảnh hưởng lớn đối với thí sinh bởi vì cách phát âm của người nói, và đây là một khía cạnh mà người Anh và người Mỹ thường không bao giờ có cùng một quan điểm. Hiển nhiên rằng, nếu bạn gặp khó khăn với cách phát âm giọng Anh (Và trong bài kiểm tra của IELTS có rất nhiều giọng phát âm của người đọc đến từ các nước như Úc, New Zealand, Iris hoặc Scittish). Một mặt khác, cách phát âm giọng Mỹ cũng có thể làm cho bạn bị khủng hoảng. Mỗi dạng thức đều có sự khác biệt riêng và bạn sẽ không muốn tốn thời gian trong phần thi Speaking mà đòi hỏi bạn phải phân biệt: “What is a flat or a lorry?” Cho nên việc bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh giọng Anh hay giọng Mỹ sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng nên học và thi dạng thức nào. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng tiếng Anh giọng Mỹ, thì dạng thức TOEFL sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho bạn, nhưng nếu bạn lại thích sử dụng tiếng Anh giọng Anh, thì bạn sẽ học và sử dụng chúng tốt hơn khi lựa chọn dạng thức IELTS

 

Câu hỏi trắc nghiệm so với điền vào chỗ trống

  • Trong phần thi Reading và Listening, dạng thức TOEFL yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi trắc nghiệm, trong khi đó dạng thức IELTS thường chỉ yêu cầu bạn lấy những từ có sẵn trong bài đọc hoặc bài nghe để điền vào chỗ trống. Đối với câu hỏi trắc nghiệm, loại câu hỏi này có xu hướng yêu cầu thí sinh một chút khả năng suy luận và tư duy trừu tượng, còn đối với IELTS lại ủng hộ những thí sinh có khả năng nhớ tốt và chú ý tới những chi tiết nhỏ trong đoạn văn hoặc bài nghe. Một mặt tốt khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm đó là thí sinh có thể dễ dàng chọn ra câu trả lời đúng bằng cách sử dụng phương pháp loại trừ, trong khi đó mặt thuận lợi khi điền vào chỗ trống đó là câu trả lời đã có sẵn trong đoạn văn, do đó bạn chỉ cần tìm và điền nó vào câu trả lời. Vì vậy, người chú trọng chi tiết sẽ có xu hướng làm bài tốt hơn khi làm bài IELTS và người suy nghĩ trừu tượng sẽ làm nổi bật khả năng của mình khi làm bài TOEFL

Dạng câu hỏi: Dễ đoán trước so với Thay đổi không ngừng

  • Tất nhiên thì ta có thể thấy dạng câu hỏi của dạng thức TOEFL thì dễ đoán nếu so với dạng thức IELTS. Bài thi IELTS đưa ra rất nhiều dạng câu hỏi cho thí sinh trả lời, và hướng dẫn để trả lời lại khác đi mỗi khi câu hỏi được đưa ra. Điều này gây ra khó khăn cho thí sinh trong quá trình học tập và chuẩn bị kiến thức của mình. Đối với TOEFL, một mặt khác, lại đưa ra những câu hỏi có cấu trúc giống nhau với những đáp án phải lựa chọn như A, B, C, D hoặc E. Trong khi đó, bài thi IELTS chắc chắn luôn khiến cho bạn phải ở trong tình trạng cảnh giác cao độ để sẵn sàng đối phó với bất kỳ mọi dạng câu hỏi mà đề bài đưa ra

Speaking: Với người so với Với máy tính

  • Một sự khác biệt lớn nữa là cách thức phần thi Speaking diễn ra. Đối với vài người, họ cảm thấy thật là dễ chịu để chỉ phải ghi âm câu trả lời của họ vào máy tính, bởi vì điều này tạo cảm giác rằng không ai quan sát bạn trong khi bạn ghi âm lại câu trả lời của bạn. Bạn sẽ chỉ phải tập trung làm bài hết sức của mình và quên đi mọi lo lắng cho đến khi ngày bạn nhận thông báo điểm của bạn. Trong khi đó, phần thi Speaking của IELTS được diễn ra dưới sự phỏng vấn của người bản xứ, bạn có thể cảm thấy hồi hộp hay là cảm giác khó chịu khi bị đánh giá. Và khi người phỏng vấn ghi chú vài điều trong giấy của họ, bạn có thể nghĩ: “Ôi trời, không biết ông ta viết điều gì về mình, tốt hay xấu đây?” Xét về một mặt khác, bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái khi đang trong một cuộc đối thoại, bạn nói chuyện với một người mà có thể giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi được đưa ra, hoặc chỉ đơn giản để có một gương mặt để bạn nhìn vào thay vì chỉ là màn hình máy tính. Nhận được sự phản hồi từ người nói tiếng Anh bản xứ cũng có thể là một điều hữu ích, để mà qua đó thí sinh sữa những lỗi sai, và cải thiện mình qua bài kiểm tra. Vì vậy, điều này còn phụ thuộc vào bạn cảm thấy thoải mái, tự tin đối với dạng thức nào. Nếu bạn thích nói chuyện với con người, thì IELTS sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn. Nếu bạn chỉ muốn ở riêng một mình và không muốn bị đánh giá khi đang làm bài thi, thì TOEFL sẽ sự lựa chọn phù hợp cho bạn

Tổng thể so với Chi tiết

  • Cuối cùng, trong phần thi Speaking và Writing của dạng thức TOEFL được chấm điểm một cách tổng quát. Người chấm sẽ chấm điểm dựa vào chất lượng tổng thể của bài luận, bao gồm từ vựng, lập luận chặt chẽ, văn phong và ngữ pháp. Đối với IELTS thì ngược lại, điểm được xác định dựa vào những tiêu chuẩn riêng, và bài luận của bạn được đánh giá dựa vào ngữ pháp, cách lựa chọn từ, sự trôi chảy, lập luận, mạch lạc và nhiều những yếu tố khác. Nói cách khác, nếu bạn viết tốt nhưng mà có khá nhiều lỗi ngữ pháp nhỏ trong bài luận của bạn, điểm TOEFL của bạn vẫn sẽ khá cao bởi vì người chấm sẽ bỏ qua những lỗi ngữ pháp đó nếu tổng thể bài luận của bạn là hợp lý, lập luận chặt chẽ và đầy đủ thông tin chi tiết. Còn đối với người chấm thi của IELTS thì sẽ không có chuyện đó. Hay nói cách khác, nếu ngữ pháp và từ vựng của bạn là tốt nhưng bạn không biết cách để diễn tả, trình bày ý kiến của mình, thì kết cuộc bạn có thể nhận số điểm thấp trong bài thi TOEFL nhưng trong bài thi IELTS sẽ cho bạn số điểm cao cho cách sử dụng từ. Nên nghe thì có vẻ bài thi IELTS khó hơn khi mà nó chấm điểm bạn trên mọi khía cạnh, dù vậy bạn vẫn có thể đạt điểm cao nếu bạn giỏi trong một số lĩnh vực. Bài thi TOEFL nhấn mạnh vào khả năng tổng hợp thông tin hợp lý và những lý lẽ, tranh luận một cách chi tiết (Hoặc chỉ là sự tóm tắt lại) và đánh giá vào mức độ mạch lạc của bài viết, cách lựa chọn từ và văn phong. Nếu bạn cảm thấy không tự tin khi viết một bài luận, nhưng bạn nghĩ rằng bạn có trình độ ngữ pháp xuất sắc và từ vựng và khả năng tổng quát chung để trở thành người viết văn khá, thì bài thi IELTS có lẽ sẽ là sự lựa chọn của bạn.

Theo Scholarshipplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,032 lượt xem