Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tư Duy Phản Biện Và Đọc – Phản Biện Trong Tiếng Anh

Với việc đọc nói riêng và đọc bài Reading trong bài thi IELTS nói riêng, tư duy phản biện và tư duy đọc-phản biện là những kỹ năng sẽ hữu ích với bạn khi luyện tập. Nhất là nhờ những kỹ năng này, bạn có thể rút ngắn thời gian luyện tập và đạt band điểm cao hơn. Không chỉ vậy, bạn sẽ trở thành người đọc thông minh biết cách xử lý thông tin từ việc đọc và phản biện như thế này.

“Critical Reading” và “Critical Thinking”

Ta có thể hiểu về hai kỹ năng này như sau:

  • Critical Reading tập trung vào việc tìm kiếm, đọc và hiểu các thông tin, ý kiến được đưa ra trong văn bản;
  • Critical Thinking là quá trình chọn lọc những kiến thức mới tìm được, cân nhắc xem nên tiếp nhận hay loại bỏ, phản bác thông tin nào.

Về cơ bản, Critical Reading là cách đọc chủ động và cẩn thận. Ta phải phân tích và suy nghĩ kỹ càng để có thể hiểu sâu và toàn vẹn những vấn đề được đặt ra trong văn bản. Trong khi đó, Critical Thinking sẽ yêu cầu ta phải so sánh, đối chiếu thông tin vừa thu được với những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của ta.

Hãy thử xem xét câu văn này của học sinh nhé để hiểu kỹ hơn về 2 khái niệm này nhé:

Parents are buying expensive cars for their kids to destroy them.

(Tạm dịch: Các bậc phụ huynh đang mua những chiếc xe hơi đắt tiền cho con cái họ để huỷ hoại chúng)

Trong trường hợp này, tác dụng của Critical Reading là để tìm xem từ “them” (họ) đang chỉ đối tượng nào. Liệu đó là để chỉ “parents” (bậc phụ huynh), “kids” (con cái), hay là “cars” (những chiếc xe hơi)? Còn Critical Thinking sẽ giúp ta quyết định xem nghĩa ta đã chọn cho từ “them” là chính xác hay không, và liệu ta có nên ủng hộ hành động nêu ra trong câu ví dụ.

Và như vậy, ta có thể thấy Critical Reading sẽ được áp dụng trước Critical Thinking. Chỉ khi ta đã thực sự hiểu một văn bản (Critical Reading), ta mới có thể đánh giá các thông tin trong văn bản đó một cách toàn diện và chính xác (Critical Thinking).

 

Kết hợp hai kỹ năng

Tuy vậy, trên thực tế thì cả hai kỹ năng này sẽ được áp dụng cùng lúc để bổ trợ cho nhau.

Critical Thinking đảm bảo rằng ta hiểu đúng văn bản đang đọc. Nếu trong quá trình đọc, ta cảm thấy ý kiến được đưa ra rất vô nghĩa hoặc không có cơ sở (Critical Thinking), ta sẽ chậm lại, xem xét văn bản đó kỹ càng hơn để kiểm tra xem mình có hiểu đúng ý của tác giả hay không (Critical Reading).

Ngược lại, Critical Thinking cũng sẽ phụ thuộc vào Critical Reading. Như đã nói ở trên, chỉ khi ta hiểu một thông tin nào đó (Critical Reading), ta mới có thể phản biện và đánh giá nó (Critical Thinking). Chúng ta có thể chấp nhận hay từ chối tiếp nhận một ý kiến được đưa ra, nhưng ta phải đưa ra lý do cho lựa chọn đó. Đây là trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, và với người khác. Có như vậy ta mới hiểu và tôn trọng những quan điểm khác được. Để tìm ra và hiểu được những ý kiến khác, ta phải đọc một cách phản biện.

Lợi ích của việc phân biệt

Nếu Critical Thinking và Critical Reading có quan hệ rất mật thiết với nhau như vậy, tại sao ta lại phải phân biệt hai kỹ năng này?

Lý do rất đơn giản: nó nhắc ta nhớ phải đọc và hiểu văn bản dựa trên những thông tin được trình bày, thay vì áp đặt định kiến, quan điểm của bản thân lên ý kiến của người khác. Mặc dù ta vẫn phải đánh giá và tạo lập nên ý kiến riêng trong quá trình đọc, chúng ta không được bóp méo văn bản. Chúng ta không thể cho phép bản thân mình xuyên tạc văn bản theo mong muốn, quan điểm của mình – nếu không, ta sẽ chả bao giờ học được điều gì cả!

Đọc phản biện: Văn bản có thực hiện được chức năng của mình?

Chúng ta có thể coi tác phẩm như một kết quả công việc. Dù chủ đề bài viết có là gì đi chăng nữa, tác giả vẫn phải đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Một vấn đề cụ thể đã được nêu ra;
  • Các khái niệm, thuật ngữ được giải thích rõ ràng;
  • Các dẫn chứng, ví dụ phải được đưa ra;
  • Các kiến thức thông thường phải được giải thích rõ ràng;
  • Các ngoại lệ phải được nêu ra và giải thích;
  • Các nguyên nhân đưa ra phải có trước và có khả năng dẫn đến kết quả;
  • Kết luận phải được đưa ra để đảm bảo tính liền mạch và logic giữa các lý luận, tranh biện và những dẫn chứng được sử dụng.

Là những người biết đọc và viết với góc nhìn phản biện, chúng ta phải chắc chắn tuân thủ những yêu cầu một cách đầy đủ, toàn diện, và liên kết với nhau. Một văn bản phải liền mạch thì ta mới có thể đánh giá chính xác về nó, và ý kiến của tác giả được.

Tư duy phản biện: Đánh giá dẫn chứng

Nếu mục đích của bạn là tìm kiếm thông tin hoặc hiểu góc nhìn của người khác, bạn chỉ cần đọc để hiểu nội dung của văn bản thôi. Tuy nhiên, chúng ta thường đọc vì những mục đích khác nữa. Có thể, bạn cần giải quyết một vấn đề, xây dựng đường sá, viết một văn bản luật, hay lập một chiến dịch quảng bá. Khi đó, ta cần phải vận dụng những gì mình đã đọc, cùng với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để rồi chọn lựa xem thông tin nào là cần thiết và hữu dụng trong trường hợp của mình.

Là người đọc, chúng ta chỉ được chấp nhận những sự thật thực sự chính xác. Để đánh giá một kết luận, chúng ta phải xem xét cẩn thận những dẫn chứng đưa đến kết luận đó. Chúng ta không muốn tiếp nhận đại một thông tin nào đó – chúng ta cần thông tin chính xác. Và làm sao để biết độ xác thực của một ý kiến, một quan điểm trong văn bản? Ta phải đem nó ra khỏi trang sách và đối chiếu với kiến thức đời sống và chuẩn mực của xã hội.

Theo ieltsplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

5,420 lượt xem