Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Từ Vựng IELTS – Bao Nhiêu Là Đủ & Học Như Thế Nào

Đa số các bạn đang ôn thi IELTS, từ 'beginner' tới 'intermediate', đều khá hoang mang về mảng từ vựng. Chúng ta thường nghĩ rằng "không biết đủ từ vựng" là nguyên nhân mình không nghe được câu trả lời trong Listening, làm bài đọc chậm chạp trong Reading, hoặc "bế tắc hoàn toàn" trong Writing và Speaking.

Thực ra, suy nghĩ này chỉ đúng một phần nhưng chưa đủ.

Có rất nhều câu hỏi mình nhận được của các bạn xoay quan vấn đề từ vựng, đa phần các bạn đều đang thắc mắc về việc "em cần học hết mấy nghìn từ vựng?" "Học bao nhiêu từ mới đủ để đạt IELTS 5.5; 6.5 hay 7.0+ ...

Thầy không phủ nhận rằng một vốn từ vựng đa dạng (nhiều chủ đề) và linh hoạt (nhiều từ đồng, trái nghĩa) sẽ thay đổi hoàn toàn điểm số của các bạn. Tuy nhiên, để xây dựng được vốn từ vựng này một cách hiệu quả (nhớ lâu, sử dụng tốt), các bạn cần có tài liệu và phương pháp học từ khoa học. Sau đây là một số chia sẻ cá nhân mà thầy đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy cũng như học tập để chia sẻ với các em trong việc học từ vựng IELTS. Hi vọng nó sẽ giúp các em học tốt hơn! 

1. TÀI LIỆU HỌC TỪ VỰNG IELTS:

- Beginner (Chưa bao giờ học hoặc mất gốc): khẳng định luôn là chưa cần phải bận tâm đến từ vựng. Bạn cần phải học ngữ pháp thật chắc trước để có thể sử dụng được từ vựng, đặc biệt là các từ khó, có trường nghĩa rất cụ thể. Về cách học ngữ pháp, các bạn tham khảo Tại đây

- Pre-Intermediate (Biết ngữ pháp và từ vựng cơ bản): Bạn nên bắt đầu học dần từ vựng học thuật và từ vựng của các chủ đề khác nhau. Bạn có thể học "chay" các từ vựng này trong list 570 từ vựng học thuật (Link), hoặc sử dụng một quyển sách học từ để làm thêm bài tập. Về sách, 2 quyển dưới đây là quá đủ:

+ CAMBRIDGE Vocabulary for IETLS - quyển này rất cơ bản, tập trung vào các chủ đề xẫ hội khác nhau. Tôi dùng quyển này năm lớp 7 khi đi học thêm, mặc dù không học IELTS nhưng cô giáo vẫn phát cho về luyện: Link

+ Check your Vocabulary for IELTS - quyển này tập trung vào bài thi nhiều hơn, cụ thể là Writing: Link

- Intermediate (Ôn IELTS cũng một thời gian rồi nhưng chưa có kết quả cao): Ở trình độ này, nếu các bạn lướt qua 2 quyển sách ở trên thì cũng không có gì nhiều để học. Bạn đã có một vốn từ tốt, nhưng bạn chưa biết tận dụng nó tối đa. Cụ thể là, bạn cần học collocations.

Bạn có nhớ nhà xuất bản Cambridge có một sách "In Use" cho tất cả các chủ đề trong tiếng Anh không? "Grammar in Use", "Vocabulary in Use", "Phrasal Verb in Use" và thậm chí là "Idioms in Use" nữa. Tất nhiên, họ cũng có một cuốn "Collocations in Use"

 Tôi chỉ cho các bạn link của cuốn Intermediate, vì trình độ này là quá đủ để bạn đạt band 8.0+ trong IELTS. Theo kinh nghiệm của bản thân, những cuốn sách "in Use" ở trình độ "Advanced" là quá khó, nên nếu chỉ cần học "Elementary" hoặc "Intermediate" là được rồi!

2. CÁCH HỌC TỪ VỰNG IELTS HIỆU QUẢ:  

Trải ngược với hàng loạt các bài giật tít trên mạng về "bí kíp" hay "thủ thuật", thật ra trong việc học từ chả có "bí kíp" hay "thủ thuật" gì cả. Bạn sẽ học, và bạn sẽ quên, và bạn sẽ học lại. Học từ vựng là một quá trình bền bỉ, chứ không phải một sự chuyển mình tức thì.

Tuy nhiên, trong cái chăm chỉ cũng cần có cái "hệ thống". Nếu bạn hiểu cách một từ được ghi nhớ trong não bộ thế nào, bạn sẽ hiểu từ hơn và học sẽ "vào" hơn rất nhiều.

Có một số quy tắc học từ vựng nói chung tôi đúc kết lại như sau:

1) Nhìn một từ nhiều lần

Tại sao có những từ trong tiếng Anh mà ai cũng biết, kể cả những người không học tiếng Anh? Lý do là các từ này xuất hiện trên báo chí, TV, Internet, ... rất nhiều; người ta nhìn nhiều là sẽ nhớ.

Áp dụng nguyên lý này vào việc học từ vựng IELTS: bạn phải đọc nhiều. Một từ trước đây tôi hay quên là từ "prevalent". Chép xuống vở n lần rồi nhưng vẫn quên. Tuy nhiên, sau khi có thói quen đọc New York Times hàng ngày, nhìn thấy quá nhiều các cụm như "...Traffic congestion is increasingly prevalent in major urban areas today..." hoặc "... ADHD highly prevalent among children with vision problems...", tôi không bao giờ quên được prevalent = common nữa.

2) Nghiên cứu kĩ về từ

Đừng chỉ chép một từ xuống và định nghĩa nó. Bạn phải nghiên cứu đủ các khía cạnh của từ: dạnh từ, cách phát âm, các từ họ hàng, và quan trọng nhất là cách dùng. Có như vậy thì bạn mới "học 1 biết 10", tối đa hiệu quả thời gian ôn tập được.

Đối với những bạn chưa chắc ngữ pháp, tôi không khuyến khích "tự đặt ví dụ" cho từ vừa học. Khả năng cao là bạn sẽ đặt những câu (1) ngắn và (2) sai ngữ pháp, nên kết quả là không học được gì mà còn chỉ sai thêm. Thay vào đó, hãy copy các ví dụ trên từ điển (Cambridge, Oxford hoặc Longman) về và nghiên cứu thật kĩ để hiểu được cách dùng.

3) Đều đặn và thường xuyên

Dù não bộ bạn có siêu phàm đến đâu thì cũng không tránh khỏi thỉnh thoảng bị quên. Đừng hoang mang, hãy nhớ đến quy tắc số 1: nhìn nhiều là nhớ. Hãy học một lượng từ vựng nhỏ mỗi ngày, và nhớ phải ôn lại 2-3 ngày trước học gì. Chỉ cần bạn bền bỉ theo thói quen này, chắc chắn bạn sẽ thành công. 

NGuofofn: http://ielts-fighter.com/ 

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,241 lượt xem