Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Visa Du Học Mỹ: 12 Điều Cần Làm Trước Khi Nộp Hồ Sơ Phỏng Vấn

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ: Tìm hiểu 12 việc cần làm trước khi nộp hồ sơ phỏng vấn dưới đây để nâng cao cơ hội thành công khi tham gia phỏng vấn visa du học Mỹ.

Nhiều bạn có ý định du học Mỹ nhưng lại “chùn chân” khi gặp khó khăn trong khâu phỏng vấn visa. Dưới đây là tổng hợp các thông tin, kinh nghiệm của những người đi trước và những điều sinh viên cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

1. Tư tưởng thoải mái: 

Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa, sẽ hỏi mình những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt (hầu hết các viên chức visa Mỹ đều thành thục tiếng Việt) hoăc tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3-5-10 phút). Chắc chắn là họ không “ăn thịt” mình, không theo kiểu “hỏi xoáy đáp xoay”…và cuối cùng là, thua keo này bày keo khác, du học nước khác... Khi xác định được như thế, bạn sẽ thoải mái về tư tưởng để “chiến đấu” một cách tự tin.

2. Đứng đắn chỉnh tề:

Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn sẽ có rất ít thời gian để trao đổi với các viên chức phỏng vấn- là những người thường chỉ có một vài phút để tiến hành quá trình phỏng vấn bạn và đưa ra quyết định.

3. Cung cấp thông tin nhanh chóng và đầy đủ: 

Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.

4. Nắm rõ và trình bày tốt mục tiêu học tập cụ thể của bạn tại Mỹ

 

Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng. Các viên chức phòng thị thực muốn nghe những câu trả lời chân thành và cụ thể. Họ thường phản ứng không thuận lợi với những đương đơn trả lời mơ hồ, trả lời theo kiểu thuộc lòng, hoặc có những nhận xét cường điệu về sự vĩ đại và tuyệt vời của Mỹ.

5. Có định hướng rõ ràng về mục tiêu học tập chuyên môn cụ thể nào đó.

Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao bạn chọn học trường này, ngành này tại Mỹ thay vì học tại Việt Nam. Hãy trình bày rõ học ngành này là học về những gì, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, thay vì học ở Việt Nam, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam…

6. Trình bày kế hoạch học tập tổng thể tại Mỹ và vì sao chọn kế hoach đó.

Có thể bạn sang Mỹ học theo dạng package tiếng Anh+ cao đẳng/ đại học/ sau đại học; cũng có thể bạn sang Mỹ chỉ để học tiếng Anh…

Nếu bạn sang Mỹ để học tiếng Anh rồi học lên một chương trình chuyên môn nào đó, bạn cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của bạn: bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào, kết thúc chương trình học rồi thì thế nào, vì sao lại chọn Mỹ để học chứ không phải Việt Nam, Anh, Canada…dự định về chỗ ở tron khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Lưu ý rằng loại câu trả lời như: “Học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là nước phát triển…” không phải là câu trả lời có giá trị cao, mà bạn cần cho biết các lý do vững chắc là tại sao học ở Mỹ lại tốt hơn.

7. Nếu bạn sẽ trở về nước để hoàn thành việc học tập ở đại học sau khi học tiếng Anh tại Hoa Kỳ, hãy mang theo bằng chứng của tình trạng sinh viên của bạn ở nước bạn: ví dụ: xác nhận đang là sinh viên/ học sinh/ công chức tại Việt Nam, xác nhận được tham gia học tại Mỹ trong một thời gian rồi sau đó trường học/ cơ quan sẽ nhận lại bạn, thư mời từ tổ chức, các nhân các giáo sư…về việc học tại Mỹ là có thời hạn và có điều kiện…

Học sinh, sinh viên trẻ thường không chắc chắn lắm về tương lai của mình, tuy nhiên, nếu bạn tỏ ra thiếu chắc chắn về kế hoạch học tập, ăn ở của bản thân tại Mỹ, thì trong đa số các trường hợp, viên chức thị thực có thể nghĩ rằng bạn muốn đến Mỹ vì lý do khác hơn là để học tập, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thông tin tốt cho mình để trả lời.

8. Học lực của bạn dưới mức trung bình, bạn nên chuẩn bị để giải thích là sẽ làm gì để thành công tại Hoa Kỳ.

Bạn có thể nêu lý do vì sao điểm học tập của bạn tại Việt Nam không cao (bị ốm, người thân qua đời, bị tai nạn, các lý do khác…), hoặc mặc dù điểm của bạn không cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường X nào đó, vì các lý do cụ thể nào đó… hoặc bạn nên có thư của hiệu trưởng hoặc giáo viên nhà trường cũ, hoặc thư từ trường bạn sắp sửa theo học tại Mỹ nhận xét rằng đề xuất về chương trình học tập ở Mỹ cho bạn là hợp lý và giải thích về triển vọng thành công trong học tập của bạn tại Mỹ.

9. Tài chính minh bạch và đầy đủ. 

Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng và đủ mạnh để nuôi bạn du học và nuôi những người còn lại tại Việt Nam, thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/ tháng hoăc năm. Người bảo trợ tài chính cho bạn có thể là cơ quan, tổ chức bạn đang làm việc, hoặc người thân trong gia đình. Những người bảo trợ tài chính này cần đưa ra các xác nhận việc làm- thu nhập của họ, các nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa, qúa trình tích lũy… Khi các viên chức thị thực thấy có thông tin mâu thuẫn hoặc không hợp lý, họ sẽ không cấp thị thực.

10. “Ý định trở về”:

Lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất việc học tại Mỹ, tức là không thỏa mãn được Điều khoản 214. b trong luật di trú Mỹ. Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ  ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại.

Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa du học Mỹ một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, do đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn. Thật khó để nói với bạn một cách đầy đủ theo một format chung là phải thế này…thế này…vì mỗi hoàn cảnh học sinh là khác nhau, bạn và các chuyên viên tư vấn du học của bạn cần work out giải pháp chi tiết cho trường hợp cụ thể của bạn.

11. Nếu bạn bị từ chối thị thực, có một số điều bạn có thể làm để đảo ngược việc bác hồ sơ.

Bạn có thể khiếu nại về quyết định này. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp tài liệu bổ sung mà không được trình bày với đơn xin ban đầu. Fax hoặc e-mail do trường học của bạn tại Hoa Kỳ gửi cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ở thành phố của bạn trong đó có thông tin chi tiết về trình độ và khả năng của bạn và yêu cầu xin xét lại, có thể hữu ích cho việc kháng kiện thành công.

Các bản fax cần gửi thẳng cho Chánh Phòng Thị thực tại Lãnh sự quán nơi bạn nộp đơn. Số fax và điện thoại có trên trang mạng Bộ Ngoại giao tại http://usembassy.state.gov.  Trong một số trường hợp, viên chức cấp thị thực có thể yêu cầu thêm thông tin chẳng hạn như là bằng chứng của việc làm, hoặc quyền sở hữu nhà hoặc cơ sở kinh doanh. Bạn phải đáp ứng các thông tin yêu cầu này.

Những điều cần tránh khi bạn phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Theo các bảng xếp hạng các đại học khác nhau trên thế giới, các trường Đại học Hoa Kỳ luôn chiếm một số lượng lớn. Chính vì vậy, mong muốn được học tập tại Mỹ là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên cách nào tốt nhất để có được visa du học Mỹ thì ít người biết và thường mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

1. Không hiểu hệ thống giáo dục Mỹ: 

Khi xin visa du học Mỹ, bạn cần trả lời được câu hỏi tại sao bạn lại chọn việc học tập tại Mỹ. Các học sinh thường không trả lời được câu hỏi vì sao bạn lại học tại đây. Việc thiếu hiểu biết về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ khiến cho người phỏng vấn nghi ngờ về mục đích đi học tập của bạn. Nếu bạn kiến cho người phỏng vấn tin rằng bạn không sang Mỹ để du học mà vì mục đích khác, bạn sẽ bị từ chối visa.
2. Chưa chuẩn bị tốt năng lực Tiếng Anh:

Điều kiện căn bản nhất để đi du học là bạn cần chuẩn bị cho mình vốn Anh ngữ cần thiết, đặc biệt là Anh ngữ học thuật. Ở môi trường thông thường của Việt Nam, làm sao để có được trình độ Tiếng Anh như vậy là vô cùng khó khăn. Lời khuyên là các bạn có thể tham gia một số chương trình du học tại chỗ dạng 2+2 đảm bảo chất lượng để nâng cao vốn Anh ngữ học thuật của mình. Đặc biệt khi các bạn học các chuyên ngành cần nhiều ngôn ngữ như Kinh tế, Kinh doanh, Quản trị, Luật, Chính trị, Khoa học xã hội thì yêu cầu này lại càng quan trọng.

3. Du học sớm và vấn đề sốc tâm lý: 

 

Ngày nay các bạn trẻ đi du học ngày càng sớm. Nhiều bạn bắt đầu học các khóa dự bị khi ở độ tuổi 16-17 tuổi. Thực chất thì đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ về mặt nhân cách và có sự bùng nổ hay nổi loạn. Do vậy khi du học ở độ tuổi này nhiều sinh viên dẫn tới hai thái cực. Một là khép mình lại vì tự ti về trình độ của bản thân do không được chuẩn bị kỹ lưỡng. Những sinh viên này thường sống khép kín và cảm thấy mình không thể hòa nhập được với môi trường mới. Hai là xu hướng phủ nhận các giá trị cũ của mình. Sinh viên cảm thấy giá trị mới tại Mỹ quá mới lại và phủ nhận các giá trị truyền thống. Những trường hợp này dẫn tới sự thiếu tôn trọng và không kế thừa được các giá trị tốt đẹp và chạy theo các giá trị mới.
Do đó, phụ huynh cần cân nhắc khi quyết định cho con đi học sớm. Nếu con em mình chưa đủ sức tự lập về mặt tư tưởng thì cần hỗ trợ để con trưởng thành và có thể tự chủ được về cả mặt tư duy lẫn cuộc sống trước khi tiếp nhận cú sốc văn hóa khi du học.

4. Thiếu thông tin và thiếu khách quan: 

Rất nhiều gia đình có bà con hay người quen đang định cư tại Hoa Kỳ và cũng có xu hướng tìm chỗ học tại gần các khu vực trên. Tuy nhiên, trong con mắt của những người phỏng vấn, việc này giống việc di cư hơn là xin visa du học. Chính vì vậy, khả năng có được visa du học tại Mỹ của sinh viên thường gặp khó khăn và kém thuyết phục.

5. Thiếu hiểu biết về khả năng của mình: 
Nếu bạn thật sự giỏi thì bạn hãy nghĩ tới việc luyện thi SAT để có thể học ngay đại học và cao hơn nữa là xin học bổng. Còn nếu không thực sự xuất sắc thì các bạn trẻ có thể học tại các trường cao đẳng cộng đồng 2 năm rồi sau đó chuyển tiếp lên đại học. Thực tế thì ngay cả những sinh viên Mỹ thì có tới 45% sinh viên chọn theo con đường này. Điều này có hai lợi ích. Một là học phí của các trường cao đẳng cộng đồng thường rẻ hơn rất nhiều so với các trường đại học. Hai là bạn không phải mất công sức cho các kỳ thi SAT căng thẳng mà vẫn đạt được mục tiêu. Với các bạn trẻ Việt Nam thì đây lại cũng là lựa chọn tốt hơn vì không phải ai cũng đủ thời gian luyện tập Tiếng Anh, SAT trong khi vẫn đang theo chương trình đào tạo tại trường THPT. Hiện tại bạn cũng đã có thể học tập chương trình cao đẳng cộng đồng tại Việt Nam với chuẩn mực tốt và đương nhiên được chuyển tiếp đại học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu theo các chương trình cao đẳng cộng đồng thì khả năng bạn được nhận học bổng lại thấp hơn rất nhiều.
Để tránh 5 sai lầm thường gặp khi xin visa du học tại Mỹ, bạn nên trao đổi với những người có kinh nghiệm và uy tín để thực hiện được kế hoạch tương lai của mình. Việc du học là quyết định thay đổi cuộc đời và nhiều người phải hối hận về những quyết định vội vàng khi tiền mất tật mang khi không chịu được những cú sốc văn hóa tại nơi xứ người. Vì vậy các phụ huynh cần lưu ý để tránh cho con em mình những vấp váp không đáng có.

Những điểm làm cho viên chức Lãnh sự quán hài lòng khi bạn phỏng vấn xin visa du học Mỹ

  • Thứ nhất, bạn có phải là một học sinh, sinh viên nghiêm túc hay không? Viên chức Lãnh sự Mỹ sẽ xem xét kết quả học tập của bạn ở Viêt Nam và kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ để biết được ý định đi du học của bạn là thật sư hay không. Bạn phải sẵn sàng trả lời với Viên chức Lãnh sự những câu hỏi như lý do bạn chọn trường này học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào. Hãy mang theo đầy đủ học bạ của các năm học , kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT, TOEFL (nếu có).
  • Thứ hai, liệu bạn có đủ khả năng tài chính cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn.
  • Thứ ba, bạn phải chứng minh rằng bạn sẽ quay trở về Viêt Nam sau khi học xong. Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng họ không có ý định đó.

Theo kenhtuyensinh.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,890 lượt xem