Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Vượt Qua Nỗi Sợ Bằng Cách Đối Mặt Với Nó

Năm 2003, Aaron Ralston đi leo núi một mình ở miền nam bang Utah (Mĩ). Vốn là một nhà hoạt động có kinh nghiệm nên có vẻ chuyến này không có gì đe dọa được anh ta. Mọi thứ vẫn ổn cho đến khi anh ta vô tình làm lở một tảng đá nặng hơn 363kg, Aaron bị tụt xuống vực nhưng “may mắn” bị tảng đá “giữ lại” giữa khe nứt. Với nguồn lực rất hạn chế và không thể kêu cứu ai, anh ta nhận ra cách duy nhất để thoát khỏi địa ngục chính là tự cắt bỏ cánh tay bị mắc kẹt của mình. Bằng một số dụng cụ có sẵn, Aaron đã vượt qua nỗi sợ và tự giải quyết mọi thứ. Rốt cục anh ta thoát khỏi đó trong 5 ngày.

Nhiều người sẽ cho rằng anh là một kẻ ngốc. Tuy là Aaron có thể đã mất hết nhưng anh ta không mất đi sự khôn ngoan của mình. Đó là điều quyết định giữa sự sống và cái chết ở những tình huống ngặt nghèo.

Chúng ta đều muốn bản thân giữ được bình tĩnh trước áp lực, nhưng thực tế là một số trở nên hoảng loạn, trong khi một số khác thì sẵn sàng chiến đấu cho những thứ họ muốn.

Chiến đấu hay chạy trốn?

Khi đối mặt với những thử thách, con người thường bị rối loạn. Não bộ sẽ làm mọi cách để giúp chúng ta sống sót. Khi chúng ta sợ hãi, nó phát tín hiệu với hai phương án “chạytrốn” hoặc “chiến đấu tiếp“.

Cơ thể chúng ta thường sẽ phản ứng với các tín hiệu bằng cách hành động hoặc bỏ chạy. Khi mạng sống con người ở trong tình thế hiểm nghèo, não bộ sẽ phản ứng ngay mà không cần suy nghĩ. Hoặc chạy để bạn giữ mạng sống hoặc ở lại rồi tìm cách vượt qua.

Điểm tiêu cực của cơ chế “chạy trốn”

Khi mà mạng sống bị đe dọa, cơ chế này có thể cứu mạng chúng ta. Nên nó không hẳn là xấu, nhưng cái mình muốn nói ở đây là, não bộ chúng ta đôi khi lại đưa ra cơ chế chạy trốn ngay cả trong những tình huống không hiểm nghèo.

Bạn có thể sẽ muốn bỏ cuộc khi gặp thứ mà mình không thể gánh vác hay xử lí nổi. Tâm trí sẽ tự kể cho bạn nghe một loạt các câu chuyện về việc bạn sẽ không thành công như thế nào nếu tiếp tục làm công việc kia. Với suy nghĩ như thế thì coi như cầm chắc thất bại. Bạn không tin tưởng mình có thể làm được, nên bạn sẽ không làm. Nên nỗi sợ hãi có thể giam giữ chúng ta khỏi những mục tiêu mình muốn đạt được.

Những người mà chọn cơ chế chạy trốn thường bỏ cuộc dễ dàng. Ngay ở lần đối mặt đầu tiên với thử thách và đánh hơi thấy nó, họ sẽ chuyển sang làm việc khác. Đây là kiểu người chạy trốn những việc khó trong cuộc sống riêng và công việc. Bởi vì họ nghĩ mình không thể làm được.

Vượt qua nỗi sợ và chiến đấu tiếp

Bạn có thể có đủ lí do để từ bỏ, nhưng cũng hoàn toàn có thể tái định hình lại suy nghĩ của mình. Bởi dù gì đi nữa, bạn cũng là người kiểm soát suy nghĩ của mình mà. Nên lần tới, lúc hoảng sợ hay lo lắng, mình muốn bạn hãy chọn cách suy nghĩ tích cực. Hãy tự tưởng tượng một câu chuyện tích cực trong đầu và thay thế những lối suy nghĩ tiêu cực kia bằng những sắc màu tươi đẹp hơn.

Như với những con người ở trong thế tuyệt vọng, đứng ở giữa cầu để chuẩn bị kết thúc cuộc sống của mình. Chỉ cần có một lời nói tích cực của bạn, hay của một người bất kì cũng có thể quyết định việc một người mẹ già có mất con hay không. Tất nhiên đấy chỉ là ví dụ của mình thôi…

Bạn biết không, kể cả khi câu chuyện trong trí tưởng tượng kia không thành hiện thực, nó cũng đủ để giữ bạn tiếp tục việc mình đang làm. Những người hay vượt qua khó khăn cũng áp dụng cách này: Họ tưởng tượng về một kết thúc tươi đẹp mình nhận được. Khi bạn nhận ra trong thâm tâm mình không muốn bỏ cuộc, bạn sẽ kiên trì hơn và có nhiều động lực hơn. Bởi niềm tin và hi vọng chính là thứ đưa con người vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn.

Trò chơi thú vị nhất chính là trò mà có nhiều cấp, nhiều level, nhiều đối thủ giỏi hơn mình. Khi bạn đánh bại được một người rồi thì lại có những người chơi khác giỏi hơn chờ bạn phía trước. Tương tự, khi bạn có được một thành công nhất định, bạn mới có động lực mà đi tiếp về phía trước.

Dọc cuộc chơi, có thể bạn không cảm nhận được tiến bộ của mình. Nhưng mọi chuyện sẽ khác khi bạn có thể nhìn lại và thấy được mình đã đạt được những gì. Hoặc bạn thua và bắt đầu lại hoặc bạn thắng và lên level khó hơn. Quá trình này là thứ quyến rũ rất nhiều người chơi, trong đó có bạn.

Một trong những cách tốt nhất để biến thử thách trở nên đơn giản như một trò chơi là : Chia nó ra làm nhiều mốc nhỏ. Những cột mốc nhỏ giúp bạn nhìn lại quá trình của mình và giữ được nguồn động lực. Vượt qua được một cột mốc cũng giống như đạt một level mới. Đồng thời nên tự thưởng cho bản thân mình và tự phạt. Có như vậy bạn mới duy trì được động lực để tiến xa hơn.

Tình huống của Aaron không hẳn là một trò chơi nữa vì nó nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng anh ta chắc hẳn cũng đã có những cột mốc đáng nhớ, đủ khó để giúp anh ta đưa ra được một quyết định khó khăn nhưng đúng đắn. Đầu tiên, anh ta cố gắng tồn tại với số ít đồ mang theo và mong ai đó sẽ tìm được mình.

Khi nguồn lực mang theo đã hết, và thực tế phũ phàng là sẽ chẳng có ai tìm thấy Aaron. Đã đến lúc để đưa ra quyết định sống còn. Aaron nhận ra phần cẳng tay kia của mình đằng nào cũng sẽ bị cắt bỏ vì đã bị đè nát quá lâu. Điều này kết hợp với khát khao sinh tồn đã đưa anh ta đến với quyết định của mình.

Mặc dù đó là một việc khủng khiếp khi tự cắt tay của mình, nhưng anh tấm sự rằng vẫn cười khi biết mình sắp thoát khỏi hẻm núi. Khi thực hiện quyết định đó cũng là lúc anh ta vượt quá được thử thách lớn nhất trong tâm trí mình.

Cứ “chơi” tiếp đi nhé

Nếu Aaron quyết định ở yên chờ người cứu, chắc anh ta cũng chết rồi. Chẳng có cơ hội nào anh ta sẽ sống nếu ngồi chờ, nhưng may mắn, Aaron đã đưa ra quyết định sống còn kịp thời.

Những người đã đạt đến được khả năng cao nhất của con người mình sẽ không dễ dàng từ bỏ. Họ không chạy trốn khi đối mặt nỗi sợ. Họ đón nhận những gì xảy đến và tiếp tục bước đi.

Tuy nhiên, có một số thời điểm bạn sẽ phải bạn sẽ phải lùi lại, lùi một bước để tiến ba bước. Nếu bạn muốn biết rõ hơn, hãy theo dõi Toisong.net thường xuyên vì mỗi ngày blog mình đều ra ít nhất một bài viết mới.

Chúc bạn thành công!

Theo toisong.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

865 lượt xem