Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Xuất Chúng Và Thành Công Với Nghệ Thuật Tư Duy Phản Biện

Phần 1: Tại sao ta phải học cách tư duy phản biện?

Không có gì thực tế hơn việc học cách tư duy. Dù cho hoàn cảnh hay động cơ có thế nào, dù bạn đang ở đâu, vấn đề của bạn là gì, bạn vẫn sẽ sống tốt được nếu bạn biết cách suy nghĩ khôn ngoan. Dù bạn là sếp, nhân viên, công dân, người yêu, bạn bè, cha mẹ- trong mọi lãnh địa và hoàn cảnh của cuộc đời- khả năng suy nghĩ thấu đáo sẽ giúp bạn vượt qua tất cả. Và thiếu khả năng suy nghĩ, ngược lại, sẽ không thể tránh khỏi việc gây ra những vấn đề khác, lãng phí thời gian và năng lượng, bực tức và đau khổ.

Tư duy phản biện là nghệ thuật sắp xếp suy nghĩ của bạn để chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng tốt nhất khả năng suy nghĩ của mình ở bất cứ hoàn cảnh nào. Mục tiêu chính của suy nghĩ là để phân tích “từng lớp cắt trên bề mặt” của tất cả những vấn đề mà ta gặp phải. Chúng ta luôn có rất nhiều lựa chọn và chúng ta cần thông tin để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Chuyện gì đang xảy ra thế này? Phải chăng họ đang lợi dụng tôi? Mấy chuyện này có liên quan đến mình hay không?  Phải chăng tôi đang tự lừa dối mình khi tin rằng:…..?  Kết quả có khả năng xảy ra nhất là….? Nếu tôi muốn làm… thì phải chuẩn bị như thế nào cho việc này? Làm sao để thành công hơn …..? Phải chăng đây là vấn đề lớn nhất của tôi, hay tôi cần tập trung vào việc gì khác?

Suy nghĩ và tìm ra cách trả lời những câu hỏi trên là công việc thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên để tối ưu hóa khả năng tư duy của bạn, bạn cần học cách trở thành một nhà phê bình hiệu quả, và để trở thành một nhà phê bình với tư duy hiệu quả, bạn cần xem việc học cách tư duy là một ưu tiên.

Hãy thử hỏi bản thân – những câu hỏi bất bình thường này nhé: Bạn đã học được gì từ những gì bạn suy nghĩ? Bạn có bao giờ học cách tư duy? Bạn biết gì về cách thức não phân tách thông tin? Bạn thực sự biết gì về cách phân tích, đánh giá, và tái cấu trúc suy nghĩ của mình? Tư duy của bạn bắt nguồn từ đâu? Và nó “tốt” đến mức nào? “Tệ” đến mức nào? Tư duy của bạn mờ nhạt, lộn xộn, không thống nhất, thiếu chính xác, không logic hay hời hợt đến mức nào? Phải chăng bạn, trong bất cứ tình trạng ý thức nào, vẫn luôn kiểm soát được tư duy của mình? Bạn có biết kiểm tra nó không? Bạn có những chuẩn mực chủ định nào để nhận ra khi nào bạn đang tư duy tốt hoặc xấu không? Bạn có bao giờ nhận thấy những vấn đề trong suy nghĩ của mình và cố gắng thay đổi nó bằng hành động hoặc ý chí không? Nếu ai đó nhờ bạn dạy cho họ những điều bạn đã học từ rất lâu rồi, về cuộc sống hoặc tư duy, liệu bạn có ý tưởng nào về việc nó là gì và bạn đã học nó như thế nào không? 

Câu trả lời thật lòng nhất cho những câu hỏi trên kia là “ Tôi nghĩ mình chẳng hiểu lắm về việc tư duy hay việc tư duy của riêng tôi. Tôi hiểu là mình cần xem trọng việc tư duy hơn trong cuộc sống. Nhưng  tôi không hiểu lắm nó hoạt động như thế nào. Tôi không bao giờ học về cái này, hay cách kiểm tra nó, mà nếu tôi kiểm tra nó, thì đó chỉ đơn giản là suy nghĩ chợt nảy ra mà thôi”

Nhận ra rằng hiếm khi người ta nghiêm túc về việc học và suy ngẫm về cách tư duy của bản thân là một điểm rất quan trọng. Nó không bao giờ là một môn học trong trường, nó hiếm khi được đề cập đến trong văn hóa của chúng ta. Nhưng nếu bạn chú tâm đến nhứng khoảnh khắc mà việc tư duy ảnh hưởng đến cuộc đời bạn, bạn sẽ phải thừa nhận rằng mọi thứ bạn làm, muốn hay cảm thấy đều bị ảnh hưởng từ tư duy của bạn. Và khi bạn đã bị thuyết phục bởi ý tưởng này, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi con người ít quan tâm việc tư duy đến thế.

Để thu được những kết quả ý nghĩa từ chất lượng tư duy, bạn sẽ phải gắn mình vào loại công việc mà chẳng mấy ai dễ chịu – công việc trí óc. Nhưng một khi việc suy nghĩ đã hoàn thành và ta để tư duy tiến thêm một bậc trên thang đo chất lượng, chẳng khó khăn gì để giữ nó ở nguyên đấy. Nhưng, vấn có những cái giá mà bạn phải trả để bước lên một bậc. Một người chẳng thể trở thành nhà tư duy xuất sắc chỉ trong một đêm, cũng như chẳng ai tự nhiên mà trở thành vận động viên hay nhà soạn nhạc. Để tư duy tốt hơn, bạn cần sẵn sàng quăng mình vào những công việc mà tư duy cần phải liên tục được cải thiện.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần sẵn lòng luyện tập những “hành động” đặc biệt trong tư duy mà thường thì với ta chúng chẳng mấy dễ dàng, đôi khi còn cực kỳ thử thách và khó khăn nữa. Bạn phải học cách làm việc khi ý thức làm việc liên tục, cũng như vận động viên chuyên nghiệp phải học cách tập luyện với thân thể họ vậy. Nâng cao năng lực tư duy cũng như nâng cao những kỹ năng khác khi mà quá trình là kết quả của phương pháp đúng đắn, sự kiên trì, chăm chỉ làm việc và luyện tập không ngừng.

Phần 2: Rèn luyện tư duy phản biện

Hãy xem xét những ý tưởng chìa khóa dưới đây, những điều mà khi áp dụng sẽ giúp trí óc của bạn có cơ hội tập luyện khả năng tư duy. Những ý tưởng này chỉ là một vài ví dụ trong số rất nhiều cách mà những nhà tư duy nghiêm khắc áp dụng để có thể tư duy hiệu quả hơn. Trong những  ý tưởng này, chúng ta tập trung vào ý nghĩa của việc suy nghĩ một cách rõ ràng, bám sát vấn đề, đặt câu hỏi một cách sâu sắc và khiến tư duy trở nên hợp lý hơn. Với mỗi ý tưởng, chúng tôi cung cấp một tổng quan ngắn, tầm quan trọng của cách tư duy này cùng chiến lược áp dụng nó vào cuộc sống. Hiểu được những ý tưởng này sẽ giúp bạn mở rộng thêm những hướng đi mới trong tư duy phản biện của mình. Dù chúng ta đã chọn những ý tưởng cho riêng mình, thì vẫn còn nhiều ý tưởng khác có thể sử dụng tương tự. Không có phép thuật gì trong những ý tưởng này cả. Ngắn gọn thì điều quan trọng là bạn cần hiểu những ý tưởng này như một hình mẫu cho tất cả những phương cách mà trí não có thể hoạt động để tạo ra quy củ cho riêng mình nhằm tư duy tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn

1. Suy nghĩ rành mạch

Hãy coi chừng những suy nghĩ mơ hồ, lộn xộn, không hình thù hoặc nhạt nhòa.Hãy cố nhìn ra ý nghĩa thực sự trong lời nói của người đối diện. Nhìn trên bề mặt. Và nhin xuyên qua bề mặt của câu từ. Tìm ra ý nghĩa thực sự của những mẩu tin hoặc câu chuyện. Giải thích sự thấu hiểu của bạn về một đề tài nào đó với ai đó có thể giúp bạn hiểu rõ suy nghĩ của chính mình. Hãy học cách tóm gọn điều người khác nói với bạn bằng ngôn ngữ của chính bạn và hỏi họ xem liệu bạn đã hiểu đúng chưa. Bạn đừng nên đồng ý hoặc phản đối ý kiến của bất cứ ai cho đến khi bạn thật sự hiểu chúng.

Suy nghĩ của chúng ta dường như luôn rõ ràng, thậm chí cả khi chúng không rõ ràng đến thế. Nhưng vấn đề tư duy không rõ ràng, lẫn lộn, mờ nhạt, lừa dối, hoặc nhầm lẫn luôn là vấn đề trong cuộc sống. Nếu như chúng ta phát triển bản thân như một người biết suy nghĩ, chúng ta cần biết cách khiến chúng rõ ràng, ghim chúng xuống, đọc chúng thành lời và cho chúng một ý nghĩa nhất định. Đó là điều bạn cần làm đầu tiên để bắt đầu với việc này. Khi mọi người giải thích điều gì cho bạn, hãy thử tóm tắt bằng lời, và khi họ không thể hài lòng với lời bạn nói, điều đó đồng nghĩa với việc bạn chưa hiểu họ. Khi họ không thể tóm tắt lời bạn nói đúng như bạn muốn nói, họ cũng không hiểu bạn. Thử đi nào. Và xem điều gì đang xảy ra.

Chiến lược để làm rõ suy nghĩ của bạn

  • Đưa ra một luận điểm một lần
  • Phát triển điều bạn muốn nói
  • Đưa ra ví dụ để kết nối luận điểm của bạn với đời thực
  • Dùng những trích dẫn hay phép ẩn dụ để kết nối suy nghĩ của bạn đến nhiều khía cạnh mà họ đã hiểu rõ (ví dụ, suy nghĩ như một củ hành, với nhiều lớp bên trong, khi bạn nghĩ bạn cần hiểu rõ nó, bạn nhận ra có một lớp khác, rồi lại một lớp khác nữa và cứ thế)

Đây là một mẫu câu bạn nên sử dụng khi nêu lên suy nghĩ của mình

  • Tôi nghĩ…………(Đưa ra luận điểm)
  • Nói cách khác ……………. (Phát triển luận điểm)
  • Ví dụ như……………(Đưa ra ví dụ)

Để hiểu người khác nói gì, hãy thử hỏi những câu sau:

  • Bạn có thể nêu lại luận điểm này theo cách khác không, tôi không hiểu lắm
  • Bạn có thể cho ví dụ không?
  • Hãy để tôi thuật lại những gì tôi hiểu từ những gì bạn nói, liệu tôi đã hiểu đúng ý bạn?

2. Bám sát luận điểm

Hãy cẩn thận với những suy nghĩ vụn vặt nảy ra mà không có chút liên kết logic nào. Hãy chú ý khi bạn hoặc người khác không thể chú ý đến những điều gắn kết với nhau. Tập trung vào việc tìm ra điều gì thực sự giúp bạn giải quyết vấn đề.Hãy coi chừng những suy nghĩ vụn vặt, suy nghĩ quẩn quanh và không có kết nối logic. Hãy chú ý khi bạn hoặc người khác mất tập trung vào những thông tin liên kết với nhau. Tập trung vào việc tìm ra những thông tin thực sự giúp bạn giải quyết vấn đề. Khi ai đó đưa ra một luận điểm (dù đúng) mà dường như không phù hợp với vấn đề trước mắt, hãy hỏi “Điều bạn đang nói liên quan như thế nào với vấn đề này?” Khi bạn đang làm việc để vượt qua vấn đề nào đó bạn hãy chắc mình tập trung vào manh mối và giúp bạn xác định được vấn đề. Đừng để đầu óc bạn lang thang vô định quanh những điều không liên quan. Đừng để người khác lạc khỏi vấn đề chính. Hãy hỏi câu này thường xuyên vào: “ Câu hỏi chính là gì? Đây có phải là điều gắn với nó? Như thế nào?”

Khi suy nghĩ của bạn đủ chặt chẽ, tự thân nó sẽ tập trung vào nhiệm vụ chính của mình. Nó sẽ quyết định điều gì là phù hợp, là đúng đắn và có liên quan. Nó sẽ luôn báo cho ta biết về mọi thứ kết nối với vấn đề. Nó sẽ gạt hết những thứ bên lề và thừa thãi cho vấn đề của bạn. Những yếu tố liên quan sẽ trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề gặp phải. Khi suy nghĩ của bạn mất đi sự chặt chẽ, nó cần được đưa về con đường thực sự của mình. Suy nghõ lộn xộn thường bị dẫn dắt bởi những suy diễn (nó làm tôi nhớ đến cái này, làm tôi nhớ đến cái kia…) hơn là những gì thực sự được kết nối một cách logic (nếu a và b đúng thì c cũng phải đúng). Suy nghĩ có quy củ sẽ giúp ta nhận thức ngay khi ta đi lạc khỏi vấn đề và nhắc nhở ta phải tập trung vào chỉ nhưng thứ giúp ta có thể lý giải và giải quyết vấn đề

Hãy tự hỏi những câu hỏi này để chắc rằng suy nghĩ của ta đang hướng về những yếu tố có liên kết với nhau

1. Tôi có đang tập trung vào vấn đề/ nhiệm vụ chính?

2. Điều này và điều kia được kết nối như thế nào với nhau?

3. Thông tin của tôi liệu có liên hệ trực tiếp với vấn đề?

4. Tôi cần chú ý vào đâu?

5. Phải chăng chúng ta đã đi lệch khỏi vấn đề?

6. Phải chăng tôi đã không cân nhắc đến những luận điểm liên quan?

7. Luận điểm của bạn có liên hệ gì đến những vấn đề mà ta đang hỏi tới?

8. Thông tin nào sẽ thực sự giúp chúng ta trả lời câu hỏi? Điều gì ta nên cân nhắc gạt sang một bên?

9. Phải chăng điều này liên quan đến câu hỏi? Nó kết nối như thế nào?

3. Hãy biết cách đặt câu hỏi

Hãy  xem xét những câu hỏi. Những câu mà ta hỏi, những câu mà ta không hỏi được. Nhìn trên bề mặt, nhìn vào bên trong vấn đề. Lắng nghe người khác hỏi, khi họ đưa ra được câu hỏi hoặc không. Hãy nhìn kỹ những câu hỏi. Những câu hỏi nào bạn hỏi, hoặc nên hỏi? Hãy xem xem bạn đạt đến mức nào khi là một người đặt câu hỏi, hay chỉ đơn giản là người  chấp nhận những gì do kẻ khác đưa ra.

Hầu hết mọi người chúng ta đều không giỏi đặt câu hỏi. Hầu hết đều chấp nhận thế giới như cách nó thể hiện trước họ. Và khi họ đặt câu hỏi, câu hỏi của họ trở nên giả tạo và thừa thãi. Họ hỏi không phải để giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định. Những người biết suy nghĩ sẽ hỏi những câu hỏi để hiểu và giải quyết hiệu quả những việc mà họ cần phải đối mặt trong cuộc sống. Họ hỏi ngay cả khi chẳng có điều gì xảy ra. Họ biết mọi thứ luôn khác với những gì chúng thể hiện. Câu hỏi của họ thâm nhập vào hình ảnh, mặt nạ, vẻ ngoài và cả tin đồn. Câu hỏi của họ khiến vấn đề trở nên rõ ràng và giúp họ sắp xếp suy nghĩ của mình để thấu hiểu nó. Nếu bạn là một sinh viên thích đặt câu hỏi, bạn sẽ học được cách đặt những câu hỏi “quyền năng”  dẫn bạn đến một cuộc sống sâu sắc và đủ đầy/ hạnh phúc hơn. Câu hỏi của bạn sẽ trở nên có ý nghĩa.

Chiến lược để tạo ra những câu hỏi quyền năng

  • Khi bạn không hiểu, hãy đặt ra một câu hỏi thật rõ ràng
  • Khi bạn đang phải giải quyết một vấn đề phức tạp, hãy tạo ra câu hỏi khiến bạn phải cố gắng trả lời theo những cách khác nhau (và càng chính xác càng tốt) cho đến khi bạn chạm đến câu trả lời tốt nhất để giải quyết được vấn đề
  • Khi bạn lên kế hoạch để thảo luận về một vấn đề quan trọng, viết ra trước những câu hỏi ý nghĩa nhất mà bạn nghĩ là cần phải chỉ ra trong cuộc thảo luận. Câu hỏi chính có thể thay đổi, nhưng một khi đã được làm rõ, hãy luôn chắc chắn là cuộc thảo luận luôn xoay quanh câu hỏi này, và những điều bạn thảo luận có giá trị và ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề.

Những câu hỏi bạn có thể đặt ra để sắp xếp suy nghĩ của mình

  1. Bạn đang cố trả lời câu hỏi nào?
  2. Đó có phải là câu hỏi tốt nhất để trả lời trong tình huống này?
  3. Phải chăng vẫn còn câu hỏi quan trọng hơn cần tìm ra?
  4. Phải chăng câu hỏi này đã bao gồm tất cả những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt?
  5. Phải chăng còn một câu hỏi cần trả lời trước khi ta giải quyết câu hỏi này?
  6. Thông tin nào cần để trả lời câu hỏi
  7. Kết luận nào có vẻ hợp lý với thông tin ta đã có?
  8. Quan điểm của chúng ta là gì? Ta có cần xét lại không?
  9. Có cách nào khác để nhìn nhận vấn đề không?
  10. Những câu hỏi liên quan cần cân nhắc là gì?
  11. Câu hỏi này loại gì: câu hỏi về kinh tế, câu hỏi về chính trị, câu hỏi về pháp luật,v.v…?

4. Hãy hợp lý

Hãy cẩn thận với những hành vi hợp lý và bất hợp lý – của bạn và những người khácNhìn trên bề mặt. Nhìn sâu xuống dưới. Lắng nghe người ta nói. Quan sát những gì họ làm. Coi chừng nếu bạn không muốn nghe luận điểm của người khác, khi bạn tự cho mình là đúng, còn người khác thì sai. Tự hỏi bản thân khi bạn thấy quan điểm của người khác không có giá trị. Thử xem bạn có thể tự gỡ bỏ hàng rào phòng thủ trong mình và mở lòng đón nhận ý kiến của người khác. Hãy chú ý đến sự bất hợp lý của người khác. Xác định xem khi nào lý lẽ của họ trông có vẻ hợp lý nhưng cử chỉ lại nói lên điều hoàn toàn ngược lại. Hãy nghĩ xem tại sao bạn, hoặc người khác, lại trở nên vô lý. Liệu bạn có khuynh hướng không cới mở không? Và liệu họ có thế không?

Một trong những lợi thế của người có tư duy phê bình là khả năng thay đổi nhận thức của khi có đủ lý do để làm thế. Người có khả năng suy nghĩ sẽ muốn thay đổi suy nghĩ của họ khi họ tìm ra cách suy nghĩ tốt hơn. Họ có thể bị lung lay bởi lý lẽ, khi nó đúng đắn. Nhưng ít có người nào lại đủ khả năng lý lẽ một cách hợp lý. Thậm chí số người chịu thay đổi quan điểm của mình còn ít hơn. Và cũng rất ít người tạm gác niềm tin của mình qua một bên để mà lắng nghe những ý kiến mà họ không đồng ý. Bạn đánh giá mình là người như thế nào?

Cách để suy nghĩ hợp lý

Hãy tự nói với bản thân, rằng “Tôi không hoàn hảo, tôi mắc lỗi, tôi thường sai. Thử xem liệu bạn có đủ can đảm chấp nhận mình sai và người khác đúng trong cuộc thảo luận”.

Hãy tự nói với bản thân: “Tôi có thể sai, tôi thường thế. Tôi sẵn sàng thay đổi ý kiến nếu có đủ lý do”. Và tìm kiếm cơ hội thay đổi suy nghĩ của bạn.

Hãy tự hỏi: “Tôi đã thay đổi ý kiến của mình như thế nào vì người khác đã đưa ra lý do tốt hơn lý do của tôi (Bạn đã cới mở như thế nào với cách nhìn mới về mọi thứ?”Bạn đã công bằng như thế nào khi đánh giá những thông in đi ngược với suy nghĩ của bạn?)

Bạn sẽ nhận ra mình cố chấp khi:

  • Bạn không sẵn sàng lắng nghe người khác
  • Bực mình với những lý do người khác đưa ra cho bạn
  • Trở nên phòng thủ khi thảo luận

Nếu bạn thấy rằng mình đang cố chấp với vấn đề, hãy thử phân tích xem bạn đang nghĩ gì bằng cách hoàn thành những câu sau:

  • Tôi nhận ra mình đã quá cố chấp với vấn đề vì………….
  • Cái suy nghĩ mà tôi cứ khư khư giữ là…………….
  • Ý kiến mà có thể là tốt hơn ý kiến của tôi là………………….
  • Suy nghĩ này tốt hơn vì………………

Những ý tưởng trên là số ít trong rất nhiều cách mà những người có tư duy phê bình sử dụng để sắp xếp suy nghĩ của mình. Những người tư duy giỏi nhất là những người thấu hiểu sự phát triển của dòng suy nghĩ bởi họ đã có một quá trình lâu dài luyện tập cách tư duy. Họ nhận ra tầm quan trọng của việc học về trí tuệ: tư duy, cảm xúc và kỳ vọng, cũng như cách thức những yếu tố đó liên hệ với nhau. Họ thành thạo việc phân mảnh tư duy, và sau đó đào sâu từng mảnh để phân tích. Tóm lại họ học về tư duy và áp dụng những gì họ học được vào suy nghĩ hàng ngày.

Mức độ mà mỗi người chúng ta phát triển như một người tư duy phê bình phụ thuộc vào thời gian mà ta dành cho sự phát triển kỹ năng này, chất lượng của những họat động trí tuệ mà ta tham gia và mức độ cam kết của ta với việc trở nên giỏi hơn trong việc lý giải, phê bình và trở nên thành công.

Nguồn : criticalthinking.org

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,010 lượt xem