Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Hiểu Và Sử Dụng Đúng Các Loại Thẻ Ngân Hàng - Kỹ Năng Không Thể Thiếu Khi Bạn "Làm Ra Tiền"

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mặc dù thường xuyên được nghe, phổ biến về sự tiện lợi và các tính năng tuyệt vời đến từ chiếc thẻ ngân hàng, thì tôi lại tỏ ra khá dửng dưng với chúng.

Một  phần vì tôi ghét sự không ràng. Hồi đó, tôi được nghe về biết bao nhiêu loại thẻ, nào thì thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán nội địa … chúng làm tôi thực sự cảm thấy bối rối và luôn nhầm lẫn về về chức năng của mỗi loại. Lý do thứ hai lại chủ yếu là do không có nhiều nhu cầu sử dụng thế nên trong quãng thời gian học đại học, tôi luôn trung thành với việc dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, sau một thời gian đi làm, vì tính chất công việc, tôi nhận ra rằng, thẻ ngân hàng là một công cụ hữu ích giúp tôi giao dịch với khách hàng, mua sắm online, thanh toán và chuyển tiền nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với trước. Chính vị vậy, tôi quyết định viết một bài tóm tắt về công dụng và chức năng của các loại thẻ phổ biến hiện tại để các bạn không rơi vào tình cảnh bỡ ngỡ như tôi trước kia.

Học cách phân biết tất tần tật các loại thẻ ngân hàng

Hình ảnh minh họa: học cách phân biết tất tần tật các loại thẻ ngân hàng

Về cơ bản, thì thẻ ngân hàng thường được phân ra theo các tiêu chí sau:

1 – Phân biệt thẻ ngân hàng theo hạn mức của thẻ:

  • Thẻ ngân hàng được sẽ chia ra làm thẻ chuẩn và thẻ vàng
  • Thẻ ngân hàng chuẩn: hạn mức tín dụng từ 10 – 50 triệu (số tiền bạn được vay tối đa)
  • Thẻ ngân hàng vàng: hạn mức tín dụng trên 50 triệu

 

2 – Phân biệt thẻ ngân hàng theo phạm vi lãnh thổ:

Thông thường ngân hàng tại Việt Nam sẽ phát hành song song 2 loại thẻ cho phép kết nối chung với một tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng đó là thẻ nội địa và thẻ quốc tế

  • Thẻ nội địa (ATM):

_ phạm vi sử dụng là chỉ ở trong nước

_ có thể rút tiền tại các cây ATM trong nước

_  chỉ mua sắm được trên các website ở Việt Nam

_ phí dịch vụ khá rẻ

  • Thẻ quốc tế :

_ Phạm vi sử dụng là trong nước và quốc tế

_ Có thể rút tiền tại các cây ATM trên toàn thế giới

_ Thoải mái mua sắm trên các website trong nước và quốc tế

_ Thẻ phổ biến: thẻ tín dụng (credit card), ghi nợ (debit card) và trả trước (prepaid card)

_ Tên các loại thẻ thông dụng (Visa, Master, JCB, American Express, Western Union, …

_  Phí dịch vụ khá cao

 

3 – Phân biệt  giữa thẻ tín dụng, trả trước, và ghi nợ

  • Thẻ tín dụng:

_ Chức năng thường dùng để thanh toán

_ Liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng

_ Có thể dùng để tiêu trước trả tiền sau (trong hạn mức cho phép)

_ Sau 45 – 60 ngày bắt đầu tính lãi (tùy ngân hàng)

_ Để mở thẻ, cần chứng mình tài chính thông qua (bảng lương, thời gian làm việc, hoặc sổ tiết kiệm)

  • Thẻ ghi nợ:

_ Chức năng cũng dùng để thanh toán

_ Liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng

_ Tuy nhiên chỉ được thanh toán bằng số tiền trong tài khoản (bạn nộp bao nhiêu, được thanh toán bấy nhiêu)

_  Có cả thẻ ghi nợ nội địa (ATM) và quốc tế (Visa Debit, Master Debit)

  • Thẻ trả trước:

_ Chức năng dùng để thanh toán

_ Không liên kết với tài khoản ngân hàng

_ Vì không liên kết với tài khoản ngân hàng nên bạn phải nộp tiền vào thẻ trả trước rồi mới có thể sử dụng => bất tiện hơn so với 2 loại thẻ trên

_ Ưu điểm là khi bị mất thẻ sẽ không ảnh hưởng tới thẻ ở tài khoản ngân hàng

_ Có cả thẻ nội địa và quốc tế

 

4 – Phân biệt thẻ ngân hàng theo bên phát hành:

Thẻ ngân hàng sẽ được chia ra  thành thẻ do ngân hàng phát hành hay do tổ chức phi ngân hàng phát hành

  • Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank card): là những loại thẻ được trực tiếp phát hành từ các ngân hàng của Việt Nam
  • Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là các loại thẻ được phát hành từ các tổ chức như Dinner’s Club, Visa, Mastercard, EuroPay, UnionPay, American Express (Amex), JCB, …

Lưu ý: bạn thường hay nghe như thẻ Vietcombank Visa có nghĩa là thẻ của Vietcombank khi tham gia vào tổ chức Visa nên được quyền phát hành thẻ Visa.

 

5 – Phân biệt thẻ ngân hàng theo kỹ thuật:

Theo kỹ thuật thẻ ngân hàng sẽ được phân ra thành hai loại: thẻ từ hoặc thẻ chip

  • Thẻ từ:

_ Loại: Chỉ có một loại

_ Cấu trúc bên ngoại: Thẻ nhưa có băng từ ở mặt đằng sau

_ Lưu trữ: lưu thông tin trên băng từ

_ Độ bền: thấp, băng từ dễ bị trầy xước

_ Lượng thông tin lưu chữ: ít

_ Mức độ an toàn: thấp vì băng từ dễ bị làm giả

  • Thẻ chip:

_ Loại: có 3 loại: thẻ chíp tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc, thẻ chíp giao diện kép

_ Cấu trúc bên ngoài: có tích hợp con chíp mặt trước thẻ và băng từ mặt sau thẻ

_ Lưu thông tin: trên cả băng từ và chip

_ Lượng lưu trữ: cao vì lưu trữ trên chip có thể ghi đè được

_ Lượng thông tin được lưu: nhiều

_ Mức độ an toàn: cao vì được lưu trữ trên cả chip và băng từ với độ mã hóa cao.

 

Theo 8morning

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

14,581 lượt xem