Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[HN] Tìm Hiểu Văn Hóa Qua Tọa Đàm Lịch Sử " Các Hình Thức Táng Ở Việt Nam "

Hết hạn

Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ “sinh” và “tử”, và hai từ ấy có lẽ cũng là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
Đối với người phương Tây, vấn đề “sinh” được chú trọng nhiều hơn, cho nên ngày sinh nhật thường được đề cao và được tổ chức hàng năm, và ngày “tử” thì hầu như không chú ý đến nhiều. Trong khi đó, ở phương Đông mà trong đó có Việt Nam ngày “sinh” ít được chú trọng, còn ngày “tử” thì được ghi nhớ kỹ và tổ chức kỷ niệm hằng năm, gọi là ngày giỗ hay ngày kị…

Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà phương Đông và phương Tây lại chọn hai sự kiện một cách trái ngược nhau như vậy, điều ấy có lẽ bắt nguồn từ hai nền văn hóa, văn minh khác nhau mà các nhà nghiên cứu thường đánh giá phường Tây là nền văn hóa vật chất hay văn minh vật chất, cụ thể hơn là chủ nghĩa hưởng thụ, vì phần lớn họ cho rằng chết là hết và do vậy cuộc sống cần nâng niu và thọ hưởng. Đông phương phần lớn quan niệm là “Sanh kí, tử qui”, sống chỉ là tạm thời, chết mới thực sự trở về; do vậy ngày sinh không được lưu tâm nhiều, nhưng ngày tử lại được ghi nhớ và thường làm lễ kỉ niệm hằng năm. Chính vì lẽ ấy mà phần nhiều các nước ở phương Đông có những hình thức lễ táng đặc biệt hơn so với phương Tây. 

Tuy nhiên, dù là người ở phương nào: Đông hay Tây, Nam hay Bắc, khi người thân của họ qua đời, họ luôn có những nghi thức lễ táng khác nhau dù đơn giản hay trịnh trọng, trang nghiêm... Những hình thức lễ táng thì rất đa dạng và phong phú, thể hiện nét văn hóa cũng như đặc điểm riêng biệt của mỗi vùng đất, dân tộc và con người.

Hãy cùng HEC tìm hiểu về vấn đề này thông qua Tọa đàm lịch sử “Các hình thức táng ở Việt Nam” – (Trường hợp mộ thuyền Việt Khê, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Diễn giả tham gia tại tọa đàm là hai nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực nhân chủng và khảo cổ học, đó là PGS.TS. Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam và TS. Nguyễn Anh Thư, Giảng viên khoa Di sản văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Thời gian: 8h00, Chủ nhật, ngày 30/7/2017
Địa điểm: Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1, Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Bùi Đình Nam – Điện thoại: 01693.809.539 hoặc Email: [email protected]om

Hết hạn

204 lượt xem