Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[HN] Tọa Đàm "Những Đứa Con Của Rồng" Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Hết hạn

TRUYỀN THUYẾT LONG SINH CỬU TỬ

Long sinh cửu tử là một truyền thuyết ra đời vào cuối đời Tống đầu đời Minh nhằm hệ thống hóa các biểu tượng khác nhau trong một cốt truyện thống nhất “rồng sinh chín con, nhưng không con nào thành rồng”. Truyện long sinh cửu tử đã được chép lại trong nhiều cổ thư và sau đó truyền nhập trong hệ thống văn hiến, thư tịch của các nước sử dụng chữ Hán như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Không chỉ ảnh hưởng qua con đường sách vở, các biểu tượng linh vật trong nhóm long sinh cửu tử còn có những dấu vết vật chất rõ nét qua các hiện vật khảo cổ học lịch sử ở các nước này. Truyền thuyết này được truyền tải, ghi chép qua nhiều đời với nhiều dị bản khác nhau, khiến cho các hình tượng quy tập mở rộng lên con số 13. Điều này cho thấy, quan niệm về từng biểu tượng với những đặc tính sở biểu của từng loài thú thiêng có sự chuyển động thú vị, dẫn đến sự phong phú trong quan niệm và phương thức tạo hình. Truyền thuyết này chỉ là một thao tác văn học để quy gộp các biểu tượng vốn đã có từ trước đó khá lâu, như thao thiết có từ đời Tây Chu, xi vẫn có từ thời Hán với nguồn gốc Ấn Độ- Nam Á… Các cứ liệu văn vật (hiện vật khảo cổ học) xuất hiện trước thời điểm ghi chép truyền thuyết khá dài. Và kể cả sau khi truyền thuyết được hình thành và lan tỏa ra các nước đồng văn, các biểu tượng chín con của rồng vẫn tiếp tục được cải biến và diễn hóa bằng nhiều phương thức khác nhau. 

Về cơ bản, cốt truyện của truyền thuyết long sinh cửu tử như sau. Rồng sinh được mười con, nhưng chỉ có một con trở thành rồng thực thụ, còn chín con khác thì lại mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Qua khảo sát gần mười thư tịch tổ, các tên gọi, chức năng, của các linh vật không phải lúc nào cũng thống nhất, ở đôi chỗ do ghi chép sai lệch, nhầm lẫn. Nhưng cũng không ít chỗ, các dị bản cũng cho thấy số lượng các con của rồng còn nhiều hơn con số chín. Sau khi thống kê, so sánh, chúng tôi thấy, tổng số các linh thú biểu tượng qua các văn bản trên có 13 con, gồm: (1) bí hí hình như con rùa thích mang vật nặng, thường đội bia; (2) xi vẫn hình thể kết hợp giữa đầu rồng và thân thú, thường đặt ở đầu kìm và trên nóc các công trình kiến trúc, dùng để trấn trừ hỏa tai; (3) bồ lao hình rồng hai đầu, sợ cá kình, thường dùng để làm quai chuông. (4) ngạn bệ, hình giống như hổ, rất hung dữ, thường đặt ở cửa ngục. (5) thao thiết, tính thích nhai nuốt, nên tạc ở trên thân vạc. (6) công hạ, tính thích nước, thường đặt ở đầu cầu. (7) nhai tì, tính hiếu sát, thường đúc ở chuôi vũ khí. (8) kim nghê, hình dáng sư tử vàng, thích nuốt khói, thường đúc ở trên nắp lò hương. (9) con tiêu đồ,hình trai ốc/ hoặc mặt sư tử tính nghiêm mật, thường đúc ở tay khóa cửa nhà. (10) Phục hí, hình rồng, thích văn chương, nên tạc trên trán bia. (11) Kim ngô: thân mình như người con gái đẹp, đầu đuôi giống cá, không biết ngủ, nên dùng để tuần phòng. (12) Tù ngưu: thích âm thanh, nên được tạc trên nhạc khí. (13) Trào phong: tính thích nguy hiểm, thích trông xa, nên tạc trên nóc mái để canh giữ.

Với nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu nhận định rằng, các biểu tượng linh vật trong nhóm long sinh cửu tử ít nhiều đã có ảnh hưởng nhất định đến “văn minh vật chất” của người Việt trong quãng hơn ngàn năm. Việc giải mã các biểu tượng trên cơ sở kết hợp tư liệu thành văn với các hiện vật khảo cổ học lịch sử sẽ góp phần soi sáng khía cạnh liên văn hóa của biểu tượng rồng Việt Nam trên cơ tầng văn hóa Đông Á- Đông Nam Á.
---------------------------
Mọi chi tiết về buổi Tọa đàm xin liên hệ: Anh Bùi Đình Nam
Điện thoại: 01693.809.539 - Email: [email protected]om

Link sự kiện: tại đây

Hết hạn

2,763 lượt xem