Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Chuẩn Bị Cho Kỳ Đánh Giá Thành Tích Tiếp Theo Của Bạn Như Thế Nào?

 

"Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên medium.com của Alex Kracov.

Lại một kỳ đánh giá thành tích bắt đầu. Bạn đã dành cả năm để làm việc chăm chỉ, và bây giờ bạn nghe mọi người nghĩ gì về bạn và công việc của bạn. Bạn có thể có chút lo lắng, nhưng không chỉ mình bạn cảm thấy vậy – trên 78% nhân viên cảm thấy nản lòng với quá trình đánh giá thành tích. Trong khi đó chắc chắn có những mặt tiêu cực trong những kỳ đánh giá thành tích, sự thật là những kỳ đánh giá đó vẫn mang lại nhiều giá trị đối với cả nhân viên và công ty.

Để giúp bạn đạt điểm cao trong kỳ đánh giá tới, chúng tôi đưa ra bản đồ chỉ dẫn để giúp bạn chuẩn bị:

Ba đến sáu tháng trước

Niềm tin là mấu chốt. Bắt đầu bằng việc hiểu thành công trong công việc có ý nghĩa gì với bạn, vì vậy bạn sẽ hiểu được thành tích tốt có ý nghĩa gì đối với quản lý của bạn. Bạn muốn thể hiện bạn thành công hoàn thành mọi thứ mà bạn được yêu cầu. Điều này làm nổi bật lên mục tiêu của và mong đợi của bạn đối với quản lý. Nếu bạn làm việc trong công ty hơn một năm, điều này đáng lẽ là một phần trong cuộc thảo luận trong kỳ đánh giá thành tích trước của bạn. Tuy nhiên, việc tổ chức cuộc thảo luận trước thời hạn này và biết được bạn đang đứng ở đâu, bạn sẽ có thời gian để tạo ra sự thay đổi, điều này ảnh hưởng đến kỳ đánh giá thành tích của bạn.

Nhiều kỳ đánh giá thành tích là những kỳ đánh giá của đồng nghiệp, nghĩa là những đồng nghiệp đánh giá cho các thành tích của bạn. Điều này có ý nghĩa là việc có mối quan hệ công việc tốt với đồng nghiệp thì quan trọng. Điều này phần lớn là do của các tương tác hằng ngày của bạn, nhưng có một cách để chủ động cải thiện mối quan hệ là trò chuyện một cách trung thực với đồng nghiệp của bạn. Đi ra khỏi văn phòng, uống cà phê, hỏi các câu hỏi và lắng nghe những người đồng nghiệp nói về việc mọi người làm việc chung tốt hơn như thế nào. Những đồng nghiệp sẽ cảm kích vì bạn coi trọng mối quan hệ để có cuộc trò chuyện này với họ

Trước cuộc họp

Đi vào trong phòng đánh giá thành tích đã được chuẩn bị. Đây là bốn điều bạn nên làm để chuẩn bị:

1. Chuẩn bị một danh sách các thành tích

Nhớ mục tiêu bạn đã đề ra trong cuộc thảo luận với quản lý của bạn?  Viết lại bạn đã hoàn thành những mục tiêu đó như thế nào – bạn cần chứng tỏ rằng bạn đã hoàn thành những gì được yêu cầu  trong  khả năng của. Nếu có những khía cạnh bạn hoàn thành vượt quá so với yêu cầu, chắc chắn hãy làm nổi bật điều đó. Và nếu có những mục tiêu bạn không đạt được, đưa ra lý do thấu đáo về nó.

Lời khuyên: ghi chép những thách tích trong năm của bạn để giúp cho tiến trình này diễn ra dễ dàng hơn.

2. Phân tích thành thích cá nhân của bạn

Kỳ đánh giá thành tích là khoảng thời gian tuyệt vời để phán ảnh thành tích của bạn trong năm qua. Mỗi cá nhân có cơ hội để cải thiện, và đó là ý nghĩa của kỳ đánh giá thành tích thực. Tầm quan trọng của ý kiến phản hồi là để giúp bạn hiểu bạn có thể trở nên tốt hơn trong công việc như thế nào

Không ai biết tường tận thành tích của bạn hơn bạn cả, vì vậy dành chút thời gian và phân tích công việc của bạn thời gian qua. Một cách tiếp cận là nghĩ về thành tích như phân tích SWOT:

  • Điểm mạnh của bạn là gì?
  • Điểm yếu của bạn là gì?
  • Bạn có cơ hội gì liên quan đến thành tích của bạn?
  • Bạn gặp thách thức gì liên quan đến thành tích của bạn?

Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị thông tin phản hồi bạn sẽ nhận được, trong khi đó hãy thể hiện cho quản lý của bạn thấy rằng bạn nghĩ (quan tâm) một cách nghiêm túc về thành tích bản thân.

3. Chuẩn bị tinh thần cho việc phê bình mang tính xây dựng

Thật khó khăn để có thể lắng nghe những ý kiến phản hồi tiêu cực; nó là cảm giác cá nhân, đặc biệt là khi nó đến từ những người mà bạn làm việc chung mỗi ngày. Luôn luôn nhớ rằng việc phê bình mang tính xây dựng vì lợi ích của bạn; nó giúp bạn trở nên tốt hơn trong công việc.

Dành chút thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về việc bạn sẽ phản hồi những ý kiến tiêu cực như thế nào. Chắc chắn rằng bạn không bao giờ tạo ra ấn tượng như đang phòng thủ với các ý kiến đó. Luôn luôn bắt đầu bằng cách cảm ơn quản lý của bạn về ý kiến phản hồi, sau đó hỏi những câu hỏi về việc bạn có thể cản thiện lĩnh vực này trong công việc như thế nào.

4. Biết điều gì để yêu cầu

Thông thường, kỳ đánh giá thành tích thì có mối quan hệ với cuộc thảo luận thăng chức và lương bổng. Trước cuộc họp, nói với quản lý để chắc chắn rằng đây là khoảng thời gian chính xác để nói về thăng tiến/ lương bổng suốt cuộc thảo luận đánh giá thành tích.

Nếu nó là khoảng thời gian chính xác, chắc chắn rằng bạn biết bạn muốn gì và tạo sao bạn xứng đáng.  Danh sách thành thích bạn đã tạo ra là điểm bắt đầu tuyệt vời.

Trong cuộc họp

Bạn đã làm mọi thứ bạn có thể để chuẩn bị cho cuộc họp, và bây giờ đã đến lúc gặp gỡ quản lý của bạn.

Kỳ đánh giá thành tích có thể sẽ bắt đầu bằng việc quản lý của bạn đánh giá tổng quát về bản tóm tắt về những lời bình luận thành tích, bảng này được thu thập từ các đồng nghiệp của bạn. Quản lý sẽ đi đến phần danh sách các câu hỏi/ bình luận và đưa ra bản tóm tắt bạn đạt được mức độ nào trong mỗi đặc điểm được đo lường trong kỳ đánh giá thành tích ( kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và chuyên môn, giá trị công ty,…). Chắc chắn rằng bạn nghe cẩn thận mỗi phần của ý kiến đánh giá và khi bạn nghe thấy điều gì tiêu cực, đừng có xúc động; nhớ rằng điều này là vì lợi ích của bạn. Nắm bắt cơ hội này để hiểu các ý kiến phản hồi và hỏi những câu hỏi để hiểu rõ hơn về nó và bạn có thể cải thiện như thế nào.

Khi vào trong kỳ đánh giá thành tích, ghi nhớ một vài mẹo nhanh sau:

  • Thư giản, thực hiện cuộc thảo luận: thở sâu và cố gắng có cuộc thảo luận bình thường với quản lý.
  • Đừng có tự vệ hoặc đối đầu: tiếp cận mỗi phần của ý kiến phản hồi như cơ hội để trở nên tốt hơn.
  • Đừng đổi lỗi: nhận lỗi của bản thân.
  • Nói rõ bạn sẽ tăng giá trị ở mặt nào: giúp quản lý của bạn hiểu những cách đặc biệt bạn làm để mang lại giá trị cho đội nhóm và công ty của bạn.
  • Tập trung phát triển nghệ nghiệp: chắc chắn rằng sau khi kết thúc cuộc thảo luận bạn biết làm thế nào để trở nên tốt hơn, với các bước tiếp theo rõ ràng.
  • Xây dựng những ý kiến phản hồi tích cực: tìm cách để kết nối các ý kiến phản hổi tích cực bạn nhận được với mục tiêu nghề nghiệp bản thân.

Sau cuộc họp

Sau kỳ đánh giá thành tích bản thân, bạn nên ý thức điều gì đang làm tốt, điều gì cần được cải thiện, và điều gì bạn cần làm để đạt mục tiêu nghề nghiệp. Bây giờ bạn cần củng cố lại những đề mục hành động này và làm việc với quản lý đê phát triển kế hoạch thực hiện. Kế hoạch này bao gồm một danh sách những mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được, những mục tiêu này làm nổi bật điều bạn cần làm để hoàn thành giai đoạn thành tích sắp tới, và làm rõ ràng điều công ty mong đợi từ bạn. Kế hoạch cũng bao gồm các đề mục hành động từ quản lý và/ hoặc bất cứ sự hỗ trợ phát triển nghề nghiệp để giúp bạn đạt được những mục tiêu này.

Sau khi kế hoạch thực hiện được thiết lập, chắc chắn rằng bạn phải thường xuyên bám sát các cuộc thảo luận ( cuộc thảo luận mặt đối mặt với nhau) để thảo luận quá trình hướng đến những mục tiêu. Nếu bạn đang gặp khó khăn với một mục tiêu nào đó, đừng lo lắng về việc nói nó với quản lý bạn; công việc của quản lý là để giúp đỡ bạn làm sáng tỏ các rào cản và đạt được mục tiêu.

Nhiệm vụ của bạn phải tiếp tục thực hiện kế hoạch thực hiện này, điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cuộc thảo luận thành tích tiếp theo của bạn. Chúc bạn may mắn với kỳ đánh giá tiếp theo.

------------------------

Tác giả: Alex Kracov

Link bài gốc: TẠI ĐÂY

Dịch giả: Xuân Mai – YBOX.VN Translator

(*) Bản quyền bài viết thuộc về  YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Xuân Mai – Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ. Ví dụ:” Thheo Ybox” hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ

(**)  Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây:  http://ybox.vn/cuoc-thi/tro-thanh-dich-gia-tren-yboxvn-co-hoi-ren-luyen-ky-nang-ngoai-ngu-dong-gop-tri-thuc-cho-cong-dong-3nei1fsubf 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,847 lượt xem