Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Vũng Tàu] Chương Trình Tình Nguyện Viên Bảo Tồn Tùa Biển Tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo 2017

Hết hạn
Địa điểm Địa điểm: Khác - Chuyên môn Chuyên môn: Khác - Tính chất công việc Tính chất công việc: Tình nguyện

I. Giới thiệu về VQG Côn Đảo và Chương trình bảo tồn rùa biển

  1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập năm 1993, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là  1 trong 30 Vườn quốc gia của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo có diện tích gần 20.000 hecta trong đó 6.000 hecta trên cạn và 14.000 hecta biển.

Vườn quốc gia Côn Đảo có tọa độ địa lý: – Từ 106031’ đến 106045’ kinh độ Đông; Từ 8034’ đến 8049’ vĩ độ Bắc. Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Bà Rịa

– Vũng Tàu  97 hải lý về phía Đông Nam.

Thông tin về VQG Côn Đảo có thể tham khảo thêm ở trang web: http://www.condaopark.com.vn/

Vườn quốc gia Côn Đảo được các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn. Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Côn Đảo là 1 trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Côn Đảo đã được xếp là khu vực ưu tiên để phát triển du lịch của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là khu Ramsar thứ 2203 của thế giới và khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Tạp chí New York Times (11/2010) đã nhận xét Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á, hai năm liền  (2011 – 2012), tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Anh) đã bầu chọn Côn Đảo là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳ nghỉ lãng mạn.

2.  Giới thiệu về chương trình bảo tồn rùa biển

Vùng biển Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng của Rùa Xanh (hay còn gọi là  Vích) (Chelonia mydas) và Đồi mồi (Eretmochelys imbricata). Tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 14 bãi biển có Rùa lên đẻ trứng với tổng diện tích các bãi đẻ trên hàng chục ngàn m2. Một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn và số lượng rùa mẹ lên đẻ nhiều như bãi cát lớn đảo Bảy Cạnh, bãi cát lớn hòn Cau, bãi cát lớn hòn Tre Lớn, bãi cát hòn Tài, bãi Dương hòn Bảy Cạnh, 5 bãi này  được bố trí 5 Trạm kiểm lâm để làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn rùa biển. Mỗi Trạm kiểm lâm có từ 5 – 8 kiểm lâm viên.

Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 10 có trên 400 rùa mẹ lên các bãi cát thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo để làm tổ, đẻ trứng, có trên 150.000 rùa con được cứu hộ và thả về biển, tỷ lệ trứng nở thành công đạt đến 87%. Vào mùa cao điểm, một số bãi biển ở hòn Bảy Cạnh, hòn  Tre lớn, mỗi đêm có 10 – 20 rùa mẹ lên làm tổ.

Bắt đầu từ năm 1994, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đã tiến hành chương trình bảo tồn Rùa biển với nội dung: (1) Nghiên cứu đặc tính sinh thái học của rùa biển thông qua hoạt động đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước….vv (2) Bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng thông qua các hoạt động tuần tra, kiểm soát; san lấp, vệ sinh bãi đẻ; di dời các  tổ trứng đến nơi an toàn…vv (3) Xây dựng trại giống thông qua các hoạt động tạo trạm ấp trứng an toàn; kiểm tra và thả rùa con về biển.

Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam. Quần thể rùa xanh về đẻ trứng tại Côn Đảo là một trong những quần thể rùa xanh lớn của khu vực Đông Nam Á. Vườn quốc gia Côn Đảo được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất.

Vào tháng 7 và tháng 8 là mùa cao điểm của rùa biển đẻ trứng, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đang thiếu nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển. Chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ từ cộng đồng cho công tác bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo.

II.  Mục tiêu của Chương trình TNV

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của rùa biển thông qua việc tạo cơ hội cho họ tham gia vào công tác nghiên cứu và bảo vệ rùa biển tại các bãi đẻ tiêu biểu;

+ Đào tạo đội ngũ tình nguyện viên có hiểu biết và kỹ năng, có thể giúp đỡ cán bộ chuyên môn tại các khu bảo tồn rùa biển trong công tác bảo tồn rùa biển;

+ Tăng cường năng lực cho các khu bảo tồn rùa biển.

III.  Thời gian thực hiện năm 2017

+ Mùa sinh sản của rùa biển tại Việt Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, trong đó thời điểm có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất từ tháng 7 đến 9. Do đó, chương trình TNV sẽ được thực hiện trong hai tháng: từ tháng 7 đến giữa tháng 8.

+ Tình nguyện viên đăng ký chương trình 10 ngày, chia thành 3 đợt sau, mỗi đợt có tối đa 12 TNV được lựa chọn. Mỗi TNV đưa ra 1 lựa chọn tham gia 1 chương trình. Sẽ ưu tiên lựa chọn những TNV đăng ký sớm. Lưu ý: chương trình 10 ngày đã tính cả thời gian TNV đến Côn Đảo (ngày 1) và trở về (ngày thứ 10). Ví dụ chương trình từ 7/7 – 16/7 thì TNV cần có mặt tại Côn Đảo vào ngày 7/7, các hoạt động sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 8/7 – 15/7 và TNV sẽ trở về từ các đảo nhỏ đến Côn Sơn và trở về địa phương vào ngày 16/7.

£  7/7  – 16/7/2017

£  21/7 – 30/7/2017

£ 11/8 – 20/8/2017

IV.   Chương trình: 10 ngày

Ngày 1:

+ Đến Côn Đảo, đón sân bay/bến tàu và nhận phòng khách sạn; Ngày 2:

+ Sáng: Tham gia lớp tập huấn 1 ngày tại VQG Côn Đảo;

+ Chiều: Rời đảo lớn đến các đảo có rùa biển lên đẻ;

+ Đêm: Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, gắn thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.

 Ngày 3 – 9:

+ Sáng: vệ sinh, san lấp bãi tạo thuận lợi cho rùa biển làm tổ;

+ Chiều: chuẩn bị cọc, bảng đánh dấu tổ rùa và vệ sinh hồ ấp trứng

+ Đêm: Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, gắn thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.

Ngày 10:

+ Sáng: Tổng kết chương trình và di chuyển vào đảo lớn và đi sân bay/bến tàu

V.  Điều kiện cơ bản để tham gia chương trình của TNV

+ Là công dân Việt Nam;

+ Là người quan tâm đến môi trường, động vật hoang dã và rùa biển nói riêng, có điều kiện tham gia đầy đủ các công việc bảo vệ rùa biển theo yêu cầu của Ban tổ chức.

+ Có khả năng tự túc kinh phí đi lại đến các khu bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo;

+ Có sức khỏe và thể lực tốt;

+ Có bảo hiểm y tế và bảo hiểm du lịch ;

+ Độ tuổi: từ 21 đến 45 tuổi ;

+ Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trong phần Tìm hiểu rùa biển của Phiếu đăng ký;

+ Có các ý tưởng truyền thông mới lạ, đặc sắc và khả thi để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng và cam kết thực hiện những ý tưởng này sau khi tham gia chương trình;

+ Các ý tưởng và kế hoạch truyền thông này được thực hiện bởi cá nhân hoặc/và nhóm TNV sau khi kết thúc chương trình bao gồm các hoạt động, chương trình: (1) Làm phim về nhóm TNV trong thời gian tham gia; (2)  xây dựng fanpage/ blog về chương trình bảo tồn biển và rùa biển; (3) có các bài báo/ảnh được đăng trên các phương tiện truyền thông; (4) tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm về nội dung bảo tồn biển, rùa biển; (5) xây dựng kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho chương trình bảo tồn biển, rùa biển;

(6) Và các chương trình khác nếu có.

+ Cam kết miễn trừ trách nhiệm đối với Ban Tổ chức nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xảy ra rủi ro đối với tài sản và tính mạng của tình nguyện viên;

+ Biết bơi

VI.   Cách thức và thời hạn đăng ký

Để đăng ký Bạn sẽ điền vào phiếu thông tin tại địa chỉ:

https://goo.gl/forms/CiRZsFlvwbPqbwTH2

Hạn gửi đăng ký: trước 24:00 ngày 28 tháng 5 năm 2017

Thời gian thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ: ngày 5 tháng 6 năm 2017 tại website: www.iucn.org/vietnam http://www.condaopark.com.vn/

Đối với các TNV được lựa chọn sau vòng xét duyệt, BTC sẽ gửi email thông báo. TNV cần phải xác nhận lại qua email đồng ý tham gia và gửi qua đường bưu điện các tài liệu sau tới địa chỉ dưới đây của IUCN trước hai tuần kể từ ngày bắt đầu đợt tình nguyện đã lựa chọn:

  • 01 bản Photocopy chứng minh nhân dân,
  • 01 bản Photocopy giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất,
  • 01 bản photocopy bảo hiểm y tế, bảo hiểm du lịch,
  • Bản chính cam kết miễn trừ trách nhiệm (theo mẫu sẽ được gửi qua email cho các TNV);

Địa chỉ gửi qua bưu điện: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Tầng 1, nhà 2A Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Sau khi IUCN nhận được đầy đủ các giấy tờ trên qua bưu điện, các TNV sẽ nhận được email thông báo được chính thức lựa chọn tham gia chương trình và các thông tin hậu cần cần thiết.

Lưu ý: tất cả các thông tin trao đổi chuẩn bị cho chương trình sẽ chỉ được gửi qua email. Vui lòng không liên hệ qua điện thoại nếu không cần thiết.

  • Trách nhiệm và chi phí đóng góp của các bên liên quan: Tình nguyện viên tham gia tự chi trả:

+ Vé máy bay/vé tàu đến và rời Côn Đảo;

+ Bảo hiểm y tế và bảo hiểm du lịch;

+ Chi phí tiền ăn:

  • TNV tự sắp xếp và chi trả tiền ăn ngày đầu tiên và bữa sáng của ngày thứ 2 tại đảo Côn Sơn
  • TNV nộp trực tiếp cho BQL VQG Côn Đảo tiền ăn các bữa ăn trên đảo nhỏ. Mức đóng: 1,500,000 VND/người/chương trình cho các bữa ăn từ tối ngày thứ 2 đến sáng ngày thứ 10 trên đảo nhỏ.

+ Các chi phí cá nhân khác (thăm quan di tích lịch sử, ăn uống phát sinh ….)

BQLVQG Côn Đảo hỗ trợ:

+ Cơ sở vật chất phục vụ Tình nguyện viên: phòng hội thảo, nơi ở, sinh hoạt tại các  đảo nhỏ;

+ Sắp xếp phương tiện đi lại từ đảo lớn đến đảo nhỏ;

+ Một phần chi phí xăng dầu đi lại từ đảo Côn Sơn đến các đảo nhỏ;

+ Cử cán bộ tổ chức tập huấn bảo tồn rùa biển cho các TNV và hướng dẫn thực địa tại các trạm kiểm lâm;

+ Chứng nhận cho TNV tham gia Chương trình;

+ Các thiết bị phục vụ tập huấn và thực hành tại thực địa như máy chiếu, dụng cụ đánh dấu rùa biển, áo phao, võng ngủ/giường chiếu cho TNV;

IUCN – Chương trình bảo tồn rùa biển do US FWS tài trợ hỗ trợ:

+ Tài liệu tâp huấn;

+ Áo T-shirt/áo gió để đi tuần tra rùa biển hàng đêm;

+ Chi trả các chi phí tổ chức tập huấn bảo tồn rùa biển cho các TNV (ngày thứ 2) bao gồm tiền thuê hội trường, thù lao cán bộ tổ chức tập huấn, nước uống và ăn trưa cho TNV;

+ Trang trải tiền khách sạn đêm thứ nhất tại đảo Côn Sơn cho các TNV;

+ Trang trải tiền xe đón và tiễn sân bay/bến tàu: 140,000 VND/người;

+ Hỗ trợ một phần chi chi phí xăng dầu đi lại từ đảo Côn Sơn đến các đảo nhỏ;

+ Chứng nhận cho TNV tham gia Chương trình (cùng VQG Côn Đảo)

IX.   Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

+ Đối tượng có thể tham gia chương trình này? Là công dân Việt Nam, những người tham gia chương trình này đến từ rất nhiều lĩnh vực, họ có thể là bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, nhân viên văn phòng, bộ đội, sinh viên, khách du lịch, người dân địa phương …vv nhưng họ cùng chia sẻ một sự quan tâm chung đến bảo vệ môi trường và đặc biệt động vật hoang giã, những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như rùa biển. Công việc này làm chủ yếu về đêm và khá vất vả, do vậy đòi hỏi người tình nguyện tham gia phải thực sự yêu thích, có thể lực và sức khỏe tốt.

+ Đến đảo nhỏ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn rùa biển tôi ăn, ở như thế nào? Bạn sẽ ăn, ở cùng lực lượng kiểm lâm. Tại đảo nhỏ điều kiện cơ sở vật chất, ăn, ở không được tiện  nghi và đầy đủ vì vậy bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn. Ở các đảo nhỏ không có nước ngầm, nước mưa được dự trữ để dùng hằng ngày vì vậy bạn phải sử dụng tiết kiệm. Hằng ngày bạn sẽ được Trạm trưởng kiểm lâm phân công nhiệm vụ bảo tồn rùa biển cụ thể.

+ Tôi có thời gian tự do không? Mỗi ngày bạn sẽ có rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi thăm quan khu vực xung quanh hoặc bơi, lội xem sinh vật biển.

+ Tôi phải mang theo gì khi ra Côn Đảo? Đèn pin để đi tuần tra đêm, quần áo tiện dụng, dễ giặt và nhanh khô; giày dép tiện dụng để có thể đi trong rừng cũng như trên cát; mũ, kem chống nắng và thuốc chống côn trùng. Bạn có thể mang theo ống nhòm để dễ quan sát rùa biển ở khoảng cách xa.

+ Đặc biệt là lời khuyên TNV cần gì, tham khảo các bài viết của các TNV cũ tại:  =

+ Ban tổ chức khuyến khích các TNV mới kết nối và trao đổi trực tiếp với các TNV cũ qua facebook:

+ Hoặc có thể tham khảo báo cáo tổng kết chương trình 2014 tại:

X.  Liên hệ

VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

29 Võ Thị Sáu, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ (IUCN)

Tầng 1, nhà 2A, Khu ngoại giao đoàn Vạn

Điện Thoại: 0643 630 090

W: www.condaopark.com.vn.

Phúc, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04 37261575

W: www.iucn.org/vietnam

Hết hạn

14,756 lượt xem