Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Toàn Quốc] Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Bền Vững (CSDS) Tuyển Ứng Cử Viên Cho Khóa Tập Huấn Facilitation Training, Không Mất Phí Tham Gia 2018

Hết hạn
Địa điểm Địa điểm: Khác - Chuyên môn Chuyên môn: Khác - Tính chất công việc Tính chất công việc: Khác

 

  1. GIỚI THIỆU

“Nếu cho tôi nghe, tôi có thể quên. Nếu cho tôi nhìn tôi có thể nhớ. Nếu cho tôi tham gia vào thực hiện tôi sẽ hiểu” – Khổng Tử.

Xuất phát từ mong muốn thay đổi môi trường học tập từ thụ động tiếp nhận tới việc học viên chủ động tham gia vào quá trình học tập, đào tạo để hiểu sâu sắc nội dung học tập, chương trình “Facilitation Training” đã ra đời.

Chương trình được tổ chức và thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững - CSDS với sự phối hợp cùng EyeOpenerWorks - EOW triển khai ở Việt Nam nhằm tạo dựng một phong cách khác với phong cách của một giáo viên và giảng viên truyền thống sang phong cách của một người Facilitator.

Đặc biệt trong chương trình này hướng tới phát triển kỹ năng facilitation cho các bạn đang làm việc với thanh niên trong các hoạt động xã hội. Chúng tôi sẽ lựa chọn 6 facilitators sau tập huấn sẽ cam kết triển khai lại các hoạt động tập huấn cho 20 bạn thanh niên trong Chương trình Phát triển lãnh đạo thanh niên I COMMIT năm 2018.

  1. MỤC TIÊU

Hỗ trợ nâng cao khả năng tự tổ chức điều phối và tập huấn cho các bạn tham gia và đồng thời phát triển các kỹ năng cần thiết của một người facilitator để từ đó các bạn có thể hỗ trợ các bạn thanh niên thực hiện các hoạt động cộng đồng.

Kết quả hướng tới:

- Hiểu về phương pháp học tập qua trải nghiệm và vai trò của người facilitator;

- Biết các nguyên tắc và rèn luyện các kỹ năng quan trọng của người facilitator: Đặt câu hỏi, đưa phản hổi, lắng nghe;

- Biết cách xây dựng một môi trường học tập chủ động và tương tác;

- Biết thiết kế một chương trình đào tạo theo phương pháp học tập qua trải nghiệm;

- Hiểu về quy trình và rèn luyện khả năng dẫn dắt các bài tập học tập qua trải nghiệm;

- Trang bị và thực hành các bài tập và hoạt động trải nghiệm về một số chủ đề khác nhau;

- Tăng sự tự tin, thấu cảm và khả năng giao tiếp khi làm việc với con người;

- Xây dựng một cộng đồng những người thực hành phương pháp và có những buổi sinh hoạt chuyên sâu;

Chương trình còn hướng tới xây dựng 1 nhóm facilitator nhỏ ( 6 người) để tham gia làm coach cho chương trình I Commit. Thông tin về I Commit các bạn có thể xem ở phía dưới.

  1. THÔNG TIN CHI TIẾT

- Địa điểm dự kiến: Làng sinh thái Thái Hải - Thái Nguyên

- Thời gian: 2 - 3 - 4/02/2018

- Số lượng tham gia: 20 người

- Chi phí: Khóa tập huấn được CSDS tài trợ

- Phí cam kết: 500.000 VND/người (Số tiền trên sẽ được hoàn trả 100% sau khi người tham gia cam kết tham gia đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ chương trình)

LƯU Ý: Với các bạn ở ngoài Hà Nội, CSDS sẽ không chi trả chi phí di chuyển từ địa phương đến Hà Nội.

  1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

- Từ 20 tuổi trở lên.

- Đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.

- Quan tâm hoạt động cộng đồng và đặc biệt là các hoạt động dành cho thanh niên.

- Đang tham gia vào các hoạt động về giáo dục đào tạo và đặc biệt là giáo dục trải nghiệm.

- Có nhu cầu theo đuổi trở thành facilitator và áp dụng kĩ năng này vào các hoạt động xã hội.

- Cam kết tham gia đầy đủ trọn vẹn 3 ngày tập huấn. (lưu ý chương trình tập huấn có các phần kết nối vào buổi tối)

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

a. Giai đoạn 1: Tập huấn nền tảng

Chương trình tập huấn sẽ diễn ra trong 3 ngày nhằm trả lời các câu hỏi chính sau:

- Điều gì khiến bạn cần một môi trường học tập tương tác, hỗ trợ nhau và đề cao trải nghiệm? Làm thế nào để bạn tạo ra một môi trường như vậy?

- Làm thế nào để bạn thiết kế một buổi tập huấn/ thảo luận?

- Làm thế nào để dẫn dắt 1 hoạt động trải nghiệm rút ra được bài học?

- Làm thế nào để bạn đăt ra được những câu hỏi có sức mạnh?

b. Giai đoạn 2: Chúng ta cùng thực hành

Các câu hỏi chính trong giai đoạn này:

- Làm thế nào để tôi áp dụng và thực hành phương pháp trong công việc và thực tế của chính mình?

- Làm thế nào để tôi tiếp tục duy trì cảm hứng và phát triển tiếp chuyên môn và kỹ năng Facilitation của mình?

Trong chương trình này, CSDS và EOW hỗ trợ học viên sau khoa học thông qua 2 hình thức:

- Coaching/mentoring:

Trong tập huấn, khi có khúc mắc có thể trao đổi với trainer, vậy sau tập huấn, khi có vấn đề phát sinh, ai sẽ là người đồng hành để hỗ trợ?

Đây là quá trình kèm cặp 1-1. Người học sẽ được đăng ký làm việc trực tiếp với 1 coach của EOW sau khóa học. Thời gian Coach sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và thỏa thuận giữa người học và người coach, tối thiểu sẽ là 1 tháng để đảm bảo người học có khả năng tự thiết kế và tự thực hiện các hoạt động đào tạo qua trải nghiệm

- Sinh hoạt chuyên môn trong cộng đồng facilitator

Rất nhiều lần sau một tập huấn, bạn trở về với đầy quyết tâm và năng lượng để áp dụng. Nhưng rồi qua thời gian, năng lượng đó cũng phai nhạt đi. Làm thế nào để mình có thể tiếp tục giữ được năng lượng và môi trường tích cực đó? Việc tạo ra một cộng đồng những người làm facilitator với những buổi sinh hoạt chuyên môn, những buổi bạn có thể thực hành thử và nhận các phản hồi sẽ tạo ra một môi trường để cùng nhau thay đổi cách giáo dục và đào tạo hiện nay.

LƯU Ý: Riêng nhóm Facilitator đăng ký coach cho I Commit. Các bạn sẽ có 4 tháng để trải nghiệm và thực hành việc điều phối tập huấn và coaching cho 20 bạn thanh niên trong chương trình I Commit.

  1. CÁCH THỨC ĐĂNG KÍ

Link ăng kí: http://bit.ly/tottraining

Hạn đăng kí: 23/01/2018 (Thứ Ba)

  1. LIÊN HỆ

Ms. Nguyễn Trà My

SĐT: 0162.997.9992 (vui lòng không nhắn tin)

Email: [email protected]

  1. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

- Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam tập trung vào các hoạt động phát triển thanh niên, các chương trình phát triển cộng đồng và trao đổi tình nguyện quốc tế. Được thành lập từ năm 2009, CSDS đã phát triển đa dạng các hoạt động trên toàn quốc hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.csds.vn

- EyeOpenerWorks (EOW) là một tổ chức quốc tế có trụ sở chính ở Hà Lan và các tổ chức đại diện ở tại Uganda và Việt Nam. EyeOpenerWorks cung cấp các dịch vụ phát triển con người cho các tổ chức, doanh nghiệp bằng phương pháp học tập thông qua trải nghiệm. Trong nhiều năm qua, tổ chức EyeOpenerWorks đã hỗ trợ và cung cấp giải pháp phát triển nhân lực cho hơn 50 công ty, tổ chức ở trên 10 quốc gia trên thế giới.

- Chương trình Phát triển lãnh đạo thanh niên I COMMIT được thực hiện bởi trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) và EyeopenerWorks (EOW) với sự tài trợ của Quỹ Viện trợ Ailen (Irish Aid). Được hình thành từ năm 2013, chương trình hướng tới việc đào tạo, phát triển thanh niên nhằm tạo nên các tác động tích cực trong xã hội.

Mục tiêu của chương trình nhằm tạo dựng một không gian biến các ý tưởng thay đổi cộng đồng thành hiện thực thông qua các hoạt động tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cùng với việc kết nối các bạn trẻ. I Commit hướng tới việc nâng cao năng lực lãnh đạo, khả năng hành động, cam kết và lan tỏa trong giới trẻ trước các vấn đề của xã hội.

Phát triển bản thân

“Tôi muốn trở thành một con người như thế nào?” Tìm hiểu về giá trị, năng lực bản thân, xây dựng một cách nhìn mới nhằm phát huy tối đa năng lực bản thân. Xây dựng tinh thần chủ động, hành động và cam kết theo đuổi mục tiêu nhằm tạo nên

những sự thay đổi tích cực. Thông qua các hoạt động trải nghiệm điều phối dự án thực tế, các bạn thanh niên sẽ tự khám phá và rút ra các bài học cho sự phát triển của bản thân mình.

Tạo nên ảnh hưởng

“Tôi muốn thế giới trở thành…” Thành viên tham dự chương trình sẽ tập hợp thành các nhóm và cam kết lan tỏa ảnh hưởng của khóa tập huấn đến cộng đồng, thông qua việc khởi xướng các dự án của nhóm. Mỗi nhóm sẽ được hướng dẫn bởi một người “coach” có nhiều kinh nghiệm, người này sẽ cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn thành viên trong nhóm, giúp nhóm đạt được các kết quả mong muốn sau dự án.

(*) Lưu ý: do hạn chế về mặt thời gian nên chỉ các ứng viên được lựa chọn vào vòng sau mới được liên hệ và phản hồi. Rất mong các bạn thông cảm
Hết hạn

840 lượt xem