Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[Du Lịch] Ăn, Cầu Nguyện, Yêu Ở Indonesia

“Eat, Pray, Love” phiên bản Indonesia 
Diễn viên, kiêm đạo diễn, chiến luôn quay phim: cô gái Việt Nam chính hiệu không pha (nhưng chuyên bị nhầm là người Thái Lan).

Ở thánh đường Hồi giáo Istiqlal lớn nhất Đông Nam Á, lớn thứ ba thế giới về sức chứa.

Tôn giáo: Vô thần vs. Hồi giáo

Gần 90% người Việt Nam là người vô thần (atheist) chính thức trên giấy tờ, trong khi gần 90% người Indonesia theo đạo Hồi. Tuy nhiên, nếu như dân số Việt Nam mới chỉ quá ngưỡng 90 triệu thì ở Indonesia, số lượng dân cư lên tới hơn 230 triệu người. Một khoảng cách chênh lệch đáng kể về số dân, kèm theo đó là sự trái ngược hoàn toàn về tín ngưỡng hẳn sẽ mang đến một sự “ngợp” không nhỏ cho những kẻ mới tới.

Ở Indonesia, có 6 tôn giáo chính thức được ghi nhận: Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và Khổng giáo. Ai cũng phải điền vào chứng minh thư một tôn giáo nào đó, bất kể là tôn giáo nào. Sẽ không hề có chuyện một công dân Indonesia được ghi nắn nót một chữ: “Không” vào mục “Tôn giáo” như đa phần người Việt Nam vẫn làm bấy lâu nay. Nếu như ở Việt Nam, mình chưa-bao-giờ gặp một cô gái Việt Nam nào đeo khăn hijab thì ở đây, người Indonesia hẳn cũng chẳng tưởng tượng được trên đời lại có một đứa không tin vào thần thánh. Chỉ đến khi mình nói Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Việt Nam, rằng mặc dù trên căn cước công dân chúng mình ghi “Không” tôn giáo, thì chúng mình vẫn dùng lịch âm, thắp hương vào ngày rằm mùng 1 như Phật giáo, người Indo mới thở phào, kiểu: “À, nó bắt đầu hơi giống mình rồi đây”.

Chính vì sự khác biệt cơ bản trong tín ngưỡng, nên cả việc ăn, cầu nguyện, lẫn yêu của Việt Nam và Indonesia đều có những nét đặc trưng riêng. Điều này có thể bình thường ở Việt Nam, nhưng lại trở thành dị thường ở Indonesia. Cẩn thận và ghi nhớ chẳng bao giờ là thừa!

Ăn

Có 2 từ khóa về ẩm thực Indonesia: Pedas và Halal.

Pedas, trong ngôn ngữ Indosia nghĩa là cay. Thực sự cay, vô cùng cay, cay đến nổ cả đầu, tê liệt vị giác, bỏng rát trong bụng luôn đấy! Ở nhà mình cũng khá thích ăn cay, đến nỗi nhiều khi bố mình phải hãm hãm lại sợ mình nổi mụn. Ấy thế mà sang đây sống một thời gian, mình hoàn toàn giơ tay chịu thua về mức độ ăn cay của người dân xứ vạn đảo. Họ có thể cho ớt vào bất cứ món ăn nào, từ lạc rang cá cơm (cách kết hợp kỳ dị, nhưng ăn cũng được), đậu sốt, tempeh, cho tới rau củ xào.

Nhìn “bình thường” thế thôi nhưng anh bạn Đài của mình không ăn hết nổi vì quá cay!
Ayam bakar, cơm gà nướng ăn kèm sốt cà chua. Có thể order KHÔNG CAY lalala.
Nasi goreng, cơm rang, món ăn phổ biến nhất tại xứ vạn đảo.
Bakso ayam, mì thịt viên.
Sate ayam, gà xiên nướng ăn cùng cơm (nasi), hoặc lontong (dạng bánh tét không có nhân).
Gado-gado, salad rau ăn kèm dầu mè.

.

Tại sao người Indo lại ăn cay thế nhỉ? Khí hậu thì nắng nóng quanh năm, các cậu không sợ ăn cay rồi lại nóng hơn à?

Ơ nhưng mà chúng tớ thích thế, tại ăn cay kích thích vị giác, rồi lại muốn ăn nhiều hơn ý.

Từ khóa thứ hai, Halal, nghĩa là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. “Tốt” ở đây, tức là thế nào?

Đối với người Hồi giáo, thực phẩm Halal tức là không-thịt-lợn, ngược lại Non Halal là ám chỉ thịt lợn. Vì sao người đạo Hồi lại không ăn thịt lợn? Có 3 lí do:

  • Lợn cái gì cũng ăn, ý là ăn tạp, không tốt cho sức khỏe.
  • Trong lợn có sán, cũng không tốt cho sức khỏe.
  • Cổ họng lợn cực kỳ ngắn, không có ngấn kiểu bò, cừu, hay dê. Khi giết lợn, người ta phải  cứa nhiều hơn 1 nhát, gây đau đớn cho con vật, không tốt cho đạo đức. Nói chung, người Hồi chọn cách giết mổ động vật hạn chế đổ máu và đau đớn nhất có thể.

Định nghĩa Halal trong Hồi giáo khác với Hindu giáo. Nếu như trong Ấn Độ giáo, Halal có nghĩa là ăn chay, không ăn thịt động vật thì Halal đối với người Hồi vẫn là ăn thịt động vật như thường, chỉ chừa thịt lợn ra mà thôi.

Mie ayam merah, mì thịt heo xá xíu, có giá 36k rupiah ~ 70k VND.

Nhắc tới việc ăn uống, kinh Qu’ran cũng quy định người theo đạo Hồi không được phép uống rượu bia. Thành phố mình sống là Depok, nơi được coi là vô cùng sùng đạo, tìm mỏi mắt cũng không thấy đồ uống có cồn. Trong siêu thị có bia, nhưng chỉ là bia 0 độ thôi: nhìn thì giống, nếm cũng giống, nhưng ba say chưa chai là có thật.

Lần đầu tiên nhìn (và uống) Heineken ở đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới.

Cầu nguyện

Người Hồi giáo ở Indonesia, cũng giống như cộng đồng đạo Hồi toàn thế giới nói chung, cầu nguyện 5 lần một ngày: 4 rưỡi sáng, 11 rưỡi trưa, 3 giờ chiều, 6 giờ tối, và 7 giờ tối. Nếu bận rộn không thể cầu nguyện đúng giờ, người Hồi hoàn toàn có thể “du di” trước hoặc sau đều được. Họ có thể cầu nguyện tại nhà hoặc tại thánh đường. Nếu cầu nguyện tại nhà, người Indonesia phải tránh những nơi như gần toilet, đại khái là phải chọn chỗ sạch sẽ để làm lễ. Xét tới thánh đường, có 2 kiểu khác nhau là mushola và masjid (“mosque” trong tiếng Anh), trong đó mushola nhỏ hơn masjid và thường thì mushola sẽ ở trong khuôn viên của một công trình kiến trúc lớn hơn, ví dụ trường học, bến xe lửa, công viên hay trạm xăng. Trong khuôn viên Universitas Indonesia là nơi hiện tại mình đang theo học, hầu như mỗi khoa đều sở hữu một mushola riêng, và có một thánh đường masjid theo kiến trúc truyền thống rất đẹp ở trung tâm. Dù là cầu nguyện tại nhà hay ở chỗ công cộng, người Hồi cũng đều phải quay đầu về hướng Mecca là cội nguồn Hồi giáo, nơi mọi tín đồ đều muốn ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Thánh đường gần nhà mình nhất, cũng là nơi mình chọn để book Grab :D.

Trước khi sang Indo, mình mới đến thánh đường Hồi giáo một lần duy nhất ở Hàng Lược, là lúc dẫn tour cho cũng một bạn khách Indo luôn.

Ở Hàng Lược nha cả nhà xD.

Mình dám đảm bảo là nhiều thổ địa Hà Nội còn chẳng biết thánh đường Hồi giáo của thủ đô nằm ở đâu ý chứ, kể cả mình mà bạn Indo không show Google Map bảo là muốn đến thì mình cũng mù tịt luôn. Thánh đường khi ấy vào giờ cầu nguyện buổi trưa mà vắng tanh vắng ngắt, bạn mình là người duy nhất cầu nguyện trong đó. Đến khi sang đây, mình bắt gặp cơ man không biết bao nhiêu là thánh đường cho kể, thậm chí còn phổ biến gấp nhiều lần đền chùa hay đình làng ở nhà.

Hồi giáo từ chỗ vô cùng mờ nhạt trong tầm hiểu biết của mình, giờ dần đi vào cuộc sống với những điều mắt thấy, tai nghe. Là những buổi chiều đang ngủ thì tiếng kêu gọi cầu nguyện của người điều hành buổi lễ ở masjid cạnh nhà vang rền và kéo dài tới mức có muốn ngủ đến mấy cũng đành bó tay. Là những tin nhắn lúc 4 rưỡi sáng của các bạn Hồi giáo, vì lúc ấy các bạn ấy dậy để cử hành lần cầu nguyện đầu tiên trong ngày (đảm bảo chẳng có đứa bạn Việt Nam dở hơi nào của mình dậy vào giờ đó). Là những khi thong dong đi trong trường, thấp thoáng thấy bóng các bạn nữ khoác tấm áo trùm kín toàn bộ đầu tóc tay chân, đứng lên quỳ xuống vô cùng thành khẩn ở mushola. Là những khi cuộc trò chuyện đang rôm rả bỗng phải tạm dừng một lúc vì: “Tớ đi cầu nguyện tí nhé!”.

Bầu trời Jakarta trong xanh những ngày tháng 10, nhìn từ thánh đường Istiqlal.
Mái vòm đẹp đến ngỡ ngàng vào buổi tối bên trong Istiqlal.
Đằng xa là Monas, Monumen Nasional, biểu tượng chiến thắng của thủ đô Jakarta.
Một trong những điểm “phải đến” khi ghé thăm thành phố thủ đô lớn thứ 2 thế giới.
Còn đây là lần cầu nguyện bên trong thánh đường trung tâm của trường mình.
Vì mình là con gái nên chỉ được nhìn các bạn nữ cầu nguyện thôi :D.
Tựa như lạc vào xứ sở Trung Đông kỳ bí.
Mái vòm ở thánh đường trường mình với những ký tự Ả Rập.

Hồi giáo quy định nam nữ không được có sự tiếp xúc quá thân mật trừ khi là thành viên gia đình, điều này cũng ảnh hưởng đến việc cầu nguyện của người Hồi. Mỗi khi cầu nguyện, nam và nữ đều ở khu riêng. Có chỗ nam bên phải, nữ bên trái như Hàng Lược. Có chỗ nam tầng 1, nữ tầng 2 như thánh đường trung tâm trường mình. Lại có chỗ nam ở phía trước, nữ ở phía sau.

Trong suốt tiến trình cầu nguyện, cả nam và nữ đều có những chuyển động tương tự nhau. Họ sẽ tùy chọn đọc một vài đoạn trong kinh Qu’ran bằng tiếng Arab. Những đoạn văn này có độ dài ngắn khác nhau, và tín đồ Hồi giáo có thể thay đổi tùy vào mỗi lần cầu nguyện. Người Hồi ở Indo có thể không hiểu ngôn ngữ Ả Rập nhưng ai cũng biết đọc phiên âm của các đoạn văn trong kinh Qu’ran. Tổng thời gian cầu nguyện kéo dài trong khoảng chừng 5 phút là xong.

Yêu

Như mình đã viết, Hồi giáo khá là “nam nữ thụ thụ bất thân”. Mình vẫn nhớ mãi cảm giác “quê quê” của mình khi một bạn nam Hồi giáo tiến tới “perkenalkan” (làm quen, giới thiệu) với mình, mình chìa tay ra định bắt (trên lớp giảng viên bảo người Indo hay bắt tay làm quen) nhưng bạn từ chối cái bắt tay của mình, thay vào đó là khẽ cúi đầu. Bạn đó cùng những người bạn khác giải thích, là Hồi giáo có nhiều nhánh, nhiều mức độ nghiêm ngặt trong mối quan hệ khác giới. Như bạn nam kia, tuyệt đối không được chạm tay vào người nữ. Người Hồi nói chung cũng khá tránh việc đụng chạm thân thể, có mấy lần mình vỗ vai hoặc uýnh bằng khuỷu tay với mấy cậu bạn Indo, Syria hay Morocco, sau nghĩ lại mới thấy hơi phạm vào văn hóa của người ta. Mặc dù chẳng ai nói gì đâu, nhưng mình nghĩ là nên tránh. Một điểm đặc biệt nữa trong quan hệ nam nữ là tránh tuyệt đối việc eye contact với người khác giới theo kiểu “hau háu”.

Erwin, cậu bạn người Indo đầu tiên mình quen, đã tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Ả Rập ở UI, là một người cực kỳ ngoan đạo.

Theo kinh Qu’ran, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là tuyệt đối cấm kỵ. Nhưng người trẻ Hồi giáo ở Indo có tuân thủ đúng theo kinh Qu’ran không? Câu trả lời là không, họ vẫn sex như thường thôi.

Có lần đọc trên group Vợ Việt Chồng Tây là chị này lấy anh chồng người Hồi giáo có big d*ck mà anh này ưa việc chơi cửa sau vì Hồi giáo cấm sex trước hôn nhân, khiến chị lần nào cũng chân đi hai hàng. Comment ở dưới post đó be like sợ trai Hồi giáo, sợ big d*ck của họ vì ai cũng cắt bao quy đầu từ sớm, sợ phải chơi cửa sau (để tuân thủ đúng tôn chỉ không ăn cơm trước kẻng). Thế là hôm sau đi học mình không thể nào nhìn cậu bạn cao to vạm vỡ đến từ thủ đô Damascus của Syria với ánh mắt bình thường được nữa. Đến khổ.

Trai lớp mình đấy, đố biết ai là người Hồi ở đây nào xD.

-------------

[Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu AUTHORITY]

Tác giả: Dung Thùy Phạm

    Tớ là Phạm Thùy Dung, hay còn gọi là June. AC và Sun của tớ đều là Xử Nữ, Moon là Sư Tử. Tớ đang học văn hóa và ngôn ngữ Indonesia tại Universitas Indonesia theo học bổng Darmasiswa của chính phủ Indonesia. Rất vui được đón bạn ghé chơi blog của tớ.

Xem thêm nhiều bài viết khác tại: whenjuneinindonesia.wordpress.com

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Trai lớp mình đấy, đố biết ai là người Hồi ở đây nào xD.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,004 lượt xem