Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Kỹ Năng] Làm Sao Để Không Đánh Giá Quá Cao / Quá Thấp Bản Thân?

Ý tưởng cho bài viết này đến từ câu hỏi mà bạn Trung comment bên dưới bài đăng Xây dựng thương hiệu cá nhân (phần 1): “chị ơi, em tò mò làm cách nào để có thể xác định được khả năng của bản thân mà không over-estimate hay underestimate chính mình ạ?” 

Hiệu ứng Dunning-Kruger

Chuyện kể là vào năm 1995, ông McArthur Wheeler đã cướp ngân hàng ngay giữa ban ngày. Camera giám sát đã ghi lại hình ảnh của ông ta một cách rất rõ nét, ông ta không đeo mặt nạ và đã chĩa súng vào nhân viên ngân hàng. Khi cảnh sát ập đến nhà bắt, ông ta đã tỏ vẻ rất ngạc nhiên và bảo “Nhưng tôi đã dùng nước chanh mà!”. Ông ta nói với cảnh sát rằng ông ta đã bôi nước chanh lên mặt và tin rằng điều đó giúp khuôn mặt ông trở nên vô hình trước các camera giám sát. 

Kết quả hình ảnh cho lemon juice bank robber

Khi bị bỏ tù, Wheeler cũng được đưa vào danh sách những tên tội phạm ngu ngốc nhất thế giới. 

Câu chuyện về Wheeler đã thu hút được sự chú ý của David Dunning, một giáo sư ngành Tâm lý học của trường ĐH Cornell. Bắt đầu từ một suy đoán rằng những người thiếu kỹ năng và kiến thức nhất là những người ít có khả năng nhận biết và đánh giá được sự thiếu hụt đó nhất (Wheeler là một ví dụ), Dunning và một sinh viên của mình, Justin Kruger đã tiến hành một loạt các thí nghiệm đối với các sinh viên bậc cử nhân ngành Tâm lý học, yêu cầu họ giải các câu đố khác nhau đồng thời yêu cầu họ ước lượng điểm số của mình cũng như đưa gia sự so sánh ước lượng về kết quả của mình so với kết quả của những người khác. 

Các bạn có đoán được kết quả thế nào không? Những người có điểm số thấp nhất trước đó đã đánh giá bản thân họ quá cao, họ cho rằng điểm số của họ phải cao hơn điểm của ⅔ sinh viên tham gia giải đố. 
Cũng trong nghiên cứu này, Dunning và Kruger cho thấy những sinh viên có điểm số cao nhất trước đó đã đánh giá thấp khả năng của chính họ. 
Tóm tắt lại thì hiệu ứng Dunning-Kruger cho thấy những người có khả năng nhất thường đánh giá quá thấp khả năng của họ còn những người không có kỹ năng làm việc (unskilled) thường đánh giá quá cao khả năng của họ. Thực ra là nghiên cứu chỉ ra hầu hết những người không có kỹ năng làm việc thường nghĩ rằng họ luôn ở trên mức trung bình. 

Tại sao chúng ta đánh giá quá cao hay quá thấp bản thân?

Vì cái tôi của chúng ta quá cao. Không ai trong chúng ta muốn tin rằng mình thấp hơn cả mức trung bình, nên chúng ta cứ thường tự tăng số điểm của mình lên như thế đấy. 

Kết quả hình ảnh cho motivacion centrada en el ego

Còn lý do nào nữa nhỉ? Nếu có thì là vì chúng ta chưa hiểu hết chính bản thân mình. Quay lại bài viết về Tự hiểu chính bản thân mình (Self-awareness) nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhé. Nhưng trong bài viết đó, mình chia sẻ theo hướng bạn hiểu để bạn biết rằng mình nên làm công việc nào, đi theo con đường nào. Còn trong bài hôm nay, chúng ta cần hiểu bản thân mình theo hướng khả năng của chúng ta đến đâu, chúng ta có thể làm được gì và làm tốt thế nào.

Mình nghĩ đa phần chúng ta đều đánh giá quá cao bản thân, vì điều đó khiến chúng ta cảm thấy bản thân tuyệt vời hơn, từ đó tự tin và thoải mái hơn. Nhưng cũng giống như việc đánh giá quá thấp bản thân khiến bạn tự ti và đánh mất đi nhiều cơ hội, thì việc đánh giá quá cao bản thân về lâu về dài sẽ mang đến nhiều tác hại hơn. Ví dụ, bạn nói bạn giỏi thiết kế, đến lúc sếp bảo bạn thiết kế cái visual nhỏ để đăng lên FB công ty bạn cũng không làm được thì sẽ ngại lắm đây. 

Không ai muốn chấp nhận những điểm yếu của mình, đặc biệt là điểm yếu ngay trong chính lĩnh vực mà mình nghĩ mình am hiểu. Chính vì thế, chúng ta đánh giá quá cao bản thân mình, đánh giá quá cao khả năng và sự hiểu biết của mình. Nhưng chấp nhận rằng mình còn khuyết điểm không có nghĩa là phá huỷ đi sự tự tin của bản thân. Ngược lại, nhờ cách đó chúng ta mới có thể tiến bộ hơn, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và có được sự tự tin thực sự. 

Kết quả hình ảnh cho ảnh hưởng cá nhân


Làm thế nào để đánh giá đúng khả năng bản thân? 

    1.    Xác nhận ưu điểm của bản thân: Ở trong bài Tự hiểu về chính mình lần trước, mình có nhắc đến việc hỏi xin ý kiến, nhận xét của người khác về khả năng của mình. Có một cách nữa mà một bạn đã chia sẻ ngay bên dưới bài viết đó của mình, đó là cửa sổ Johari. Tức là xếp các kỹ năng của chúng ta vào bốn cửa sổ. Cửa sổ 1 dành cho các kỹ năng mà chúng ta biết, những người khác cũng biết. Cửa sổ 2 dành cho các kỹ năng mà chúng ta biết nhưng người khác thì không. (Đây là chỗ mà chúng ta hay ảo tưởng nhất). Cửa sổ 3 dành cho các kỹ năng mà những người khác biết còn mình không biết (Đây là chỗ chúng ta hay tự ti). Cửa sổ 4 dành cho các kỹ năng mà có thể mình cũng giỏi nhưng hiện tại cả mình và cả những người xung quanh đều chưa biết (có đất để đào sâu, khám phá đây).

    Hình ảnh có liên quan

    2.    Open-minded: Đôi khi chúng ta phải chấp nhận rằng những gì chúng ta biết, chúng ta làm là sai, là chưa đúng và chúng ta lấy đó làm động lực để học hỏi thêm hơn là bảo thủ khư khư cho rằng mình đúng.

    Hình ảnh có liên quan

    3.    Luôn khiêm tốn:

    Hình ảnh có liên quan

    4.    Không ngừng học hỏi: Nếu bạn đánh giá quá cao bản thân để lấy đó làm động lực để học hỏi hơn, để biến bản thân thành cái người mà bạn đã “mô tả" đó, thì mình nghĩ việc đánh giá cao cũng tạm chấp nhận được. Chỉ có không ngừng học hỏi và cầu tiến mới làm chúng ta khá lên được thôi.

    Kết quả hình ảnh cho tập trung đọc sách


    ---------------------------------
    [Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY]

    Tác giả: Dora Nguyen.

    Viết về những hành trình của tuổi trẻ: đi học, viết sách, đi du lịch, đi làm, đi du học.

    Xem thêm nhiều bài viết khác của tác giả tại trang fb.com/gocnhocuacay.

    Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

    ----------------------------

    Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

    470 lượt xem