Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Kỹ Năng] Lời Đồn - Chọn Lọc Và Kiểm Chứng Thông Tin

“Thông tin không phải là kiến thức” - Albert Einstein.

Trong quá trình học tập - phát triển của bản thân, tôi rất quan trọng quá trình chuyển đổi thông tin-tri thức từ người khác thành của mình. Tôi có mặt trong rất nhiều nhóm bạn, nhưng tôi không thể đủ thời gian tương tác, và một số thông tin thật sự không quan trọng trong ngắn hạn. Vậy phải làm sao?

Thông tin tràn ngập khắp nơi. Trên tường nhà bạn bè luôn có những tin tức mới. Trên các trang của các KOL (Key opinion leaders) đều có những tin hot. Trên báo, internet cũng tràn ngập những điều mới lạ. Rất nhiều diễn giả xuất hiện và tuyên bố những việc hay ho. Ra đường, bạn sẽ bắt gặp vô vàn biển quảng cáo. Ai cũng nói tôi tốt, tôi đẹp, tôi dễ thương. Vậy đâu là điều đúng đắn trong thế giới rộng lớn này? Mình có nên sợ hãi thế giới này vì có quá nhiều sự lừa lọc dối trá? Liệu mình có đang trong trò chơi của người nào đang bày ra, họ dẫn dắt mình đi đâu?

Kết quả hình ảnh cho quá nhiều thông tin

Không việc gì phải lo lắng, nếu bạn càng giỏi, bạn sẽ hiểu hoặc có cách xử lý để làm rõ mọi vấn đề. Nếu khó quá thì bỏ qua ngay và luôn, đừng để sự vụ đó làm mất nguồn lực và năng lượng của bạn. Môn này có liên quan đến kỹ năng "Tư duy tổng thể, Phân tích thông tin, Giải quyết vấn đề, Quản lý sự thay đổi" nhé!

#1. PHÂN TÍCH TỪ KHÓA:

Một câu dài như đoạn văn trên, đâu là từ khóa quan trọng (key word), chú ý vào từ đó, bỏ các từ râu ria ra.

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ: Dùng đoạn văn trên làm ví dụ:

- Từ khóa quan trọng: thông tin khắp nơi, tin tức mới, tường nhà bạn bè, trang KOL, diễn giả, tin hot, điều mới lạ, điều đúng đắn, có nên sợ hãi, nhiều lừa lọc dối trá, trò chơi, người bày ra, dẫn dắt, lo lắng, bản thân giỏi, khó quá bỏ qua, mất năng lượng, mất nguồn lực, ...

- Xử lý tương tự với "lời nói" của mọi người khi trò chuyện với bạn bè, với người khác.

- Xử lý tương tự với "hình ảnh, clip, video" cũng sẽ mang một nội dung nào đấy thì sẽ đi kèm các từ khóa quan trọng.

#2. DÁN NHÃN CHO CÁC TỪ KHÓA:

Xem xét tổng thể danh sách các từ khóa đã liệt kê, gom chúng thành các chủ đề khác nhau, đặt tên cho từng chủ để để tiện theo dõi.

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ: Dùng đoạn văn trên để tìm ra hai chủ đề chính:

- Thông tin ở khắp nơi (tường nhà bạn bè, trang KOL, tin hot trên báo - internet, điều mới lạ, điều đúng đắn, diễn giả chém gió, ...)

- Cách xử lý (tìm điều đúng đắn, không sợ hãi, tránh lừa lọc, không bị dẫn dắt, ...)

#3. TẠI SAO PHẢI QUAN TÂM - TÌM HIỂU CÁC THÔNG TIN- TỪ KHÓA ĐÓ? 

Đọc kỹ các nhóm nội dung vừa gom, đặt câu hỏi WHY hoặc WHAT ... FOR ... để tìm hiểu cốt lõi vấn đề (Có thể bổ sung các câu hỏi WHO, WHERE, WHEN, ... tiếp nối nếu cần mở rộng câu hỏi).

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ:

- Mục đích của người đăng thông tin đó, tại sao họ làm như vậy? ví dụ: Nguyên viết bài này để làm gì?

- Thông tin đó đem lại lợi ích gì cho tôi? Chuyên môn- nghề nghiệp- kiến thức hữu dụng thực tế? ví dụ như hội thảo về "Phân tích dữ liệu" có giúp Nguyên làm việc hiệu quả hơn không?

- Thông tin đó đem lại lợi ích gì cho con người, cụ thể là để giải quyết vấn đề gì của xã hội? ví dụ đọc bài của Nguyên, liệu chia sẻ cho người khác có giúp họ thay đổi được điều gì không?

- Tôi cần tìm hiểu thông tin đó để làm gì? Thông tin đó có làm mất thời gian của tôi không, có làm tôi phải hao tâm tổn trí để xử lý, có làm tôi trở nên như thằng ngu khi phải tin nó và lan tỏa nó, đưa cái xấu đi xa? ví dụ "hội thánh đức chúa trời" gì gì đó, nếu lan tỏa thì có làm mình thông minh hơn không, đây có phải là một tệ nạn xã hội, liệu mọi người có dễ bị dụ vào không? người trên 18 tuổi đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai?, ... ví dụ khác là cà phê pin, mục đích của tin này là gì, có thật không, tin này đem lại lợi ích cho ai, tại sao phải lan tỏa tin này

- Thông tin đó có khẩn cấp để giúp mọi người ngay và luôn không? ví dụ như bão tới, tai nạn như cháy tòa nhà cao tầng,...

#4. MÔ TẢ CÁC NHÓM THÔNG TIN VỪA GOM LẠI:

Mọi việc có rõ ràng thì mới dễ dàng, bạn không biết rõ đó là gì, tự nhiên đi chia sẻ cho mọi người xung quanh có phải đang trở thành người "chém gió" không có căn cứ?

Nếu thông tin đó làm mất thời gian của bạn hoặc chẳng liên quan gì đến bạn hoặc chẳng giúp con người tốt hơn thì nên loại bỏ ngay từ đầu.

Hình ảnh có liên quan

Nếu thông tin đem lại lợi ích cụ thể cho bạn, cho con người, vậy thì cần xem xét nó là cái gì thông qua các câu hỏi WHAT (có thể bổ sung các câu hỏi WHO, WHERE, WHEN, ... để mở rộng suy luận).

 Ví dụ:

- Những người tung của thuê các đặc khu kinh tế của mình 99 năm để làm các hoạt động gì? Cụ thể đem lại điều gì giúp cuộc sống người dân và xã hội tốt hơn? Liệu ngoài những việc này còn làm gì khác nữa không, mục đích sâu xa đằng sau là gì?...

#5. TÌM HƯỚNG XỬ LÝ VẤN ĐỀ:

Hỏi ngay người đưa tin, "Bạn đã tìm hiểu kỹ về tin này chưa? Bạn đang lấy từ nguồn chính thống nào? Bạn đã kiểm chứng rõ ràng chưa? Đừng nói khi chính bạn còn chưa hiểu nha?"

Khi đã có lý do để tiếp tục theo dõi thông tin, đã hiểu rõ ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện. Đây là bước giúp bạn xử lý mọi việc một cách thông minh, "hét ra lửa" lúc này sẽ giúp bạn trở nên thông thái, và mọi người mới tâm phục tri thức của bạn.

Kết quả hình ảnh cho imagenes de analisis de la informacion

5.1. Chú ý tên miền của website_ nguồn thông tin hoặc đơn vị tung tin truyền thông: hãy quan tâm các tên miền chính thống như *.com, *.edu.vn, *.gov.vn, ... Chú ý khi đọc báo lề phải thì nên đọc thêm báo lề trái để kiểm chứng. Những người trong thời gian dài (ít nhất 3-5 năm) liên tục thể hiện có đầu tư cho nguồn thông tin thì mới đáng tin cậy.

5.2. Đọc phần giới thiệu của từng nhân vật, đơn vị thông tin: xem xét tầm nhìn, sứ mệnh, hoài bão, giá trị cốt lõi của họ. Họ có chuyên môn về vấn đề đang phát ngôn đó không. Họ có re-up (đăng lại) thông tin từ nguồn khác mà chưa hề kiểm chứng?

5.3. Hãy xem các phần trích dẫn, các phần bình luận của đọc giả: xem họ lấy tin từ nguồn tin cậy gì? các lời bình luận học thức hay tào lao ? mọi vấn đề được mổ xẻ một cách logic ra sao?

5.4. Truy nguồn các hình ảnh, video, clip: mới được tạo ra hay lại được chỉnh sửa từ quá khứ cho hợp với hiện tại.

5.4.1. Dùng các công cụ kiểm tra nguồn hình ảnh: Google image, Exif Viewer Jeffrey, FotoForensics, ...

5.4.2. Dùng các công cụ kiểm tra video clip: YouTube DataViewer, ...

5.4.3. Tra lại các địa điểm thực tế: Google street, Google map, Google earth, Wikimapia, ...

5.4.4. Hỏi bách khoa toàn thư về các chủ đề riêng biệt: Wikipedia, WolframAlpha, Quora, Medium, ...

5.4.5. Còn nhiều tools khác. Hãy search google bằng các từ khóa "how to check infomation, runmors", "làm thế nào để kiểm chứng thông tin?"

Vui lòng tập thói quen DOUBLE CHECK, TRIPPLE CHECK trước mọi thông tin thường nhật. Khi chưa hiểu rõ ngọn ngành, hãy ngừng phán xét, ngừng kết luận vì đó là lời nói, hướng xử lý không có giá trị. Hãy cùng làm thế giới tốt đẹp hơn nhờ bạn là người có tri thức. Hãy cùng Nguyên mỗi ngày phát triển tốt hơn nha!

Chúc mọi người một ngày mới thật tỉnh táo trước những con cá mập, con sói, con linh cẩu, và cả con thiêu thân, con ngáo đang làm lũng đoạn thông tin khắp nơi để dẫn dắt bạn vào trò chơi của một ai đó!

-------------------------------

[Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu AUTHORITY]

Tác giả: Nguyên Đỗ.

Xem thêm nhiều bài viết khác của tác giả tại trang buildtolastforever.blogspot.com

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

267 lượt xem