Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[Review Sách] Skin In The Game By Nassim Taleb

Một trong những vấn đề lớn nhất mà mình gặp khi học kinh tế (chủ nghĩa tư bản) là cách mà chủ sở hữu vốn lấy lợi nhuận từ quá trình sản xuất. Bỏ qua những cấu trúc phức tạp hơn (thực tế hơn), thì chúng ta hi vọng rằng dưới áp lực của cạnh tranh trong một thị trường tự do, lương (lao động) và lãi suất (chủ sở hữu vốn) sẽ là tối ưu. Tuy nhiên lý thuyết là một chuyện, các mô hình dù cố gắng thế nào cũng chỉ là một mảnh không hoàn hiện của thực tế, và thực tế cho ta thấy là bất bình đẳng thu nhập đang dần trở thành một vấn nạn lớn, “bất thường”. Trước khi đọc cuốn sách này, mình hay nghĩ vấn đề này theo phong cách bargaining power hơn, tức là người giàu có khả năng tác động, làm méo thị trường để thu lợi cho bản thân, nhưng hóa ra, có một điểm cực kỳ cơ bản mà mình bỏ xót.

Nói qua một chút về Nassim Taleb. Ai mà đọc và tra nhiều đầu sách thì có thể sẽ biết đến tác giả này với những tiêu đề như Fooled by Randomness, The Black Swan, Antifragile… Không cần đọc thì mọi người cũng sẽ có ngay cảm nhận rằng những đầu sách này sẽ liên quan đến xác suất, risk và uncertainty. Tuy nhiên thì có một chút thông tin thú vị ở đây, điều mà mình học được cách đây hai tuần sau khi đọc đoạn trích The Intellectual Yet Idiot, Taleb là một tay khá điên và thích gây sự. Với việc không phải là một academics mà là professional trader, Taleb “vô tư” tấn công những cái tên lớn và đại chúng như nhà tâm lý học Steven Pinker (cuốn The Better Angels in Our Nature) hay như nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2017 Richard Thaler với các nghiên cứu về kinh tế học hành vi. Mình ngó qua Twitter và thấy hai vị cãi nhau khá là vui. Luận điểm cơ bản là: Các ông đếc biết gì cả!

Thú vị. Và còn thú vị hơn khi thực ra, Taleb does have a point.

Và đấy là lý do tại sao mình chọn đọc cuốn này, và mình almost có thể nói rằng đây là cuốn sách ưa thích của mình trong năm 2018. Có bốn ý chính mình muốn giới thiệu với mọi người như sau (không phải tất cả đâu):

  • Risk và Uncertainty – Tail Risk

Quay lại câu chuyện mình nói về yếu tố cơ bản mà mình bỏ qua khi giải thích sự bất bình đẳng thu thập. Yếu tố cơ bản đó là uncertainty. Nói một cách đơn giản, financial decisions được dựa trên risk analysis, và by definition, các quyết định này bỏ qua uncertainty (unknown unknowns). Trong khi đó, những người làm việc trực tiếp trong một business lại phải đối mặt với uncertainty. Do đó, dù chủ sở hữu vốn có muốn thao túng thị trường hay không (they do), thì với bản chất của sự giới hạn thông tin này, việc chia sẻ lợi nhuận sẽ không bao giờ là chính xác hay công bằng về phía người lao động. Nhân rộng đặc tính này lên quy mô thị trường, chủ sở hữu vốn luôn luôn được lợi nhiều hơn so với những người ăn lương.

Trong cuốn sách, dĩ nhiên là Taleb không nói gì về vấn đề trên (chỉ là suy nghĩ riêng của bản thân) mà nói về cách mô hình xã hội trong quá khứ đều dựa trên một principle là equality in uncertainty. Mọi người có thể đã nghe đến income equality, gender equality, thậm chí là equality of opportunity, giờ chúng ta có thêm equality in uncertainty to take care of!!!

  • Skin in the Game: Academics vs Professionals

Phần này là dramas giữa Taleb và các nhà học thuật (không chỉ Pinker và Thaler). Cơ mà để thêm một chút chi tiết trong trường hợp mọi người tò mò, với Pinker, Taleb chỉ ra rằng Pinker không hiểu gì về thống kê, và vì thế những kết luận rằng xã hội chúng ta đang trở nên an toàn hơn là sai, cherry-picked. Còn với Thaler, Taleb rất không đồng tình với concept về nudge, tức là những nhà làm luật “lừa” mọi người vào những phương án mà họ nghĩ là tốt cho mọi người. Thực tế chứng minh là nudge works, nhưng vấn đề nảy sinh ra ở đây là như thế nào là “tốt cho mọi người”, một sự xâm phạm tự do cá nhân rất lớn. Fair point.

Thú vị hơn, là Taleb chỉ trích academics nói riêng và những người không có skin-in-the-game nói chung, những người đưa ra quyết định khi mà họ không phải chịu rủi ro từ những quyết định đó. Taleb cho rằng những bankers như Alan Greenspan hay Ben Bernanke nhận thành tích khi nền kinh tế vận động bình thường, nhưng đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, thì sự kiện đó lại là “đen đủi” và không ai phải chịu trách nhiệm trực tiếp cả. Hiểu một cách đơn giản, bạn có tin lời người môi giới và muốn mua cổ phiếu Tesla không khi bản thân người đó không mua? Trong cuộc sống có rất nhiều các tình huống như vậy, khi mà người đưa ra lời khuyên vô tội vạ, hoặc phục vụ một mục đích ngầm nào đó chứ không phải vì bạn. Lời khuyên của Taleb là, chỉ nghe khi người đó có skin-in-the-game.

  • The Dominance of the Stubborn Minority

Phần này Taleb chỉ ra một dynamics khá thú vị trong xã hội chúng ta, tức là thực ra đại đa số không phải là lực lượng quyết định xu thế phát triển của xã hội, mà thực ra là lực lượng cứng đầu nhất. Chính vì sự cứng đầu này mà các thiểu số đấu tranh cho một vài quyền lợi nhất định nào đó (nữ quyền, dân chủ, Hồi giáo…) đã dần thuyết phục được đám đông và giành lấy vị trí của mình. Mọi người cũng có thể liên hệ khi làm việc nhóm chẳng hạn, người tích cực lên tiếng và bám vào ý tưởng của họ thường ít nhiều được đại đa số ghi nhận và tích hợp vào, bằng cách này hay cách khác.

  • Rationality

Trong kinh tế, lý trí (rationality) được hiểu là khả năng đưa ra lựa chọn đồng nhất với mục đích của chính người đó. Bạn thích A hơn B, B hơn C thì bạn phải thích A hơn C. Nếu bạn muốn lương cao, bạn sẽ chọn công việc mà có mức lương cao nhất. Keyword là sự nhất quán. Ở ngoài đời, lý trí thường được hiểu rộng hơn để chỉ những người đưa ra lựa chọn được cân nhắc kỹ càng, nhận thức rõ ràng thiệt mất. Còn đối với Taleb, hành vi lý trí là hành vi không dẫn đến sự hủy diệt. Góc nhìn này có nghĩa là, giả sử mẹ bạn hằng tháng thích đi chùa cúng đốt vàng mã, cầu nguyện tốn kém thì vì hành động đó khiến mẹ bạn vui, và nó không gây hại gì đến những người khác, đi chùa chiền là hành vi lý trí.


Phải nói thật là đọc cuốn sách này mình học thêm được rất nhiều góc nhìn mới thú vị. Thực ra là cũng hơi không thoải mái lắm, vì phần nào mình cũng tự nhận bản thân là một academics, nhưng người ta nói đúng thì không thể phủ nhận, và việc ngành kinh tế học có muôn vàn vấn đề là điều mà trong ngành ai cũng biết, chỉ là có thừa nhận hay không thôi.

Nhưng mà nói vậy, mình cũng hơi tiếc là cuốn sách và những quan điểm trong đó được thể hiện ra falsify đối phương (academics, economics…) nhiều hơn là để thiết lập một thế giới quan vững vàng, phát triển được. Rất đáng tiếc, nhưng nên hiểu là cái hi vọng có một cái gì đó “vững vàng, phát triển được” vẫn ít nhiều là cái hi vọng của một academics muốn “làm chủ” một hệ thống quá phức tạp. Theo Taleb thì it is as it is.

À, cuốn sách này cũng khiến mình nghĩ, nếu skin-in-the-game quan trọng và mạnh như thế, có lẽ chúng ta nên nhìn nhận cuộc sống như một trò chơi? Mình khá thích ý nghĩ đó.

Mình muốn nói là mình recommend cuốn sách cho tất cả mọi người, nhưng có lẽ một ai đó học về nghệ thuật cũng sẽ không học được nhiều lắm từ cuốn sách này, nhưng với những ai phải đối mặt với các quyết định, các con số, chính trị, tập thể… khả năng cao là cuốn sách sẽ thay đổi góc nhìn của bạn.

--------


[Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY]

Tác giả: Bùi Cảnh Thái

Anh Bùi Cảnh Thái, hiện đang sống và học tập tại Nhật Bản, là một blogger chuyên viết về các chủ đề kinh tế và những quan điểm, suy nghĩ về cuộc sống của anh. Với suy nghĩ sâu sắc và tư duy sắc bén, các bài viết của anh luôn thể hiện một góc nhìn chân thật của xã hội và cung cấp cho bạn đọc những kiến thức thú vị về kinh tế hay cuộc sống.

Xem thêm nhiều bài viết khác của tác giả tại   buicanhthai.wordpress.com

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,509 lượt xem