Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Truyền Cảm Hứng] Liệu Pháp Tâm Hồn

Vài tháng trước, ở tuổi hai mươi, lần đầu tiên tôi đối mặt với các vấn đề tâm lý. Dù không quá nghiêm trọng, nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen và công viên của tôi. Những suy nghĩ tiêu cực cứ liên hồi trong đầu khiến tôi chẳng làm được gì nên hồn. Nỗi sợ bủa vây trí óc hàng giờ. Nhưng cũng chẳng phải bất cứ nỗi buồn hay lo lắng gì cả!


Dù tôi căm ghét trạng thái bức bối quẩn quanh trong não bộ, nhưng lúc đó tôi không hề kêu ca. Nhìn lại quãng thời gian ấy, tôi thấy nó như một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Lạc lối trong những khoảnh khắc chuyển giao, thay đổi thế giới quan và đặt ra cho chính mình một câu hỏi “Mình đã hài lòng chưa?. Hóa ra, tất cả chúng ta đều có khả năng kiến tạo hạnh phúc bằng chính đôi tay của mình!

Có năm điều mà tôi đã học được qua những trải nghiệm và sai lầm trong quá trình đó. Hi vọng rằng đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho bất cứ ai trải qua những vấn đề tương tự hoặc nhen nhúm khả năng đứng giữa những cơn bão tố của tinh thần.


1.Biết tin, biết chia sẻ

Tôi từng từ chối chia sẻ với những người xung quanh vì cho rằng vấn đề của tôi quá rắc rối để bất cứ ai hiểu được. Nó không đơn giản là một nỗi sợ bị phán xét, mà chỉ đơn giản là không mấy ai có thể trải qua những khó khăn tương tự. Đời là bể khổ, mỗi người một nỗi khổ, không ai giống ai. Tôi cứ tự nhủ mình như vậy.

NHƯNG KHÔNG…

Bỗng một ngày tôi cảm nhận rằng không có vấn đề nào ổn hơn vấn đề nào, không có cái nào tệ như cái nào. Nỗi lo thất nghiệp của anh cũng chẳng to tát hơn nỗi sợ bệnh tật của tôi. Cô mang nỗi đau một gia đình tan vỡ, nhưng cũng không tệ hơn sự tự ti, nỗi sợ đám đông. Chúng ta dằn vặt những điều khác nhau, nhưng tất cả đều ảnh hưởng tiêu cực tới chính chúng ta. Đó là lý do vì sao sẽ luôn có người sẵn sàng đồng cảm và chia sẻ với bạn. Tin vào những người như vậy là một điều quan trọng, bởi chính họ sẽ lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Khi mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của nhận thức, một lời khuyên mang đến một cơ hội. “Không ai hiểu nổi” có lẽ chỉ là một lời biện hộ vụng về cho những kẻ lười biếng trong cuộc chiến đấu với tinh thần mà thôi!


Khi tôi bắt đầu mở lòng thực sự, tôi không chỉ cảm nhận được le lói tia hi vọng, sự lạc quan mà tôi còn học được nhiều từ những điều mà người thân yêu của mình đã trải qua. Khi trưởng thành, khi chúng ta cùng trải qua những điều giống nhau, mối duyên sẽ bền chặt và đưa ta đi xa khỏi những nỗi sợ. Và chúng ta sẽ chẳng còn đơn độc nữa.



2.Gia đình, gia đình

Tôi từng cố giấu những điều tiêu cực với gia đình. Tôi e sợ phản ứng của họ. Nếu ba mẹ biết tôi đang trải qua khủng hoảng, nhất là khi họ làm bác sĩ, họ có đưa tôi qua muôn ngàn cuộc kiểm tra sức khỏe không? Nếu không tìm ra được căn bệnh của mình thì sao? Tôi sợ hãi điều đó. Những câu hỏi “nếu như” cứ nhiều lên theo cấp số nhân.


Nhưng gia đình lại chính là tổ ấm an toàn nhất với tôi. Ba có thể nóng tính và mẹ có thể hay cằn nhằn. Nhưng họ đã trải đời hơn tôi nghĩ nhiều. Khi tôi cảm thấy mình đang làm phiền bạn bè vì dòng tâm sự của mình, tôi lại lấy can đảm và nói với Mẹ. Tôi tin rằng mẹ luôn đủ sự kiên nhẫn khiến tôi vững vàng hơn.

Những lần đầu, mẹ rất nhẹ nhàng từ tốn. Mẹ cho những lời khuyên hữu ích, an ủi rằng đó chỉ là một trải nghiệm bình thường của người trẻ. Trong suốt hai tuần, tôi hỏi mẹ về mọi vấn đề sức khỏe của mình. Đến tuần thứ hai, mẹ bắt đầu mất bình tĩnh và quát tháo những điều lặp đi lặp lại. Nghe có vẻ kì quặc nhưng kể cả bị mắng nhưng tôi thấy mình như “tỉnh” ra. Dầu óc thì thanh thản và sự lo lắng thì vơi bớt đi mỗi ngày.


3.Biết lựa một nguồn năng lượng hiệu quả:

Bạn trai tôi từng nói rằng một bầu không khí phấn khởi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Mạng xã hội ngày nay tràn ngập những sự u ám. Đọc những bài post phàn nàn và những tin tức không lấy làm gì hay ho thực sự ảnh hưởng đến tâm trạng của tôi, vậy nên tôi cố tập trung vào những điều tươi sáng hơn. Đó có thể là một vài người thú vị. nhạc hay, các người nổi tiếng truyền cảm hứng, xem một cái gì đó yên bình hoặc nghiền ngẫm một cuốn sách hay. Vì nhận ra mình không giỏi trong việc giữ mối quan hệ với những người bạn xa xôi cách trở, tôi đã dành cả cuối tuần gọi điện và trò chuyện với họ. Tôi vui khôn xiết khi nghe về việc họ đương đầu với cuộc sống ra làm sao rồi hồi tưởng quãng ngày cấp ba. Tôi thích xem những gia đình, thấy cha mẹ chăm những đứa con nghịch ngợm, cũng như câu chuyện truyền cảm hứng về rèn luyện trí óc để trở nên tích cực hơn - “My Stroke of Insight” của bác sĩ Jill Taylor. Những hoạt động này khác nhau nhưng  đều tuân theo một quy tắc: chỉ làm những điều khiến bạn thấy tốt hơn.


4. Làm một điều mới trong 30 ngày.

Khi tôi quá lo lắng, tôi chỉ muốn nằm dài trên giường cả ngày suy nghĩ xem chuyện gì đã xảy ra, điều này chỉ khiến mọi thứ tệ hơn thôi. Tôi khỏe mạnh nhưng không có chút sinh khí nào mỗi sáng thức dậy. Tôi chán ghét những việc ngày nào cũng làm, đến trường, làm bài rồi đi làm. Tôi còn tự hỏi đời là gì và tại sao những thứ này lại hiện hữu bên cạnh mình vậy?

Đó là lúc để thay đổi một chút, bắt đầu từ thói quan ngủ. Tôi bắt đầu tập thói quen ngủ trước 12 giờ đêm. Chỉ riêng điều này thôi đã có tác động rất lớn đến cuộc sống. Để ngủ ngon trước 12 giờ, tôi sẽ phải bớt lần lữa công việc sang ngày hôm sau. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác vì có lẽ tôi không thể dậy sớm để hoàn thành công việc dở dang hôm trước. Kết quả? Tôi thấy mình tràn trề năng lượng , làm việc hiệu quả và, dĩ nhiên, bớt lo lắng hơn!


5. Hãy là nguồn năng lượng tích cực cho chính mình.

Giờ đây khi cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực trong mình, tôi bắt đầu nghĩ rộng hơn. Nếu muốn đầu óc luôn phấn khởi cho đời thêm vui thì không thể mãi là cái bánh đa nhúng nước mỗi ngày được. Có đi có lại, bởi ai đó cũng sẽ hưởng lợi từ sự tích cực của mình. Khi nghĩ về điều này, tôi nhận ra sự biết ơn quan trọng đến nhường nào. Biết ơn bởi những gì mình nhận, những người giúp mình. Tôi đang học cách để bớt phàn nàn, hạn chế chuyện phiếm và giúp mọi người theo nhiều cách khác nhau. Sẽ thật hạnh phúc khi thấy những nỗ lực cũng đang giúp đỡ người khác!

5 bước trên không chỉ để giảm thiểu những vấn đề tâm lí mà còn giúp cuộc sống chúng ta “dễ thở” hơn. Quan trọng hơn cả, sự sẵn sàng chính là điều đầu tiên bạn cần!


--------------------------------

Tác giả: Chu Thảo

My journey to explore adulthood, self - acceptance, and true happiness.

Xem thêm nhiều bài viết khác của tác giả tại http://thaonchu.wixsite.com/goblog

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.





----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

165 lượt xem