Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

12 Cuốn Sách Tuyệt Vời Về Tình Anh Em

Một danh sách các tác phẩm kể về những mối quan hệ phức tạp nhất, tổng hợp bởi Katharine Noel.

Trong thế giới quan của Freud, những trận chiến giữa anh em trong nhà với nhau chính là một dạng mở rộng của chứng bệnh tâm lý gọi là phức cảm Ơ – Đíp (thường xảy ra ở các bé trai) hay phức cảm Electra (thường xảy ra ở các bé gái), nhằm tranh giành sự chú ý của các bậc phụ huynh. Nó gợi cho tôi nhớ về những gì mình từng đọc về loại chồn Opossum, những bé chồn mới sinh có kích thước nhỏ hơn loài ong và thường bám trên túi của mẹ chúng: bé nào chậm chân sẽ mất phần ăn. Trong khi học thuyết của Freud không nhắc đến những trận chiến sống còn đúng nghĩa, thì khi một đứa trẻ nhận được sự dung dưỡng nghĩa là có một đứa trẻ khác sẽ cảm thấy thèm khát tình cảm đó.

Tôi khá quan tâm đến việc mọi người sẽ cảm thấy thế nào về mối quan hệ anh em phức tạp nhưng lại không thể thiếu này. Anh em trong cùng một nhà có thể làm bạn với nhau, trên cơ sở tình thương và sự kết nối – hay dựa vào những hiểu lầm, những trận thù vặt và những trò đùa ngớ ngẩn trong đó, khoảnh khắc thân thuộc sâu sắc lại hoàn toàn cách xa, cùng với những phản ứng hóa học – là những gì chúng ta thường đặt cạnh những tình cảm lãng mạn.

Trong tác phẩm mới nhất của tôi, Meantime (Grove, 2016), chồng của Clarie là Jeremy đã từ mặt người phụ nữ mà ông yêu thương nhất thời trung học. Claire, người luôn tự hào về sự độc nhất vô nhị và tự lập của mình, trở thành một người bị trói chân với hôn nhân đến độ quên luôn bản thân mình. Thế nhưng mối bận tâm chân thành và sâu sắc nhất của cô lại dành cho người chị kế, Nicole. Khi cả hai cô còn trẻ, cha của Claire và mẹ của Nicole yêu nhau, sau đó hai gia đình đều đưa ra quyết định rằng chung sống với nhau để giảm thiểu những xung đột tiêu cực. Bố mẹ của Claire cho cô bé biết về việc mọi người sẽ về chung một nhà bằng cách bịa ra chuyện việc sống với gia đình của người khác là chính là điều may mắn cô bé có được. Claire quá nhỏ để nhận ra sự dối trá tưởng chừng logic này – thực tế thì cô bé còn chẳng có cơ hội để lựa chọn – nhưng như một người trưởng thành, cô và Nicole đã xem nhau như người thân ruột thịt.

Có thể chẳng cò gì đáng ngạc nhiên khi những cuốn sách yêu thích của tôi đều nói về đề tài anh em trong nhà, những người thích làm rối đời nhau. George Eliot và Jane Austen cùng với James Baldwin và Christian Stead đã viết nên những câu truyện khó quên về tình cảm ấy, và ngoài kia vẫn có rất nhiều mối quan hệ mãnh liệt như thế, như trong bộ phim Renaissance hay trong Kinh Thánh, trong những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết về vua King Arthur và ngay cả những thần thoại lưu truyền trên thế giới này. Trong danh sách này, dù tôi đã giới hạn bản thân chỉ nói về những tác phẩm tôi yêu thích gần đây, gồm: tiểu thuyết, những bài văn, thơ ca, truyện tranh, tất cả đều xoay quanh mối quan hệ anh em. Những nhân vật này có lúc yêu, có lúc ghét, có lúc lại ganh tỵ, cùng với sự chở che quyết liệt – đôi lúc lần lượt xảy ra, đôi lúc lại dồn vào cùng thời điểm.

1. Family Life – Akhil Sharma

Khi Ajay còn nhỏ, người anh tài giỏi của cậu, Birju, đã dúi đầu cậu xuống đáy bể bơi và để cậu ngạt thở tận vài phút, điều đó khiến cậu bị mù và ảnh hưởng đến thần kinh nghiêm trọng. Đây là một cuốn tiểu thuyết đẹp và sắc bén, nó được viết theo lối hài hước ảm đạm. (Thêm nữa là, với Ajay Chúa chính là Clark Kent) Cũng như những gì Birju làm với cuộc đời của Ajay trước vụ tai nạn, cậu cũng làm điều tương tự với anh trai mình, như chính trong cậu mang một nửa hình bóng của anh mình.

2. Jacob Have I Loved – Katherine Paterson

Tôi đọc Katherine Patterson khi tôi lên tám, và tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc rùng mình – tôi thét lên vì quá bối rối cùng với phấn khích – khi nhận ra rằng những nhân vật chính dù có những suy nghĩ xấu xa thì vẫn được làm nhân vật chính. Gilly Hopkins là một người thích phân biệt chủng tộc và bắt nạt người khác; Jesse Aarons lại ghen tức với bạn của mình Leslie ngay cả khi anh yêu cô. Và Sara Louise (“Wheeze”) Bradshaw ghét người chị Caroline của mình. Vì đây là loại truyện dành cho trẻ em, bạn có thể nghĩ Wheeze sẽ có những bài học đúng đắn, lời răn dạy đến từ người kể chuyện rằng chúng ta nên làm người tốt – nhưng Paterson lại chẳng hề là người làm sai, và Wheeze cũng như Caroline cũng chưa từng thích nhau.

3. All My Puny Sorrows – Miriam Toews

Elfrieda là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới, kết hôn với người đàn ông cô yêu, và tuyệt vọng đến mức cố gắng tử sát hai lần. Chị cô Yolandi có thể làm bất cứ gì cho cô ngoại trừ những thứ Elfrieda thật sự cần. Như Yolandi từng nói: “Con bé muốn chết và tôi lại muốn nó sống, và chúng tôi, kẻ thù nhưng lại yêu quý nhau.” Tác phẩm khá sâu sắc và truyền tải cảm xúc rõ ràng, đó chính là điều khiến cuốn sách thu hút trong khi đáng lẽ điều đó có thể sẽ bị bỏ qua.

4. What the Living Do – Marie Howe

Bài thơ đề tựa của tác phẩm là nói đến anh trai của Howe sau cái chết của anh vì mắc AIDS; câu chuyện có một mở đầu rất đời thường “Johny, bồn rửa bị tắc mấy ngày rồi, chắc có thứ gì đó trong ấy” và rồi lại có tiếng kêu ca đau buồn và những niềm vui không thành kéo dài dai dẳng trong viễn cảnh thế giới như sụp đổ. Và còn rất nhiều bài thơ trong tác phẩm, dù không nổi bật, nhưng vẫn mang ý nghĩa kể về tác giả và anh trai của bà, cùng nhau chống lại người cha bạo lực khi cả hai còn nhỏ, hoặc, khi họ cùng trưởng thành, cố gắng quên đi những điều xấu xa, độc hại của gia đình trong khi vẫn luôn chở che cho nhau.

5.  Salvage the Bones – Jesmyn Ward

Một trong những miêu tả xúc động nhất và tôi từng đọc về tình anh em dành cho nhau (về cả hai sắc thái của mối quan hệ này). Trong thị trấn nhỏ bé Mississippi, Esch và những đứa em trai đang cố chống đỡ trước cơn bão Katrina. Esch 15 tuổi, lâu lâu lại ủ dột, yêu cậu trai khiến cô có thai, cô cũng yêu luôn cả những câu chuyện thần thoại Hy Lạp; cô ấy chính là một nữ anh hùng, và cũng điều trái với đạo thường ấy lại khiến cô trở thành một con người tuyệt vời. Ward dành cuốn sách cho cậu em trai của mình, Joshua, cô đã viết về cuộc đời và cái chết của cậu trong tác phẩm hồi ký (dữ dội) Men We Reap

6. The Freddie Stories, My Perfect Life and The Greatest of Marlys – Lynda Barry

Nói về ba trong những cuốn sách của Lynda Barry giống như tôi đang gian lận vậy, nhưng tôi sẽ xem ba cuốn sách này như một bộ truyện, mỗi câu truyện lại được kể ra từ góc nhìn của những đứa con nhà Mullen. Trong những bài viết về Maus, Persepolis, hay quang cảnh của Fun Home, phần lớn chúng ta đều biết về thế mạnh của hội họa trong tiểu thuyết, chúng cũng là một loại hình nghệ thuật, thế nhưng những mẩu truyện trên báo – vốn được Barry sử dụng để miêu tả về tác phẩm của mình và được tập hợp trong những tập truyện này – vẫn bị đánh gia thấp. Thời thơ ấu ở đây đã bị hủy hoại theo cách khốc liệt chất chứa sự phản bội, khung cảnh u tối cùng với sự tự vệ hay lừa dối rằng những khoảnh khắc vui vẻ chỉ đến trong phút chốc. Tác phẩm của Barry trông như bức vẽ của một đứa trẻ, nhưng lại có đủ sức mạnh để kéo bạn quay ngược dòng thời gian.

7. Living to Tell – Antonya Nelson

Antonya Nelson được biết đến nhiều về những mẩu truyện ngắn, tuy nhiên chính những tiểu thuyết của bà lại là những thứ tôi phải nghiền ngầm lại nhiều lần. Những nhân vật là anh em với nhau trong Living to Tell được miêu tả không chút xúc cảm – Winston, vừa mãn hạn tù, vì tiền đã ngủ với người đàn ông hàng xóm bất hạnh; Mona bị chính người bạn đời của mình chơi xấu; và dường như đồng thời Emily cũng chả thể vui vẻ hơn anh em của mình. Trước khi nội dung câu truyện đi vào hồi kết, Nelson đã cho chúng ta thấy rằng những nhân vật này đã tìm ra hạnh phúc mong manh của mình và dù chỉ là tạm bợ nhưng vẫn rất trân quý.

8. Drown – Junot Diaz

Bề ngoài, các câu truyện có nội dung không giống nhau, nhưng len lỏi trong ấy lại là mối quan hệ giữa Yunior và anh trai của cậu, Rafa. Yunior tự hào về trí tuệ tuyệt đỉnh của mình, nhưng cậu cũng cho rằng để được giống với Rafa, cậu có thể sẵn sàng đánh đổi nó, khi đó cậu sẽ trở nên: ngầu, xinh trai và lãng tử. Đừng bắt chước tao, Rafa đã nói như vậy với cậu khi họ còn là thiếu niên, và Yunior vẫn tiếp tục học theo anh, Đừng bắt chước tao. Nhưng dĩ nhiên, Yunior không thể hoàn toàn biến thành Rafa, và cậu cũng gặp may rủi liên tục với việc đó.

9.  Harmony – Carolyn Parkhurst

Những cuốn sách mà tôi thích đều có chung một xu hướng này: Vui vẻ, ảm đạm, và không giả vờ giả vịt. Tilly 13 tuổi, luôn phải đấu tranh với những vấn đề về nhận thưc và cảm xúc và không ai có thể chẩn đoán ra bệnh của cô bé,thế nhưng tác phẩm này lại có vẻ giống một câu truyện về người em gái mắc Hội chứng Bình thường (của người Tử kỷ). Từ trang thứ sáu trở đi, khi đứa trẻ Iris 11 tuổi mách cha rằng em gái mình đang hát lảm nhảm câu “Daddy, gonna to suck your cock” - và cha cô bé mệt mỏi đáp rằng “Thôi ngay đi, Tilly” – bạn biết đó, cuốn truyện này sẽ rất khắc nghiệt. Giữa bao nhiêu thứ mà tôi cảm thấy biết ơn ở đây thì: Nhìn vào cuốn sách đẹp đẽ nhưng lại có một cái bìa rối rắm, thứ đầu tiên tôi thấy chính là từ “harm” trong “Harmony”

10. Freud’s Blind Spot – Elisa Albert (biên tập viên)

24 bài luận trong đây tràn ngập tình yêu, sự hài hước và chấm biếm. Trong phần giới thiệu của Elisa Albert, bà viết về những người anh em rằng, “Họ có thể thương yêu, giúp đỡ chúng ta, họ cũng có thể gây rối hoặc chọc giận chúng ta, họ có thể khiến chúng ta thất vọng, hay khiến chúng ta thất bại, nhưng họ vẫn là người có chung máu mủ với chúng mãi mãi, những người chúng ta chẳng thể lìa xa.”

Và rồi, vì đây là Elisa Albert, bà quá thông minh để dừng lại ở một sự mập mờ không rõ ràng, bà thừa nhận, “Hoặc có thể đó là những gì tôi hình dung được, vì thật ra tôi chả có manh mối nào.” (Tôi sẽ đưa ra hai lời đề nghị ở đây: Tiểu thuyết của Elisa Alberts không phù hợp với danh sách này, mặc dù nhân vật chính trong tác phẩm Book of Dahlia có một người anh ghẻ lạnh, và nhân vật chính của After Birth lại thường cố gắng biến bạn mình thành chị gái. Nhưng chúng đều là những tác phẩm mãnh liệt và tuyệt vời, bạn nên đọc chúng thử một lần.”)

11. I Look Divine – Christopher Coe

Khi tác phẩm được ra mắt năm 1987, tôi còn là một đứa trẻ vị thành niên sống ở vùng ngoại ô Trung Atlantic. Đó là một nơi lý tưởng để trưởng thành, nhưng lại không có quá nhiều những thứ huyền ảo như kiểu: Tôi cùng mấy đứa bạn thường đến làm tại một cửa hàng nhỏ sau giờ tan học; một người sành điệu đến và đặt một chiếc pizza nhân thịt xông khói với dứa đóng hộp.

I Look Divine không giống những tác phẩm tôi đã từng đọc trước đây. Người kể chuyện dấu tên dọn sạch sẽ căn hộ đẹp đẽ bị phá hoại của em trai mình, Nicholas, một chiếc xe tải vô danh tính đã gây ra cái chết của cậu. Sự cường điệu hóa của Nicholas, sự ám ảnh của cậu cùng với sự hiện diện và xuất hiện của mình, được phản chiếu trong ngôn ngữ và cấu trúc cường điệu hóa của tác phẩm. Một tác giả lại có viết được như thế! Tôi cũng chẳng biết nữa. Tôi nằm xuống chỗ mà vốn dự định là móng của căn phòng giải trí – những tấm bản giả gỗ, đọc đi đọc lại những câu viết của Coe, sắc lẻm và lấp lánh như pha lê vỡ.

12. Carry the One – Carol Anshaw

Sau đám cưới, anh trai và chị gái của cô dâu đều vừa say, vừa buồn ngủ – đã bị buộc tội sau khi gây ra một tai nạn. Nội dung câu truyện trải dài suốt 25 năm sau, truy tìm theo dấu vết của những người anh em dị biệt – nhưng chưa từng lìa xa nhau. Như Carmen, Nick và Alice cứ xoay vần với chuyện yêu đương và đám cưới, rằng sẽ đặt trọng tâm cuộc sống vào việc sinh con để cái, hay làm nghệ thuật, hoặc bán thuốc, đó chính là mối liên kết giữa họ với những người khác, và cũng là trung tâm thực sự của cuốn sách.

Xuân Khanh (Theo Electric Lit)

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,518 lượt xem