Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

7 Bộ Phim Teen Dựa Trên Các Tác Phẩm Của Shakespeare

 

Chúc mừng sinh nhật William Shakespeare! Hay ít nhất là kỷ niệm ngày mất của ông. Chúng ta đang cùng kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của đại thi hào William Shakespeare trong cùng một ngày, đó là ngày ông ra đi – 23 Tháng Tư, cho dù ngày sinh của ông vẫn chưa được xác thực.

Đây là những gì chúng ta được biết: Hôm nay là kỉ niệm 399 năm ngày mất của Shakespeare, và tầm ảnh hưởng quan trọng của ông đối với văn hóa phương Tây đã phủ bóng rộng rãi chưa từng có. Christoper Marlowe chắc hẳn sẽ cực kì ghen tỵ với đối thủ của ông một thời về mức độ phổ biến rộng rãi của các vở kịch khi toàn bộ các đoàn hát dành phần lớn thời gian để biểu diễn các vở của Shakespeare, và những diễn viên giỏi nhất cố tranh nhau để được hóa thân thành Hamlet và Phu nhân Macbeth.

Ồ, còn những tác phẩm chuyển thể khác nữa chứ. Câu chuyện phía Tây (West Side Story)Kiss me, Kate, Một ngàn mẫu Anh (A Thousand Acres) – rất nhiều các vở kịch của Shakespeare tự thuật lại những sự kiện lịch sử, những câu chuyện cổ tích kinh điển, và nét hấp dẫn của các câu chuyện này chỉ có thể được nở rộ dưới ngòi bút ma thuật của Shakespeare. Tuy nhiên, người ta không thể không tự hỏi rằng nếu như một vài tác phẩm chuyển thể này có thể khiến cho một cây bút điêu luyện phải lúng túng, đặc biệt là một số lượng lớn các bộ phim tuổi teen nhặt nhạnh các chi tiết từ các tác phẩm nghệ thuật của ông. Ví như Đêm thứ mười hai (Twelfth Night) thành phim hài giới tính dành cho lứa tuổi vị thành niên? Ừmmmmm……………. cũng được.

Trên thực tế, dòng phim hài cross-dressing (mặc trang phục ngược giới tính) dường như có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà sản xuất phim teen. Kịch bản Đêm thứ mười hai được lấy bối cảnh các đội bóng đá trung học, các cuộc đua mô tô vượt địa hình và các cuộc thi làm báo. Ở bất kì đâu, cô gái đáng yêu luôn chứng minh được sức mạnh của phái yếu, trong khi áp lực hấp dẫn đồng giới giả cứ nảy sinh giữa cô và người con trai mà cô đem lòng yêu.

Tất nhiên ở thời đại của Shakespeare, các kịch bản theo thể loại cross-dressing thực tế hơn và phức tạp hơn nhiều so với hiện nay, khi mà các cậu bé hoặc nam thanh niên phải giả trang để đóng các vai nữ. Điều này không chỉ khá dễ dàng cho các diễn viên nam nhằm tạo ra “sức thuyết phục” trong các bộ nam trang – dấu hiệu để khán giả biết rằng đó một chàng trai đóng vai một cô gái giả trang thành một người đàn ông. Không biết sao mà Amanda Bynes đội tóc giả lại không mang lại hiệu quả tương tự.

Vì vậy, nhân dịp kỉ niệm 399 năm các tác phẩm xuất sắc của Shakespeare, tôi đã tổng kết lại những điểm chính trong 7 bộ phim hướng đến lứa tuổi teen dựa trên các vở kịch của Shakespeare và thử nhìn các bộ phim này qua đôi mắt của đại thi hào:

1. Cô ấy là đàn ông (She’s the Man) 

Đêm thứ mười hai không được nổi tiếng như Romeo và Julliet cũng như các vở kịch khác của Shakespeare, nhưng nó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều các kịch bản chuyển thể dành cho lứa tuổi vị thành niên. Rõ ràng các nhà làm phim rất chuộng để các cô gái cải trang và làm trò với chuyện giới tính (cho đến khi thật may sao nhờ có định chuẩn hóa dị tính, các cô cũng tiết lộ mình là con gái). Cô ấy là đàn ông có sự góp mặt của Amanda Bynes khi cô vẫn còn là một ngôi sao cùng với Channing Tatum trước khi anh đạt đến đỉnh cao sự nghiệp. Bynes vào vai Viola Hastings, một cô gái giả trang thành anh trai để tham gia vào đội bóng đá của trường. Và vì thế mà chúng ta có một cô gái điển hình trong bộ tóc giả nam gánh vác trên vai một kiệt tác của Shakespeare.

Điểm trừ: Cô ấy là đàn ông mắc phải sai lầm của rất nhiều kịch bản chuyển thể là thiếu tự tin vào tác phẩm: Thất bại trong việc cố gắng sửa chữa bằng cách cứng nhắc giữ nguyên những chi tiết không cần thiết. Vậy nên Viola vẫn là Viola, Duke Orsino, tình yêu của cô, vẫn là… Duke Orsino. Channing Tatum đóng vai một ngôi sao bóng đá thiếu niên tên là Duke. Họ là Orsino. Họ chơi cho trường nội trú có tên là Illyria. Lạ ghê, tôi tự hỏi, không biết cái kịch bản này dựa trên cái gì nữa.

Tuy nhiên, giữ nguyên các nhân vật cũng không khiến cho bộ phim chuyển thể lấy bối cảnh hiện đại này thành công. Trong trang phục giả trang, Bynes trông như một đứa trẻ 9 tuổi ngoại cỡ và thực sự chẳng có gì giống ông anh Sebastian cả. Nhưng vì mục đích của cốt truyện, chúng ta vẫn phải tin rằng mọi người không thể nào phân biệt được hai anh em họ. Để Bynes và Duke trở thành bạn cùng phòng ở Illyria giúp tạo nên càng nhiều khoảnh khắc lãng mạn nhất có thể: Viola/Sebastian ôm Duke thật lâu, Viola/Sebastian lao vào vòng tay Duke khi thấy một con nhện, Viola/Sebastian tình cờ nói cho Duke biết anh ta quyến rũ tới cỡ nào. Lần nào cũng hết sức giải trí.

Ồ đương nhiên là quá vui khi thấy Duke buồn bực khi nhận ra có lẽ mình đang có một thằng bạn gay hoặc lưỡng tính. Shakespeare ít nhất cũng thấy thương tâm hơn là ngồi gặm nhấm cái kiểu đùa giỡn kỳ thị đồng tính rẻ tiền cũng như việc bắt buộc phải phô chỗ ấy ấy trong các trận bóng.

Điểm cộng: Đây thật sự là một bộ phim thú vị để xem cùng bạn thân với vài ly chai rượu. Nhưng mà nghe nè, có lẽ tốt nhất là đừng có kể cho William (Shakespeare) nghe về phim này nhé.

2. Just One Of The Guys

Lại là sự xuất hiện của Đêm thứ mười hai! Hy vọng là lần này Billy W. sẽ không phải thương tâm nữa. Trong bộ phim hài ra mắt năm 1985, Terry Griffith, một nữ sinh báo chí xinh đẹp và ham học cảm thấy chán nản khi nhận ra chính nhan sắc của mình chính là thứ đang ngăn cản tham vọng sự nghiệp của mình. Cô bắt đầu ăn vận như con trai, chuyển trường và sắp nhận được thành quả xứng đáng thì (như một lẽ đương nhiên) cảm nắng với anh bạn mới cùng lớp, người luôn nghĩ cô là một thằng con trai (há há há).

Điểm trừ: Diễn xuất rõ ràng không được dàn diễn viên của bộ phim đề cao, tuy nhiên đó chưa phải điều khó chịu nhất. Sử dụng tác phẩm của Shakespeare như một cái cớ cho quần cạp trễ thì đúng là rẻ tiền, và bộ phim cho tuổi vị thành niên này cũng không đáng để đầu tư.

Bộ phim cũng khá nhạt nhẽo với sự xuất hiện của thằng em 15 tuổi của Terry, nỗi ám ảnh với tình dục của cậu ta đạt mức cực điểm đến nỗi chẳng đáng cười. “Ha ha, mọi thằng choai choai đều ở ngưỡng ranh giới đó, nếu không muốn nói là những kẻ săn tình dục” – thông điệp của bộ phim này. Tôi không dám chắc Billy W. có hoàn toàn thích thể loại phim teen hài giới tính hay không, nhưng có lẽ ông ta sẽ tinh tế mà đánh giá cao phiên bản chuyển thể này của tác phẩm tao nhã Đêm thứ mười hai.

Điểm cộng: Ít nhất là so với Gwyneth và Amanda, Joyce Hyser đã hóa thân thành một cậu thanh niên khá thuyết phục, nếu không nói là bảnh bao. Không khó để hình dung các hot girl đang đổ rầm rầm trước một Terry giả trang. Và cả lời bình luận xã giao nho nhỏ sau đó nữa; sau khi giáo viên môn báo chí của Terry gợi ý cô nên trở thành một người mẫu thay vì một nhà báo, Terry trút cơn phẫn nộ lên thằng em: “Cái phòng (đầy hình khiêu dâm) của mày khiến cả đời tao nát bét! Tụi mày chỉ biết nghĩ gái đẹp chỉ là đồ trang trí thôi!” Buồn ghê đó nhưng sự thật đúng là như vậy.

Terry cũng phải biết rằng, vẻ ngoài hấp dẫn gợi tình của cô không phải là thứ duy nhất ngăn trở cô đến với đam mê, kể cả khi là một thằng con trai, kĩ năng viết lách của cô cũng cần được cải thiện. Vậy nên bài học ở xung quanh chúng ta. Trong xã hội, cần xác định được mình đang đứng ở đâu.

3. Get Over It

Bộ phim của Kristen Dunst xoay quanh tác phẩm nhạc kịch trung học Giấc mộng đêm hè và tình yêu học đường cứ thế nảy sinh giữa các diễn viên. Thật khó để nói điều gì là kì lạ hơn: Một tác phẩm teen thể loại hài – lãng mạn dựa trên Giấc mộng đêm hè (là cái kiểu bụi tiên nhiệm màu) hay là sự ra mắt của một tác phẩm vô nghĩa đến lố bịch. Những bong bóng suy nghĩ như trong các phim hoạt hình chứa những phân đoạn hồi tưởng. Những chuỗi giấc mơ ban ngày đặt trong các khu rừng ma thuật được dàn dựng thảm hại. Có anh Shane West kìa. Ừ, đúng rồi là Shane West đó.

Điểm trừ: Ben Foster vào vai bi thảm nhất của mọi vai bi thảm; bị cô gái anh ta say nắng từ thuở ấu thơ/người yêu thời trung học – Alison đá, anh ta dành toàn bộ thời lượng của bộ phim chỉ để ủ dột như một em cún với kĩ năng biểu cảm nghèo nàn. Vì một vài lý do không thể giải thích được, Kelly (Kirsten Dunst), em gái của bạn anh ta, một người quái gở đam mê sân khấu, đã quan tâm đến anh và giúp anh có một vai trong vở nhạc kịch của trường để gây ấn tượng với Alison.

Rủi thay Alison lại đang kết đôi với Striker (Shane West), cựu thành viên ban nhạc nam vừa chuyển đến trường trung học của họ và sở hữu chất giọng Anh lố bịch. Thật là kinh hoàng mỗi khi anh ta cất lời, bạn không thể chú ý đến những gì anh ta nói vì còn mải tìm hiểu xem anh ta đang nói bằng cái giọng gì. Các nhân vật khác thì bóng gió rằng anh ta đang giả vờ để gây ấn tượng với các nữ sinh, nhưng người ta có thể nghi ngờ là đạo diễn chỉ đang cố gắng thêm vào những chi tiết đó sau khi co rúm người lại vì nghe thấy chất giọng của West, mà tôi sẽ miêu tả nó là giọng “đốt lưỡi” hơn là giọng “Anh” trong ít nhất 80% của bộ phim.

Quẳng đi những phân đoạn hồi tưởng mơ mộng rẻ tiền, khán giả có lẽ đã chịu đựng quá đủ rồi. Nhưng điều gì mới làm tan vỡ trái tim Shakespeare đây? Có lẽ là những con số biết hát biết nhảy hạng bét được chèn trực tiếp vào lời thơ của ông. Giấc mộng rock đêm hè chắc chắn là KHÔNG CÓ rồi.

Điểm cộng: Bất chấp sự não tàn của Ben Foster, Kristen Dunst vẫn cảm nắng anh chàng trong vô vọng, tạo thêm một chút xúc cảm xứng đáng với đại thi hào trong bộ phim lố bịch này. Ờ, và ngôi sao thực sự là Martin Short, là thánh giữa các nhân vât truyện tranh, người đã trở thành một giám đốc nhà hát trung học điên cuồng, kì dị, bất tài với cái tôi lớn, người làm truyền năng lượng và sức mạnh cho những kẻ dưới đáy điển hình. Hãy xem phim đi, nhưng chỉ xem vì Short thôi, kẻ đã biến thành một chú hề của Falstaff. Còn Shakespeare, ông đã biết tầm quan trọng của tính hài hước rồi đấy.

4. Romeo + Juliet

Khó lòng mà ghét được bộ phim này, có ai trong chúng ta không phải là một cô nhóc 12 tuổi vào năm 1997 khi nói về Leo? Nhưng Baz Luhrmann có nhiều thứ cần phải giải thích đây. Ông cố gắng ném những đoạn đối thoại cổ xưa của Shakespeare vào bối cảnh tương lai và punk-Trung đại rồi tưới lên cả chuyện tình bằng những sáng chế long lanh với đèn flash và thứ âm nhạc nhức não. Kết quả là: hỗn độn, rời rạc và hoài nghi tột độ.

Điểm trừ: Nếu đã quyết định sử dụng nguyên mẫu các từ ngữ của Shakespeare, tôi e là bạn cần phải chú ý một chút. Nếu nhân vật đề cập đến “thanh gươm”, anh ta không được cầm – ngay trước mắt khán giả – một khẩu súng. Trong khi đó, kịch bản đã bị phá hỏng nghiêm trọng, dành nhiều chỗ cho các cảnh hành động đẫm máu và cảnh Claire Danes và Leonardo Dicarprio ôm ấp nhau trong hồ bơi khiến khán giả nghẹn thở. Không ai trong dàn diễn viên có vẻ thành thục trong việc nhập vai vào của tác phẩm Shakespeare – vốn là kĩ năng chuyên biệt của một diễn viên hiện đại khiến dẫn đến những cảnh khó hiểu mà chẳng ai hiểu nổi diễn viên đang làm gì.

Điểm cộng: Thôi không sao đâu, chúng ta đều yêu mến Danes và DiCarprio, đặc biệt là khi họ chơi trò lãng mạn trong chiếc áo thun ướt đẫm. Tôi chấp nhận điều này. Nghiêm túc mà nói, các diễn viên có sự ngây thơ của tuổi trẻ nhiệt huyết để thể hiện vai diễn, và các cảnh tiếp xúc thân mật khiến chúng ta tin vào tình yêu của họ. Có lẽ đó là phần quan trọng nhất của Romeo và Juliet. Có thể đó là lý do khiến Shakespeare chọn tác phẩm này để bắt đầu tự chuyển thể từ những câu chuyện cũ của mình.

5. Shakespeare đang yêu (Shakespeare in Love)

Tôi biết bộ phim này giành giải thưởng của Viện Hàn Lâm (và nó hoàn toàn không phải là một bộ phim teen). Tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Bộ phim này dành cho các cô gái ở độ tuổi 15 muốn một thứ tình cảm lãng mạn mà Freddie Prinze Jr. không có. (Tôi hiểu mà.)

Điểm trừ: Phiên bản lịch sử này thật quá hào nhoáng đến nỗi khó tin. Mặc dù Gwyneth Paltrow/Viola đã đội tóc giả và mang ria giả một cách rất nghiêm túc (nên nhớ đây là nước Anh thời Elizabeth Đệ Nhất), cô vẫn có vẻ giống như một cô gái tuổi teen. Dù chúng ta đều biết chân dung của Shakespeare là một người hói đầu và đầy khối u lởm chởm, Joseph Fiennes lại vào vai Shakespeare với vẻ ngoài quyến rũ thon gọn và bộ râu rậm rạp.

Để thuận lợi cho câu chuyện ngớ ngẩn này, Shakespeare và Viola gặp được nhau khi cô lẻn vào một buổi thử giọng cho vở kịch mới của Shakespeare: Romeo và Juliet, được cho là viết vào năm 1597. Họ bắt đầu quan hệ thể xác khi anh chàng phát hiện ra con người thật của cô, đây không phải là loại hành vi mà Shakespeare thật có thể tha thứ, ít nhất là trong số các nhân vật nữ của ông. Vài tháng sau đó, khi Viola rời bỏ Shakespeare và cùng người chồng mới đến Virginia (thuộc địa này vẫn còn chưa xuất hiện), ông bắt đầu viết Đêm thứ mười hai được lấy cảm hứng từ cuộc tình cross-dressing của mình. Vở kịch Đêm thứ mưởi hai ra đời vào khoảng năm 1602 (5 năm sau đó).

Sự thật lịch sử cũng không chịu nổi tình yêu mà.

Điểm cộng: Shakespeare đang yêu chứa đựng rất nhiều tình cảm. Ở một phân đoạn, họ đọc lại áng thơ tình Romeo và Julliet cho nhau nghe khi đang làm tình, nhưng này, hãy nhớ là chính Shakespeare thật mới là người đã viết bài thơ đó. Ông đã có thể bị kinh hãi bởi những người thưởng thức sự lãng mạn trong từng câu chữ của ông, lời kêu gọi lòng rộng lượng vô hạn và sự sâu sắc của tình yêu. Bộ phim cũng có chút thành công với tính hài hước tục tĩu. Và liệu Shakespeare có cảm thấy phiền khi được Joseph Fiennes mắt nai hóa thân không? Có lẽ là không tới nỗi phải bật dậy từ trong mồ đâu.

6. O

Một trong những tác phẩm bi kịch nhất trong số những tấn bi kịch của Shakespeare, Othello thể hiện những thách thức đặc thù cho kịch bản chuyển thể hiện đại. Chẳng hạn, quan điểm hiện đại của phụ nữ về bản năng tình dục, cái chết không còn được coi là sự trừng phạt khắc nghiệt cho sự bội tín mà là sự trừng phạt làm khủng hoảng tinh thần. Điều này làm cho việc Othello nhận ra Desdemona vô tội sau khi giết nàng thật khó để đồng cảm được từ quan điểm hiện đại. Đáng lẽ ra anh ta không nên giết cô ấy có phải không? Điều này cũng không phải là vấn đề chính trị chủng tộc đầy nghi vấn khi nhân vật chính người da đen lại là một kẻ sát nhân nhẹ dạ. Tất cả những điều đó để nói lên rằng O là một phiên bản cập nhật có hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên, với cốt truyện đầy vấn đề.

Điểm trừ: O khai máy với đầy chuyện không may. Ban đầu bộ phim dự kiến được ra mắt vào tháng Tư 1999, tuy nhiên đã bị hoãn lại vài năm sau vụ xả sung ở trường trung học Columbine. Cảnh bạo lực trong phiên bản Othello này cũng được đặt bối cảnh ở khuôn viên trường trung học, chắc chắn sẽ khiến người xem đau lòng tại vài phân cảnh.

Vậy còn những vấn để về phân biệt chủng tộc? Chúng chưa hề biến mất, dù chúng tôi đã nhìn nhận theo khía cạnh Odin James (Mekhi Phifer) là nạn nhân của vụ thao thúng và giăng bẫy tâm lý được dàn dựng bởi Hugo (Josh Hartnett), người đồng đội trong đội bóng rổ luôn ghen tị với Odin. Roger Ebert đã chỉ ra rằng những chữ cái đầu trong tên của Odin, là O.J – vậy chúng ta có cần phải được nhắc nhở rằng, có một vận động viên điền kinh da đen nổi tiếng ở đâu đó được nhiều người cho là đã giết người bạn gái da trắng của mình không? Thật là không chịu nổi mà.

Thêm nữa là vấn đề bạo lực gia đình: ban đầu chúng ta nổi giận vì cha của Desdemona không muốn cô cưới Odin, nhưng khi biết Odin muốn trừng phạt tội ngoại tình của Des bằng cách giết cô, thì có vẻ như người cha đã đúng, kể cả khi đó là do Hugo đẩy O đến bờ vực tội ác.

Điểm cộng: Hartnett và Phifer, cũng như Julia Stiles trong vai Desdemona, là một dàn diễn viên hoàn hảo, mang lại sắc thái và tính nhân văn cho vai diễn của họ. Với sự gần như bất khả thi của phiên bản cập nhật Othello hiện đại, thành quả của bộ phim chuyển thể này đáng được ghi nhận. Trang bị cho Hugo một động lực đáng tin cậy, đầu tư nhiều thời gian thực hiện để khắc họa các âm mưu xảo quyệt của Hugo và tháo gỡ các khúc mắc tâm lý của Odin, kéo sau đó là chứng mất ngủ, sử dụng ma túy bất hợp pháp khiến cho tội ác táo bạo của anh ta trở nên dễ hiểu hơn; và nó làm cho câu chuyện của Shakespeare dường như có liên quan và sống động hơn. Ở một vài phân đoạn, lời thoại phim thậm chí rất bay bổng. Nhà biên kịch gốc (chỉ Shakespeare) có lẽ sẽ “bật đèn xanh” cho tác phẩm chuyển thể này, ít nhất là cho lứa tuổi vị thành niên. (Mà có lẽ chúng nó cũng chưa sẵn sàng để đối diện thực tế đâu.)

7. 10 điều em ghét anh (10 Things I Hate About You)

Thuần hóa cô nàng đanh đá (The Taming of the Shrew) là một vở kịch đơn thuần phù hợp với cuộc sống hiện đại, có lẽ là vở kịch đơn thuần nhất trong số các vở hài kịch của Shakespeare, nếu không muốn nói là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Cốt truyện xoay quanh việc đi tìm một người vợ biết vâng lời, và kết thúc có hậu hay không phụ thuộc vào việc bà vợ đanh đá khó tính trên danh nghĩa trở thành một bà vợ ngoan ngoãn biết nghe lời. Theo một góc nhìn nào đó, 10 điều em ghét anh không dở hoàn toàn. Có lẽ đó là do Heath Ledger, hoặc do thời trang rock những năm 90s, còn bộ phim thì thực sự khá dễ thương.

Điểm trừ: Được rồi, làm rõ vấn đề nhé: Đoạn kết phim vẫn liên quan đến một người phụ nữ độc lập đang tìm kiếm “hạnh phúc” qua cuộc tình lãng mạn. Ơn Chúa cô ấy cũng tìm thấy một người đàn ông, như người ta vẫn nói nữ quyền ở khắp mọi nơi! Còn nữa, có bậc cha mẹ hiện đại nào lại vẫn khăng khăng rằng người làm em không được phép hẹn hò cho đến khi anh chị của mình hẹn hò không? Mọi người hãy tìm một cốt truyện khác cho thế kỉ 20 này đi chứ.

Điểm cộng: Trong khi Thuần hóa cô nàng đanh đá là câu chuyện về Petruchio với hành trình chinh phục người vợ ngoan cố cứng đầu của mình trong điều kiện lương thực thiếu thốn và lạm dụng cảm xúc, 10 điều em ghét anh để cho Kat (Julia Stiles hay người đàn bà đanh đá) làm trung tâm của bộ phim. Chúng ta có nên nói về việc Kat bẩn tính cỡ nào không? Mặc dù là một nữ anh hùng dòng phim hài – lãng mạn, Kat là một người theo chủ nghĩa vị nữ, cô đọc Sylvia Bath và nghe thứ âm nhạc nổi loạn. Rõ ràng là, cô ấy cần cư xử nhẹ nhàng hơn một chút, dù vậy cũng khá hay khi cô nàng cho phép bản thân mình hành xử thô lỗ trong cái thế giới mà phái nữ phải luôn mỉm cười và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Kat không hẳn là một người đàn bà đanh đá, nhưng chắc chắn không phải là một cô nàng tốt bụng ngoan hiền.

Trong khi đó, Heath Ledger trong vai Patrick (Petruchio) không phải là một kẻ thao túng đầy thủ đoạn, mà là một thanh niên chống đối xã hội với những góc cạnh thô ráp cần được mài giũa. Anh đồng ý nhận tiền từ Cameron, người muốn hẹn hò với cô em gái Bianca, để lôi được Kat vào trò chơi hẹn hò này, nhưng cũng giống như những gì các thanh niên trong thể loại hài – lãng mạn thường làm, anh chàng nhận ra rằng mình đã bắt đầu phải lòng cô. Anh thật không có ý định thay đổi tính cách của cô, dù vậy, may mắn thay, họ đều thấy ấm lòng hơn khi họ nhận ra họ thoải mái khi ở bên nhau. Đó là tình yêu.

Ồ, còn bài thơ sonnet của Kat thì sao? Hoàn toàn lấy cảm hứng từ thể thơ sonnet của Shakespeare. Đại thi hào sẽ tự hào lắm đây.

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,831 lượt xem