Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public4 năm trước

[A Crazy Mind] Hiểu Về Vô Thức Tập Thể (The Collective Unconscious) Theo Quan Điểm Của Nhà Tâm Lý Học Carl Jung

"Vô thức tập thể" là khái niệm lần đầu được định nghĩa bởi Carl Jung, một nhà tâm lý học phân tâm (hay còn gọi là tâm lý khách quan) . Ông cho rằng tầng dưới cùng của tâm trí là một phần tách biệt được gọi là vô thức, nó hoàn toàn thừa hưởng từ di truyền mà không bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm cá nhân.

Theo như quan điểm của Jung, "vô thức tập thể" là cái chung của toàn bộ loài người và là thứ ảnh hưởng tới những niềm tin và bản năng lâu đời, ví dụ như tâm linh, hành vi tình dục, bản năng sinh tồn.

Carl Jung

Nguồn: Halcyon Planet 

Carl Jung sinh năm 1875, tại Thụy Sĩ, ông là người thành lập trường phái “Tâm lý học phân tích”. Ông là một trong những người đề xuất và phát triển “vô thức tập thể” và các nguyên mẫu, cùng với nhân cách hướng nội và hướng ngoại.

Jung đã từng làm việc cùng với Sigmund Freud, một nhà tâm lý học nổi tiếng khác vào thời kỳ đầu của tâm lý học. Trong những nghiên cứu ban đầu của mình, các công trình của Jung đã củng cố thêm cho quan điểm của Freud. Tuy nhiên, theo thời gian, những nguyên tắc tâm lý học của họ chia thành hai hướng. Jung đã phản đối những nguyên tắc của Freud về tâm lý học phân tâm (psychoanalysis).

Điểm khác biệt về các lý giải của họ về vô thức đó là Freud tin rằng vô thức được tạo ra bởi các trải nghiệm cá nhân, trong khi Jung thì lại tin rằng vô thức được tạo nên bởi các trải nghiệm tập thể, được thừa hưởng từ các vật chất di truyền (gen).


Học thuyết 

Học thuyết của Jung về “Vô thức tập thể” đó là nó được tạo nên bởi sự tích cóp kiến thức và biểu tượng mà tất cả mọi người đã có từ khi sinh ra, và vô thức tập thể được chia sẻ với cả loài người từ kinh nghiệm của tổ tiên. Mặc dù các cá nhân không hề biết được những suy nghĩ và hình ảnh trong “Vô thức tập thể” của họ, nhưng vào những lúc khủng hoảng, tâm lý chúng ta có thể chạm tới nó. Đó là lí do nó được gọi là “vô thức”.

Bản năng và những nguyên mẫu

Jung tin rằng “Vô thức tập thể” được tạo nên từ  bản năng và nguyên mẫu, những thứ xuất hiện dưới dạng các nghi thức, ký hiệu và hình ảnh cơ bản và sơ khai từ những thời kỳ đầu tiên, những thứ bị đè nén xuống bởi nhận thức. Con người không thể tự ý thức được các nguyên mẫu này, nhưng họ mang những cảm giác mãnh liệt về chúng. Theo như Jung, những hình ảnh thần thoại hay các ký hiệu văn hóa không cố hữu, thay vào đó, nhiều nguyên mẫu khác nhau có thể chồng chéo hay kết hợp với nhau vào bất cứ lúc nào.

Học thuyết của ông cho rằng mọi người trong vô thức chú ý tới các hàm ý của các nguyên mẫu này vì chúng là những điều được di truyền.

Một số ví dụ của các nguyên mẫu mà Jung đề xuất bao gồm:

  • Người mẹ
  • Sự sinh nở
  • Cái chết
  • Sự tái sinh
  • Ẩn nữ (Anima): Phương diện nữ tính ẩn tàng trong tâm thức nam giới
  • Sức mạnh
  • Người hùng
  • Đứa trẻ


Jung coi nguyên mẫu “Người mẹ” là quan trọng nhất. Jung tin rằng nguyên mẫu người mẹ có thể bao gồm các khía cạnh tích cực, như là tình mẫu tử và sự ấm áp của người mẹ, hay cả những khía cạnh tiêu cực như người mẹ tồi tệ hay nữ thần nắm giữ vận mệnh (goddess of fate). 

Ông cho rằng nguyên mẫu không chỉ xuất hiện trong thơ văn về người mẹ, bà ngoại, mẹ kế,  mẹ chồng hay mẹ vợ, hay y tá nhưng cũng mang hình thức của những người mẹ, bao gồm:

  • Mary, Đức mẹ đồng trinh
  • Nhà thờ
  • Quê hương
  • Đất mẹ
  • Những cánh rừng
  • Biển cả
  • Khu vườn
  • Ruộng cày
  • Mùa xuân hay cái giếng


Những Niềm Tin Phức Tạp

Những niềm tin lâu đời liên quan tới tâm linh và tôn giáo được giải thích như một phần hệ quả của “vô thức tập thể”. Jung đã bị thuyết phục rằng sự tương đồng và tính phổ quát của các tôn giáo chỉ ra rằng tôn giáo là một biểu hiện của “vô thức tập thể”.

Tương tự, cái chết, đạo đức và các khái niệm về sự công bằng hay lẽ phải và sai trái có thể được giải thích bằng “vô thức tập thể” như một phần nguyên nhân.


Hội chứng sợ


Ký ức di truyền có thể giải thích cho các nỗi sợ cụ thể, nỗi sợ vật thể cụ thể hoặc các tình huống nhất định. Đôi khi, hội chứng sợ rắn (ophidiophobia) xuất hiện ở trẻ nhỏ ngay cả khi không có dấu hiệu của việc đứa trẻ từng gặp chấn thương tâm lý với rắn. Ví dụ, một nghiên cứu phát hiện rằng 1/3 số trẻ em ở Anh sợ rắn ở tuổi thứ 6, mặc dù hiếm để chạm mặt một con rắn ở quần đảo Anh. Nhiều đứa trẻ chưa bao giờ trải qua một tổn thương tâm lí nào liên quan đến rắn, nhưng những con rắn vẫn khiến chúng sợ hãi.

Jung đã sự dụng học thuyết của ông về “vô thức tập thể” để giải thích các nỗi sợ và những ám ảnh xã hội. Nỗi sợ bóng tối, những tiếng ồn lớn, các cây cầu hay máu me có thể đều là hệ quả của “vô thức tập thể” này, vốn được đề xuất như là một đặc điểm được thừa hưởng qua di truyền.


Các Giấc Mơ

Các giấc mơ được cho rằng là nơi cung cấp cái nhìn sâu sắc và quan trọng vào bên trong “vô thức tập thể”. Jung tin rằng nhiều vật thể tượng trưng và các ký hiệu có một ý nghĩa phổ quát hoặc thống nhất trong các giấc mơ, dựa vào các nguyên mẫu đại diện. Dù sao thì, không như đồng nghiệp cùng thời Sigmund Freud, Jung tin rằng các giấc mơ đa phần thuộc về cá nhân, và sự diễn dịch về giấc mơ cần có hiểu biết rất nhiều về chủ thể giấc mơ. Freud thì ngược lại, thường đề xuất rằng các ký hiệu cụ thể tượng trưng cho các ý nghĩ vô thức cụ thể.

Jung tin rằng các giấc mơ bù đắp cho các những phần của tâm thức mà không được phát triển trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chứ không chỉ đơn thuần là những ước mơ bị đè nén. Điều này cho phép nghiên cứu về các giấc mơ như một công cụ để tiếp tục phát triển, dự đoán và chữa trị các tình trạng tâm lý và những nỗi sợ.


Liệu Có Một Học Thuyết Khoa Học Cho Việc Này?

Trong lịch sử, đã từng có một vài tranh cãi xung quanh việc liệu “vô thức tập thể” cần phải được giải thích rõ ràng bằng mặt chữ hoặc thông qua biểu tượng.

Trong giới khoa học, cách giải thích về “Vô thức tập thể” qua từ ngữ chưa được công nhận. Bởi vì rất khó có thể chứng minh một cách khoa học rằng những hình ảnh của thần thoại và các biểu tượng của các hóa khác được thừa hưởng và trao tặng ngay từ khi sinh ra. Thay vào đó, cách lý giải “vô thức tập thể” theo nghĩa biểu tượng có căn cứ khoa học bởi có thể chứng minh toàn bộ loài người chia sẻ một số đặc điểm hành vi di truyền nhất định.


Nghiên Cứu Mới Về Vai Trò Của Vi Khuẩn Ruột Có Liên Quan Gì?

“Vô thức tập thể hiện” đang được kiểm nghiệm theo một cách khác. Nghiên cứu tâm thần học hiện đang để ý tới vai trò của vi khuẩn với “vô thức tập thể”. Các vật chất di truyền trong vi khuẩn ruột nhiều hơn lượng vật chất chất di truyền trong cơ thể người, và những con vi khuẩn này có thể tạo ra các hợp chất thần kinh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những hợp chất thần kinh này có thể là một phần của “vô thức tập thể”, thứ điều tiết hành vi con người. Nếu vậy, các nghiên cứu về các vi khuẩn ruột có thể là một phần rất quan trọng đối với nghiên cứu tâm thần học trong tương lai.




[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết] 
 

Dịch: Mastermind

Biên tập: Mai
Minh họa: Argshie

Nguồn:  https://www.verywellmind.com/



(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL  


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,608 lượt xem