[A Crazy Mind] Rối Loạn Ràng Buộc Xã Hội Thiếu Kiềm Chế: Những Điều Bạn Chưa Biết
Rối loạn Xã
hội Thiếu kiềm chế (DSED - Disinhibited Social Engagement Disorder) là một
trong hai loại rối loạn gắn bó ở trẻ. Nguyên nhân có thể là do trẻ không được
nuôi dưỡng đúng cách và thiếu tình thương cha mẹ vì bất kỳ lý do nào đó. Hệ quả
của những nhu cầu không được đáp ứng đó là trẻ không có mối quan hệ gần gũi với
cha mẹ và trở nên thoải mái với người lạ không khác gì với người chăm sóc chính
của mình. Rối loạn Ràng buộc Xã hội Thiếu kiềm chế còn có tên gọi khác là Rối
loạn Gắn bó Thiếu kiềm chế (Disinhibited Attachment Disorder).
Theo Cẩm
nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Tái bản lần Thứ năm (DSM-5 - Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders – Fifth Edition), DSED ở trẻ có những triệu chứng như sau:
·
Trẻ
không cảm thấy sợ hãi hay mắc cỡ khi tiếp xúc với người lạ;
·
Hành
vi của trẻ có hơi quá thân thiết hoặc quá hoạt ngôn với người lạ;
·
Trẻ
có thể ôm ấp và âu yếm với người lạ;
·
Trẻ
không ngại việc ở chung với người lạ, thậm chí cả khi được người lạ đưa
đi;
·
Trẻ
không màng đến việc xin phép cha mẹ hoặc người chăm sóc chính của mình trước
khi đi với người lạ.
Những triệu
chứng đó có thể vẫn sẽ tiếp tục đến thời niên thiếu, nhưng hiếm có trường hợp
tiếp diễn đến lứa tuổi trưởng thành.
Môi trường nuôi dưỡng không phù hợp lúc nhỏ có thể gây ra rối loạn gắn bó. Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng bị đưa vào trại mồ côi (ví dụ như bị bỏ rơi hoặc cha mẹ mất) có môi trường gia đình không ổn định và hay thay đổi (ví dụ như chăm sóc thay thế), hoặc trải qua cú sốc hoặc bị bỏ mặc về mặt xã hội và cảm xúc lâu dài sẽ dễ mắc bệnh DSED. Mặc dù đa số những nghiên cứu về DSED được tiến hành với những đứa trẻ sau khi được nhận nuôi và được chăm sóc thay thế, nhưng không có nghĩa tất cả trẻ em được nhận nuôi đều có nguy cơ mắc các rối loạn gắn bó. Hiện nay thái độ thân thiện quá mức của những đứa trẻ mắc chứng DSED được cho rằng không phụ thuộc vào việc thiếu thốn hay bản thân sự gắn bó của trẻ với cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng.
Tâm lý trị liệu dành cho DSED bao gồm trẻ và gia đình hoặc người nuôi dưỡng. Sau khi đánh giá tình hình của trẻ và hoàn cảnh gia đình, một liệu trình riêng sẽ được vạch ra. Phép điều trị có thể sẽ bao gồm những liệu pháp diễn đạt như là liệu pháp chơi hoặc nghệ thuật trong một môi trường tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Mục tiêu là để giúp gia đình hiểu được đặc tính trường hợp của trẻ và củng cố mối liên kết giữa trẻ với người chăm sóc chính nhằm nâng cao sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của trẻ. Điều quan trọng đáng lưu ý hiện nay là các nhà nghiên cứu đang phân vân liệu có nên xem DSED là một rối loạn gắn bó không hay là một loại rối loạn độc lập hoàn toàn mới trên cơ sở không ràng buộc. Những nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp xác định xem DSED thuộc trường hợp nào và từ đó điều chỉnh hướng điều trị.
[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]
Dịch: ivvimcmxcix
Biên tập: #Zealous
Nguồn: Disinhibited Social Engagement Disorder
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,005 lượt xem