[A Crazy Mind] Tại Sao Chúng Ta, Dù Biết, Vẫn Duy Trì Những Thói Quen Có Hại?
Chúng ta đều biết thế nào là một thói quen xấu: việc hút thuốc, ăn đồ ăn có hại, sử dụng rượu quá mức và ít khi vận động đều là những điều cần tránh để luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu
vào năm 2000 tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh
dịch của Hoa Kỳ cho thấy, những thói quen mà ta lẽ ra có thể tránh được
như chế độ dinh dưỡng kém, không vận động, hút thuốc và uống rượu là nguyên
nhân chính gây nên một nửa số người chết ở Hoa Kì.
●
Thuốc lá: 435,000 (18,1% tổng số người chết)
●
Lối sống thiếu vận động và ăn uống không lành mạnh: 400,000
(16,6%)
●
Tiêu thụ rượu: 85,000 (3,5%)
Nếu biết những thói quen xấu có thể hủy hoại sức khỏe, vậy tại sao ta vẫn cứ làm?
Tại sao ta không thể cưỡng lại những thói quen xấu?
Dù nhận thức được, nhưng ta vẫn say mê những thói quen có hại cho bản thân và có một số lí do để giải thích cho hành vi này.
Những thói quen xấu đem lại cảm giác thoải mái
Điều đầu tiên là chúng ta
luôn có nhu cầu cảm thấy thoải mái và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt được
trạng thái đó.
Luôn có lí do khi ta làm điều
gì đó và kể cả bạn có không nhận ra, mục đích chủ yếu nhất vẫn là để cảm thấy
thoải mái. Bộ não chúng ta được thúc đẩy bởi những phần thưởng, và đó chính là
cảm giác thoải mái, thứ kích thích sự sản sinh dopamine - hormone làm chúng ta
thấy dễ chịu. Điều này khiến ta càng ham thích và gắn liền cảm giác dễ chịu với
những thói quen xấu.
Đây là lý do tại sao chúng
ta cứ mãi đắm chìm trong những thói quen xấu mà không dứt ra được, nó tạo ra sự
thoải mái và về cơ bản, chúng ta thích ở trong vùng an toàn của bản thân. Nói
cách khác, ta bị hấp dẫn bởi những phần thưởng dù biết nó có hại cho sức khỏe.
Hút thuốc trong giờ giải lao khiến não bộ cho hành động đây là sự tự do và thư
giãn, hay sử dụng đồ có cồn có thể là việc cho bản thân nghỉ ngơi và tận hưởng
sau một tuần vất vả. Ý nghĩ về việc tập thể dục hay việc cố gắng làm điều gì đó
đều bị não bộ gạt qua, thay thế vào đó là những ý nghĩ ‘dễ dàng’ hơn như nằm
dài trên ghế và xem chương trình TV yêu thích. Ta có thể thấy những thói quen xấu
này dễ dàng được gắn mác với những phần thưởng cho bản thân.
Mọi người cũng đang có những thói quen xấu đó thôi
Ta cũng thường cho những
thói quen xấu của bản thân là hơp lí nếu xã hội coi nó là chuyện bình thường. Nếu
cả ngàn người đang làm điều gì, thì chắc chắn là cũng chẳng có chuyện gì xấu nếu
chúng ta làm theo. Không khó để tìm ra những thói quen xấu mà xã hội đang chấp
nhận: ăn vặt, không vận động và thậm chí là cả hút thuốc là một trong số những
điều rất nhiều người đang làm.
Điều này làm chính bản thân ta khi đối mặt với những thói quen xấu cho rằng: “thêm một chút nữa cũng đâu có sao” hay “tuần sau tôi sẽ làm tốt hơn, hôm nay tôi quá mệt mỏi rồi”. Những biện minh tức thời này thường là do cảm giác tội lỗi khi biết rằng ta chưa quyết định hợp lí cho kế hoạch về lâu dài.
Ta cũng thường lấy những
người xung quanh để biện minh cho thói quen xấu của bản thân như: “ông tôi hút
thuốc hằng ngày những vẫn sống tới tuổi 90 đấy”. Não bộ luôn thích việc tìm ra
bằng chứng để củng cố những quyết định của bản thân, dù cho nó có tốt hay xấu.
Hậu quả của việc tiếp tục những thói quen xấu
Hầu hết ta đều biết hậu quả
của những hành vi này. Bao bì thuốc lá in những cảnh báo về việc có thể bị ung
thư. Chính phủ phát động chiến dịch ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất
thông qua tuyên truyền và các kênh TV. Nhưng về mặt lâu dài, đâu là hậu quả của
việc thực hiện những thói quen xấu liên tục?
●
Ung thư, bệnh tật và phá hủy tế bào cơ thể.
●
Cảm thấy không hạnh phúc và trầm cảm.
●
Tình trạng thể chất kém tạo ra các cơn đau và sự uể oải.
● Cuộc sống về sau hay gặp vấn đề về thể chất.
Hầu hết những điều này đều
có những ý nghĩa mà ta không nhận ra ngay và ta dễ dàng bỏ qua quyết định thay
đổi trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên, việc cẩn trọng với những điều ta quyết
định hôm nay có thể giúp ta có sức khỏe tốt về mặt lâu dài trong khi vẫn có thể
đầu tư tốt hơn cho bản thân trong tương lai.
Làm thế nào để ngừng những thói quen xấu này lại?
Thật khó để từ bỏ những
thói quen đã ăn sâu vào đời sống thường ngày. Khi stress đôi khi là nguyên nhân
tạo nên những thói quen xấu, điều ta cần làm là sắp đặt lại những suy nghĩ của
bản thân. Dưới đây là phương pháp bạn có thể áp dụng:
- Đầu tiên, chú tâm xem những thói quen đó là gì và ta thực hiện nó
với tần suất ra sao. Điều gì gây nên thói quen này? Ta có quyết định làm
nó trong vô thức không? Hãy tự hỏi bản thân tại sao ta có thói quen này.
- Thứ hai, hãy cam kết với bản thân bạn muốn xóa bỏ thói quen xấu
này. Khi đã biết căn nguyên cho hành động này, bạn có thể tìm ra điều gì
tích cực hơn để thay thế không? Ví dụ, sau một ngày vất vả, bạn muốn ăn một
thanh chocolate. Liệu bạn có thể tìm ra thứ đồ ăn vặt nào tốt cho sức khỏe
hơn không? Hay giảm lượng thời gian bạn được phép ăn chocolate? Nếu stress
là lí do, hãy thử chạy bộ và cho não bộ những lí do để sản sinh dopamine.
- Tiếp đến, hãy kiên nhẫn. Để hình thành thói quen mới ta cần luôn kiên nhẫn. Thời gian đầu sẽ có khó khăn nhưng rồi não bộ sẽ sớm tiếp nhận những thứ mới mẻ cho đến khi nó cảm thấy những thứ đó thật thân thuộc. Hãy thay cách não bộ suy nghĩ về phần thưởng thành việc luôn tán dương việc bạn gắn bó với những thói quen mới.
Tất cả đều xoay quanh
việc bạn điều chỉnh bản thân cho phù hợp với một cách suy nghĩ mới tích cực
hơn. Cuộc sống yêu đời và đầy năng lượng xuất phát từ chính những thói quen ta
chọn để hình thành. Hãy luôn để ý tới điều mà thói quen bạn có đang nhắm tới và
hãy thay đổi suy nghĩ vào việc đầu tư cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Việc
này không chỉ là để tốt cho bạn trong tương lai mà còn giúp cuộc sống trong hiện
tại được khỏe mạnh và tích cực hơn.
[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]
Dịch: Anh Tú
Biên tập: #Zealous
Nguồn: https://www.lifehack.org/668550/why-we-do-what-we-know-is-bad-for-us
Ảnh: Thanh Thủy
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
2,807 lượt xem