Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[AUTHORITY] Nghịch Lý Thông Tin

Có một nghịch lý thông tin vô cùng quan trọng vẫn chưa được xem trọng đúng mức trong thời đại tư tưởng tự do ngày nay: càng có nhiều thông tin truyền bá, chúng ta càng có xu hướng phụ thuộc vào “công cụ danh tiếng” để đánh giá nó. Điều nghịch lý ở đây chính là lượng thông tin và kiến thức khổng lồ không hề giúp chúng ta nâng cao khả năng tự ngộ ra. Trái lại, nó còn làm cho chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào phán xét và sự đánh giá của những người khác.

 

Chúng ta đang trải qua một thời kì thay đổi thế giới quan căn bản trong mối quan hệ với kiến thức. Từ “kỷ nguyên thông tin”, chúng ta đang tiến đến “kỷ nguyên danh tiếng”, khi thông tin chỉ có giá trị khi nó đã được sàng lọc, đánh giá và bình luận bởi những người khác. Trong xu thế đó, ngày nay, danh tiếng đã trở thành một cột trụ trung tâm trong trí thông minh tập thể. Nó chính là người giữ cửa kiến thức, đồng thời cũng là chìa khóa mở những cánh cửa do người khác nắm giữ. Cái cách mà quyền lực của kiến thức được cấu thành làm cho chúng ta dần phụ thuộc vào phán xét thiên kiến không thể tránh khỏi từ người khác – những người mà hầu hết chúng ta chẳng biết họ là ai.

 

Hãy để tôi cho bạn vài ví dụ của nghịch lý này. Nếu được hỏi tại sao bạn tin rằng những thay đổi khí hậu to lớn đang diễn ra có thể gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống tương lai trên Trái đất, câu trả lời có lý nhất mà bạn có thể cung cấp chính là: bạn tin vào danh tiếng của những nguồn tin mà bạn thường theo dõi về trạng thái của hành tinh này. Trong trường hợp chuẩn nhất, bạn tin vào danh tiếng của nghiên cứu khoa học và tin rằng sự kiểm duyệt của chuyên gia (peer-review) là một cách hợp lý để đúc kết ra sự thật từ những giả thiết sai lầm và nhảm nhí. Trong trường hợp trung bình, bạn tin vào báo chí, tạp chí hoặc những kênh TV – những nguồn tin giúp tóm tắt khám phá của những nghiên cứu khoa học cho bạn. Trong trường hợp cùi nhất, bạn bị đá xa 2 lần ra khỏi nguồn tin: bạn tin theo niềm tin của người khác vào những nguồn tin khoa học có danh tiếng.

 

Hay, hãy nói đến một sự thật tranh cãi nhiều hơn: một trong những thuyết âm mưu nổi tiếng nhất cho rằng con người chưa từng đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969, và toàn bộ chương trình Apollo (bao gồm cả 6 lần đáp lên Mặt trăng từ năm 1969 đến năm 1972) đều là dàn dựng. Người đầu tiên phát tán thuyết âm mưu này là Bill Kaysing, người làm trong bộ phận xuất bản tại Công ty Rocketdyne – nơi sản xuất động cơ của tàu Apollo’s Saturn V. Dùng tiền túi của mình, Kaysinh đã xuất bản một quyển sách có tựa đề “Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt trăng: Trò lừa đảo 30 tỷ đô la của nước Mỹ” (1976). Sau khi nó được xuất bản, một làn sóng nghi ngờ nổi lên và người ta bắt đầu thu nhặt chứng cứ để chứng minh trò lừa gạt này.

 

Theo Hội Trái đất Phẳng, một trong những nhóm vẫn còn chối bỏ những sự thật, vụ đáp lên Mặt trăng được dàn dựng bởi Hollywood với sự hỗ trợ của Walt Disney dưới tài đạo diễn của Stanley Kubrick. Hầu hết chứng cứ của họ dường như đều dựa vào việc phân tích những bức ảnh. Góc xiên của bóng không tương đồng với ánh sáng, lá cờ Mỹ bay phấp phới trong khi không có gió trên Mặt trăng, dấu chân trên mặt đất quá rõ ràng và chuẩn trên một bề mặt không có độ ẩm. Đồng thời, không nghi ngờ sao được khi một chương trình bao gồm 400.000 người tham giá trong vòng 6 năm lại đột ngột bị hủy bỏ? Và v. v.

 

Phần đông những người tin tưởng và nghĩ chuyện này hợp lý (bao gồm cả tôi) sẽ bác bỏ những luận điểm đó bằng cách cười vào sự phi lý của giả thiết này (mặc dù NASA cũng đã cung cấp tài liệu nghiêm túc để đáp lại những lý lẽ đó). Tuy nhiên, nếu tôi tự hỏi chính mình bằng chứng căn bản nào làm cho tôi tin vào vụ đáp lên Mặt trăng, tôi phải thừa nhận rằng bằng chứng của mình khá nghèo nàn, và tôi cũng chưa bao giờ cố bác bỏ những bằng chứng trong thuyết âm mưu kia. Điều mà bản thân tôi biết về câu chuyện bị pha trộn lẫn lộn giữa những ký ức tuổi thơ, tin tức TV trắng đen và sự tôn trọng theo lời kể của ba mẹ mình. Cho đến ngày nay, toàn bộ những bằng chứng secondhand và chưa được xác thực này vẫn không làm lung lay niềm tin của tôi. Niềm tin lên Mặt trăng của tôi còn hơn cả những bằng chứng tôi có thể thu thập và tự mình kiểm nghiệm. Trong những năm gần đây, chúng ta thường tin vào danh tiếng tử tế của nền dân chủ Mỹ. Nhưng, nếu không có một sự đánh giá nghiêm túc về độ tin cậy của một nguồn thông tin nhất định, thì thông tin đó, thiết thực mà nói, hoàn toàn vô dụng.

 

Sự chuyển biến thế giới quan từ kỷ nguyên thông tin đến kỷ nguyên danh tiếng cần được xem trọng khi chúng ta đang cố chống lại nạn “tin tức giả” cũng như những kĩ thuật lẫn lộn hóa thông tin đang tràn lan trong xã hội ngày nay. Một công dân trưởng thành trong thời đại số cần đấu tranh không những ở tính xác thực mà còn trong việc tái dựng lại chuẩn mực danh tiếng của nơi phát tán thông tin. Khi đứng trước ngưỡng cửa chấp nhận hay từ chối một thông tin mới, chúng ta nên tự hỏi mình: Nó đến từ đâu? Nguồn tin này có danh tiếng tốt không? Ai là thế lực đứng đằng sau? Lý do mà tôi nên tin theo họ là gì? Những câu hỏi này chắc chắn sẽ giúp ích hơn việc đi kiểm tra tực tiếp tính chính xác của thông tin. Trong thời đại chuyên gia hóa thông tin như hiện nay, chả ích gì khi cố điều tra một điều, chẳng hạn như, sự tương quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ. Đó là một sự phí phạm thời gian, và kết luận của chúng ta cũng chưa chắc chính xác. Thay vì thế, hãy dành thời gian đánh giá mức độ uy tín của nguồn tin.

 

Sự đấu tranh mới mẻ này sẽ tạo nên một kiểu nhận thức luận cấp hai. Nó sẽ chuẩn bị cho chúng ta cách đặt câu hỏi và đánh giá nguồn thông tin, một kỹ năng mà những triết gia và giáo viên nên tìm cách truyền dạy cho thế hệ tương lai. Một thế giới văn minh-số sẽ là nơi con người biết làm thế nào để đánh giá độ chuẩn danh tiếng của nguồn tin, cũng như có thể nâng cao kiến thức của mình bằng việc sàng lọc thứ hạng phù hợp cho mỗi thông tin đó.

 

“Nền văn minh dựa trên sự thật rằng tất cả chúng ta đều có được lợi ích từ kiến thức mà mình không sở hữu.”

 

Frederick Hayek

Nguồn : Ecoblader



------------

[ Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY]

Tác giả:  Tâm lý  học tội phạm & Khoa học hành vi

- Trang facebook với những bài viết khoa học, review phim và quan điểm thú vị về chủ đề tâm lý.

Link bài viết: Nghịch Lí Thông Tin

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

94 lượt xem