Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bài Viết Này Dành Cho Những Bạn Đọc Nhanh Quên

Bạn đọc rất nhiều, nhưng lại quên đi cũng kha khá, thì bài này là dành cho bạn. Tôi sẽ tặng bạn 3 thứ sau:

  1. Lời gợi nhắc
  2. Lí giải tại sao những điều này cần thiết và nó sẽ giúp bạn nhớ tốt như thế nào.
  3. 4 cách hack để nhớ dễ hơn.

ĐỌC KHI CẦN

Ngày nay, chỉ 1 click = vô số dữ liệu. Đúng, biết nhiều chuyện khiến bạn hào hứng hơn, và quanh đi quẩn lại, tôi cá là bạn có cả đống chuyện để nói.

Đừng chỉ xem vì kiến thức. Hãy là một người biết làm. Học đến đâu, dùng đến đó. Nó chỉ có ích khi bạn làm gì với nó.

Học điều gì đó khi ta cần sẽ giúp ta nhớ tốt hơn.

Tại sao?

Có 2 loại nhớ:

  1. Ép mình phải nhớ.
  2. Tự động nhớ nhờ thực hành.

Loại 1: kí ức được lưu trữ trong vùng hồi hải mã của não bộ. Ví dụ, khi lão hàng xóm A giới thiệu bản thân với bạn và bạn cứ lặp : “A, A, A, A,…” trong đầu, đảo đi đảo lại, và không quên.

Loại 2: kí ức được lưu trong vỏ não. Khi bạn tới Disneyland với ông bà lần đầu, được ăn kem, lăn lộn dưới sân chơi, và trải nghiệm dừng ở đó.

Kí ức lưu tại đây thì sống động hơn, bởi vì mỗi một phần lại tái hiện trong hoàn cảnh khác nhau.

Chuyên gia trong bất cứ ngành nghề gì, thì đếu biến kí ức thành ván cờ, có được ngày hôm nay nhờ lặp lại và luyện tập. Kinh nghiệm của họ được vận dụng triệt để cái mà họ học được từ việc luyện trí nhớ.

Vì vậy, đừng chỉ nhồi vào hồi hải mã của mình. Hãy vận dụng bài học từ cuộc sống.

Đọc khi cần: Thử suy nghĩ về thuật ngữ: “dữ liệu vào” và “dữ liệu ra”. Khi bạn đang cố đẩy ra (VD: tạo kế hoạch marketing), bạn phải nhồi cái gì vào (VD: sách về marketing).

Sức mạnh của khoảng cách thời gian

Lẩm nhẩm tên anh A nhiều lần khi mới nghe lần đầu không khiến bạn nhớ hơn, mà nó khiến bộ não  nhàm chán. Não bạn cần tách ra để nhớ.

Tự nhắc nhở tên anh A 2 ngày sau lần đầu lại hiệu quả hơn đó.

Điều này được gọi là the spacing effect (tạm dịch: hiệu ứng khoảng cách).

Hiệu ứng Zeigarnik

Não người có khuynh hướng nhắc nhở về những điều bạn chưa hoàn thành.

Điều này được gọi là the Zeigarnik effect.

Ví dụ, khi bạn nghỉ sau 4 tiếng buổi học toán, óc bạn vẫn không ngừng xử lí bài toán cuối mà bạn còn băn khoăn và kết quả có khi lại lộ ra như hiển nhiên vào sáng hôm sau.

Vì thế, lợi ích nhân đôi của việc nghỉ ngơi: tần số dữ liệu vào sẽ khiến bộ não nghiền ngẫm sâu hơn và não sẽ tự động gợi mở thông tin cho bạn đúng lúc.

Liên tưởng và chia nhỏ

1117200112241999 ? Thật khó nhớ!

Trong khi chuỗi ngày tuần tự thì không: 11/17/2001 và 12/24/1999.

Đãi nhỏ thông tin thành từng hạt và đặt nó vào ngữ cảnh bạn quen thuộc khiến bạn dễ dàng nhớ hơn.

Cung điện kí ức

Khi những trải nghiệm là cách quyền lực nhất để nhớ, bạn có thể tạo chúng trong đầu để quan sát những hiệu ứng tương đồng.

Lượn trên con phố bạn nắm rõ như lòng bàn tay và xếp những thứ bạn muốn nhớ trên đường.

Ví dụ, tưởng tượng bạn đi trong nhà và đặt list đồ mới mua vào những vị trí khác nhau. Hành ở ngăn khéo, bánh mì trên kệ bếp, chanh trong tủ quần áo,…

Sau đó, hãy cố nhớ hướng đi và lượm lại tất cả món đồ.

 

Đừng chỉ đọc cho vui thôi – nhớ xem bạn muốn cải thiện gì tốt hơn bằng trí nhớ đầu tiên nhé.

 

Bài viết được dịch từ bài gốc If You Forget As Fast As You Read, This Is For You của tác giả Niklas Goeke. 

Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Nhung/ 8morning.com

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,921 lượt xem