Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bí Quyết Bắt Chuyện Với Người Lạ

Dù là người hoàn toàn hướng nội hay 100% hướng ngoại, sẽ có những khoảnh khắc thật lạ lùng và ngượng nghịu trong một cuộc trò chuyện, khi mà ta không biết phải nói gì.

Cảm giác hoảng loạn có thể xảy ra khi chúng ta tìm kiếm những từ ngữ thích hợp trong tuyệt vọng, và điều này có thể khiến ta không tìm được chủ đề thích hợp để trò chuyện.

Và vì sao? Đó là khi ta phải nói chuyện với ai đó hoặc nhóm người xa lạ nào đó. Khi bị buộc phải nói chuyện khi vẫn chưa tìm được những điểm chung, bạn sẽ khó để tương tác với người khác một cách suôn sẻ và tự nhiên, vì chúng ta hoàn toàn không tự tin về những gì nên hay không nên nói.

1. Thời điển để bắt chuyện

Chuẩn bị sẵn một vài kỹ thuật trò chuyện thật sự cần thiết trong những khoảnh khắc ấy. Chúng không chỉ giúp bạn hòa đồng hơn, hay xây dựng nền tảng cho một mối quan hệ bạn bè tiềm năng, mà còn tạo ra những kết nối chuyên nghiệp trong một thế giới mà mạng lưới quan hệ là rất quan trọng.

2. Đừng đặt mục tiêu “trở nên thú vị”

Nhiều người tin rằng để xây dựng một mối quan hệ, họ phải tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị hay hài hước. Trên thực tế, điều này không đúng. Sự tương tác không cần phải sâu sắc mới trở nên ý nghĩa. Đừng mắc kẹt với suy nghĩ rằng những gì bạn nói không đủ vui- bạn chỉ cần nói chúng ra.

Mọi người thường không nhớ những gì được nói trong bất kì cuộc trò chuyện nào, mà thay vào đó họ nhớ những tương tác. Đừng buộc bản thân phải tạo ấn tượng với họ, bạn chỉ việc là chính mình là đủ.

3. Để họ nói về mình bằng những câu hỏi đúng

Mọi người thường thích nói về bản thân họ. Không phải vì họ ích kỉ mà vì đó là một chủ đề an toàn mà họ biết rất rõ. Vì thế, nếu bạn đang cố tìm gì đó để nói, một cách đơn giản, hãy đặt những câu hỏi đúng.

Hỏi những câu cho thấy mức độ quan tâm cá nhân của bạn và khiến người kia cảm thấy thích thú. Bằng cách chú ý và quan sát họ để tìm những “manh mối”. Ví dụ, nếu họ trông có vẻ mệt mỏi, hãy hỏi họ đã làm những gì trong ngày hôm qua. Nếu họ có một vài phụ kiện quần áo, nói với họ rằng bạn đang tìm thứ tương tự và hỏi họ nơi bán hay đề nghị họ gợi ý nơi để mua chúng.

Và chìa khóa chính là những câu hỏi mở, để người khác tự trả lời hơn là những câu ngắn gọn chỉ cần nói có hoặc không. Điều này giúp họ nói nhiều hơn, kéo dài cuộc nói chuyện và cũng cho bạn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về tích cách của họ.

4. Nói về thức ăn

Mục đích của điều này là có một chủ đề chung. Không phải ai cũng biết về những tiến bộ công nghệ hay những xu hướng thời trang mới nhất. Nhưng có lẽ mọi người có một niềm đam mê hay ít nhất một ý kiến chủ quan về thức ăn.

Nếu các bạn đang ăn cùng nhau thì việc mở đầu câu chuyện bằng cách bình luận về món ăn thật dễ dàng. Hay bạn cũng có thể mở rộng chủ đề bằng cách nói về những công thức nấu ăn khác nhau hay những món bạn vừa thử. Còn nếu các bạn sẽ cùng ăn tối sau đó, hãy hỏi hoặc gợi ý người kia một vài món ăn để thử sẽ luôn là một chủ đề thành công.

Tất cả nhằm mục đích tìm kiếm những điểm chung và thức ăn luôn là một đề tài chung đơn giản một cách hoàn hảo để bắt đầu.

5. Diễn đạt lại lời họ nói một cách đơn giản

Thỉnh thoảng, cuộc nói chuyện có thể thất bại nếu bạn không hiểu những gì người kia đang nói. Và nếu bạn thiếu kiến thức về chủ đề đó, việc đưa ra ý kiến cá nhân sẽ khó khăn hơn cũng như những khoảng im lặng ngượng ngịu có thể xảy ra.

Một giải pháp tốt trong trường hợp này, là lặp lại những gì người kia vừa nói theo cách của bạn. Điều này không chỉ cho thấy bạn đang quan tâm và lắng nghe những gì họ nói, mà còn giúp họ chỉ ra những thiếu sót của bạn và họ sẽ sẵn sàng giải thích nhiều hơn vì bạn quan tâm. Nếu ai đó đang kể về công việc phức tạp của họ hay một nghề nghiệp xa lạ với bạn, họ có lẽ biết rằng bạn không hiểu rõ. Bằng cách lặp lại những gì họ nói hoặc yêu cầu họ giải thích rõ ràng hơn, bạn đang tạo ra sự quan tâm và kết nối.

6. Chia sẻ những điều nho nhỏ về bạn

Một vài người có thể cảm thấy thiếu tự nhiên khi chia sẻ điều gì đó về bản thân họ, đặc biệt là những người hướng nội. Tuy nhiên, chia sẻ một vài thứ có vẻ bình thường sẽ cho người khác cơ hội hiểu thêm về bạn, và giúp bạn lấp đầy cuộc trò chuyện.

Như đã đề cập ở trên, mọi người không nhớ những gì bạn nói đâu. Họ thường có xu hướng nhớ những khoảnh khắc im lặng kì cục trải qua với bạn hơn là món ăn bạn ăn ngày hôm qua hay thứ gì đó bạn mới mua.

Điểm mấu chốt ở đây là bạn hãy tự tin khi nói về bất cứ chủ đề nào. Dù chủ đề có vẻ kì lạ, người kia vẫn cảm kích những nỗ lực của bạn trong việc cố gằng duy trì cuộc trò chuyện. Vì thế, đừng quá lo lắng về cách sử dụng từ ngữ của mình.

7. Biết-tất-cả không làm nên một người trò chuyện giỏi

Hãy luôn ghi nhớ điều đó. Dù việc có nhiều kiến thức có thể giúp bạn trò chuyện với nhiều dạng người hơn, điều đó thật sự không cần thiết.

Biết-tất-cả thường có xu hướng tạo ra những cuộc trò chuyện có thể khiến người khác phải im lặng. Bạn tốt hơn hết là chuyển những kiến thức của mình cho những bí quyết ở trên và áp dụng chúng khi nói chuyện với ai đó. Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm sự trôi chảy và kết nối theo cách đơn giản. Đừng nghĩ quá nhiều.

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,544 lượt xem