Hiệu Ứng Werther Và Sự Lây Nhiễm Của 'Dịch Tự Sát'
Tự kết liễu sinh mạng là giải thoát cho bản thân hay chỉ là sự bắt chước?
Hiệu ứng Werther và hồi chuông cảnh báo hiện tượng tự sát hàng loạt trong giới trẻ hiện nay.
Mỗi hành động của người nổi tiếng có thể thu hút đông đảo sự chú ý từ công chúng và giới truyền thông. Các vụ án bạo lực, bê bối tình dục, lừa đảo, sử dụng ma túy và tự sát là những chuyện mà công chúng quan tâm nhất. Trong thời gian gần đây, vụ tự tử của hai nghệ sĩ Hàn Quốc là Sulli và Goo Hara là những sự kiện gây hoang mang nhất cho đến hiện tại. Ngoài nỗi niềm thương tiếc, nhiều người cũng bắt đầu lo lắng cái chết của hai nữ nghệ sĩ này sẽ gây ra chuỗi tự tử hàng loạt.
Nữ thần tượng Sulli tự tử vào ngày 14/10, hơn một tháng sau Goo Hara, cựu thành viên nhóm nhạc Kpop Kara, cũng tự tử vào ngày 24/11.
Tự sát dường như là vấn đề của một cá nhân, nhưng ảnh hưởng của nó sẽ không vì một sinh mạng ra đi mà biến mất. Người nhà và bạn bè thân thiết chỉ có thể thụ động chấp nhận những tác động tiêu cực do hành động tự tử mang đến. Một số học giả đã ước tính rằng, mỗi một vụ tự tử có tác động ít nhất đến cuộc sống của 6 người bên cạnh họ, có thể cần phải điều trị tâm lý.
Nếu đối tượng tự sát là một nhân vật của công chúng, tác động từ cái chết đó rộng hơn nhiều. Trong trường hợp này, tự sát thậm chí còn có thể “truyền nhiễm” như bệnh cúm, dẫn đến hiện tượng “Bắt chước tự sát một cách mù quáng” (Copycat suicide). Đây là hiệu ứng Werther (The Werther effect), cái tên xuất phát từ cuốn tiểu thuyết “Nỗi đau của chàng Werther” (The Sorrows of Young Werther) của tác giả Johann Wolfgang von Goethe sau khi được xuất bản năm 1774 đã dấy lên hội chứng tự sát trong thanh niên lúc bấy giờ. Cuốn tiểu thuyết mô tả bi kịch cuộc đời của chàng thanh niên tên Werther khi không thể đến với người mình yêu. Sau cuối, nhân vật chính đã kết liễu sinh mạng bằng khẩu súng của tình địch.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,753 lượt xem