Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tâm Lý Học Nhận Thức: Khi Âm Nhạc Làm Bạn Khóc

Đã bao giờ bạn cảm thấy xúc động khi nghe một bài hát nào chưa? “Somewhere over the rainbow” của Eva Cassidy chính là bài hát khiến tôi khóc. Còn bạn thì sao? Có nhiều loại nhạc có thể khiến mọi người rơi nước mắt – khóc trên ban công là điều thường thấy trong buổi kịch opera. Hiện tượng khóc lóc gây ra bởi âm nhạc là một hành vi thú vị nhưng ít được nghiên cứu. Theo một nghiên cứu gần đây, cho dù âm nhạc có làm hay không làm bạn cảm thấy muốn khóc đều cho thấy một điều gì đó về nhân cách cơ bản của bạn, và cảm xúc nhất định lấn chiếm cơ thể khi bạn cảm thấy như bị nghẹn lại, lại khác với các kiểu nhân cách khác nhau.

Các nhà nghiên cứu Katherine Cotter và Paul Silvia tại Đại học Bắc Carolina và Kirill Fayn tại Đại học Sydney đã hợp tác nghiên cứu để điều tra cảm xúc mà mọi người cảm nhận khi âm nhạc khiến họ cảm thấy muốn khóc. Sau cùng thì điểm chính của âm nhạc là gợi lên cảm xúc, nên có lẽ chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi các bài hát có thể làm bạn nấc nghẹn. Âm nhạc có thể làm bạn bình tĩnh lại hoặc trở nên hưng phấn; nó có thể thúc đẩy, thống nhất các tín đồ trong hòa bình và sự cống hiến, hoặc tiễn con người, với tiếng trống và tiếng tù và, vào trận đánh. Tương tự như vậy, khóc là một hành vi phức tạp của con người có thể đi kèm với một loạt các trải nghiệm mạnh mẽ. Khóc có thể bị khơi lên bởi nỗi đau, như trong một đám tang, nhưng cũng có thể bởi hướng ngược lại: hạnh phúc cực độ, như khi dự đám cưới. Nhưng sự bất lực và lòng biết ơn và cả những cảm xúc nhỏ nhặt khác cũng có thể gây nên những giọt lệ. Hầu hết mọi người cảm thấy thế nào khi âm nhạc làm họ khóc?

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 892 người trưởng thành để xác định có bao nhiêu người đã cảm thấy muốn khóc khi nghe nhạc và cảm xúc họ trải nghiệm vào lúc đó. Phát hiện đầu tiên là, việc rơi nước mắt khi nghe nhạc không hề lạ thường. 89,8% số người tham gia nghiên cứu cho biết họ đã muốn khóc lúc nghe nhạc. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được yêu cầu xếp hạng cảm xúc của họ qua 16 cảm xúc, bao gồm cả niềm hân hoan, hạnh phúc, kinh ngạc, lo lắng, buồn bã, trầm cảm,… Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đã khóc vì âm nhạc có thể chia thành hai nhóm rõ ràng: những người cảm thấy buồn rầu và những người cảm thấy kinh kinh ngạc. Phần lớn (63%) cho biết cảm thấy buồn khi âm nhạc khiến họ khóc, và 36,7% nói rằng họ thấy kinh hãi. Có điều gì khác lạ trong nhân cách của những người trong hai nhóm này có thể giải thích tại sao hai phản ứng cảm xúc rất khác nhau – buồn bã và kinh ngạc – lại làm ta ứa lệ khi nghe nhạc không?

Những người tham gia nghiên cứu đã được kiểm tra tâm lý để phân loại theo năm đặc điểm nhân cách: tâm lý bất ổn, hướng ngoại, sẵn sàng thử những trải nghiệm mới, dễ đồng tình và sự tỉ mỉ (BIG FIVE).Khi các nhà nghiên cứu sắp xếp dữ liệu, họ phát hiện ra rằng những người thiên về tình cảm cho biết họ cảm thấy buồn khi bản nhạc làm họ cảm động, và những người cởi mở lại thấy muốn khóc vì âm nhạc gợi lên một cảm giác kinh ngạc trong họ.

Trong màn trình diễn của Eva Cassidy, bà chắc chắn đã gợi lên được sự kinh sợ. Tôi cảm thấy kinh ngạc khi được thưởng thức tài năng phi thường của một con người đã có thể mang lại một màn trình diễn hoàn hảo và sinh động đến như vậy – được tạo nên từ không gì khác hơn chính giọng hát tuyệt vời của bà ấy cùng với cách phối hòa các hợp âm jazz cộng hưởng và những phần rải nốt cực kì điêu luyện. Đây là một buổi biểu diễn trực tiếp, và sự áp lực của riêng việc duy trì sự hoàn hảo dưới ánh đèn sân khấu thôi đã nâng tầm buổi diễn ấy. Bài hát đã trở thành một bài hát thiếu nhi cổ điển được hát đi hát lại từ rất lâu, nhưng nó đã được làm lại và đang trở nên nổi tiếng. Vì vậy, tôi đoán rằng tôi là một trong số ít người có cùng phản ứng, những người khóc vì âm nhạc khiến họ kinh ngạc, so với hai phần ba số người khóc vì bài hát làm họ buồn. Nếu mối tương quan với đặc điểm tính cách là chính xác, tôi không nên được xếp đặc biệt cao trên thang tính tâm lý (may mắn thay). Nhưng tôi không chắc chắn lắm.

Nghiên cứu kích thích tư duy này là một khởi đầu tốt, nhưng nó có một số hạn chế. Nhóm thử nghiệm bao gồm các sinh viên đại học, có thể không phản ánh đầy đủ ý kiến của toàn bộ dân số. Ngoài ra, 69,6% người tham gia là phụ nữ, và tác động của giới tính không được phân tích trong nghiên cứu. Một cân nhắc khác là khi dựa vào sự hồi tưởng của mỗi người về một khoảng thời gian trong quá khứ khi họ cảm thấy muốn khóc lúc nghe nhạc, sự chính xác của nghiên cứu này phụ thuộc vào việc tự báo cáo.

Nhưng theo tôi, có một vấn đề phức tạp khác cần được xử lý. Cảm xúc của con người rất phức tạp. Chúng không phải lúc nào cũng như những cái chốt vừa vào các khe mà những nhà nghiên cứu cung cấp trong bản thiết kế thử nghiệm của họ. Tôi nhớ mình đã khóc khi nghe Pete Seeger hát “We Shall Overcome”, truyền cảm hứng cho toàn đám đông hợp thanh trong lòng đồng nhất và quyết tâm. Tôi khi đó hầu như chỉ cảm thấy buồn. Tôi đã nghĩ đến tất cả những người đã hát bài hát ấy trên những con phố của đất nước này trong nhiều năm đấu tranh ôn hoà để vượt qua những bất công về chủng tộc và xã hội; những bức ảnh đen trắng của thống đốc bang Alabama chặn lối vào trường đại học, những con chó cảnh sát, những người biểu tình bị xua đuổi, những khu phố bị đốt cháy trong những cuộc bạo động vào mùa hè, những vụ khủng bố ở Đông Nam Á đã làm rung chuyển đất nước chúng ta và thách thức từng người trẻ đối đầu với sự đạo đức hay chính tính mạng của họ, để phân biệt nhiệm vụ giữa lừa lọc và quyết định, đánh cược cuộc sống của họ, về một cuộc chiến tranh đang lấy đi hàng nghìn mạng sống và sẽ tiếp tục lấy đi thêm hàng nghìn mạng sống nữa – để làm gì?

Nhưng nỗi buồn không chỉ là thứ duy nhất tôi cảm thấy khi nghe Seeger hát. Việc trải nghiệm cả nỗi buồn và nỗi kinh ngạc cùng một lúc là có thể. Cảm thấy bất lực và bị choáng ngợp bởi sức mạnh quốc gia và quốc tế là một chuyện rất đỗi bình thường. Chỉ một người thì có thể làm gì? Tất cả những gì Seeger có là một cây đàn banjo. Tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn khi thấy một người đàn ông dũng đảm đứng lên chống lại bất công. Ông được thúc đẩy để cố gắng làm cho thế giới trở nên tốt đẹp, thanh bình hơn, để truyền cảm hứng cho chúng ta trở thành những con người tốt hơn, và ông làm điều đó với thứ duy nhất mà ông có – các bài hát.

Âm nhạc là một công cụ mạnh mẽ. Là một nhà sinh học, tôi thấy sự sinh tồn ở khắp mọi nơi trong tự nhiên, vì không may là bạo lực đôi khi cần thiết cho sự sống còn. Nhưng giữa những sự kiện hiện tại – chẳng hạn như những mối đe dọa tàn bạo để tiêu diệt hàng triệu người bằng vũ khí nhiệt hạch – có lẽ cái mà thế giới cần bây giờ là ít bom hơn và nhiều những cây đàn banjos hơn.

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,447 lượt xem