Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Giấc Mơ Có Thực Sự Ẩn Chứa Ý Nghĩa Hay Không?

Một số nhà khoa học thần kinh cho rằng giấc mơ không mang ý nghĩa gì hết.

Khi tôi 14 tuổi, tôi có một giấc mơ mà tôi không bao giờ quên được. Dù nó không kịch tính hay đáng giá như trên phim ảnh, tôi vẫn mắc kẹt với nó trong suốt nhiều năm.

Tôi thấy mình lang thang qua những hành lang của một tòa lâu đài cổ và kì quái. Những mạng nhện giăng mắc quanh đồ nội thất sang trọng cho thấy rõ ràng không có ai sống ở đây nhiều năm trời. Mặc cho bị bỏ hoang, điện vẫn bật, rất nhiều đèn và những chùm đèn treo pha lê lộng lẫy tỏa ánh sáng lờ mờ xuống khung cảnh nghiêm trang ảm đạm. Tôi thấy lo – nhưng không hề hoảng sợ. Như một nhân vật trong bộ phim kinh dị, tôi cảm thấy một sức hút lạ kì phải đi khám phá, kể cả khi đang khiếp sợ thứ mình sẽ đương đầu. Trong gara, tôi thấy một cỗ xe ngựa đổ nát. Trong phòng ăn, một bữa tiệc được dọn ra, nhưng không có người dự. Và, suốt dọc căn nhà, tôi còn thấy nhiều và nhiều đèn pha lê hơn nữa. Phải có đến hàng ngàn cái chiếu sáng lối đi của tôi.

Sau đó, tôi thức giấc.

Những cơn mơ đã mê hoặc con người kể từ khi lịch sử bắt đầu được ghi lại. Ở Ai Cập cổ đại, người có những giấc mơ sống động được xem là được trời phú với tầm nhìn thấu suốt đặc biệt, và nhiều giấc mơ đã lưu lại trên sách giấy cói. Thực tế, người Ai Cập tin rằng một trong những cách hay nhất để được thần linh báo mộng là qua việc “mơ”, và một vài người thậm chí còn ngủ trên những chiếc “giường mơ” đã được thần thánh hóa mong có được trí khôn từ chúa.

Vào thế kỉ 19 và 20, các học giả phần đông đã cấm kị những ý tưởng siêu nhiên kiểu này. Những nhân vật xuất chúng như Sigmund Freud và Carl Jung thay vào đó đã kết luận là những giấc mơ mang lại những cái nhìn sâu sắc vào sự vận hành bên trong của tâm trí. Trong cuốn sách của mình, Ý nghĩa những giấc mơ, Freud trình bày tỉ mỉ một hệ thống phân tích giấc mơ rất phức tạp. Điểm cốt lõi là, giả thuyết của ông ấy chỉ ra rằng trong khi tâm trí có ý thức của chúng ta ngủ ngon lành, phần tâm trí không ý thức của chúng ta sản sinh ra hình ảnh có thể đưa chúng ta nhìn thấu vào bản chất sâu nhất của chính mình.

Bất kể rằng giấc mơ có nói trước được tương lai hay không, có cho phép ta giao tiếp với thánh thần, hay chỉ đơn giản là giúp ta hiểu biết bản thân mình hơn, quá trình phân tích chúng luôn mang tính biểu tượng cao. Để hiểu ý nghĩa những giấc mơ, chúng ta phải diễn giải chúng, như thể chúng được viết bằng thứ mật mã bí mật. Tìm kiếm nhanh từ điển giấc mơ trực tuyến tại dreammoods.com sẽ cho bạn biết rằng những ngôi nhà bị ám tượng trưng cho “vấn đề về cảm xúc chưa được giải quyết”, những bóng đèn sáng mập mờ nghĩa là bạn “đang thấy choáng ngợp bởi vấn đề tình cảm,” một bữa yến tiệc ám chỉ “sự thiếu cân bằng trong cuộc sống của bạn,” và gara biểu tượng cho cảm giác “thiếu phương hướng và chỉ dẫn để đạt được mục têu.” Cho nên, thế nghĩa là : Khi 14 tuổi, tôi đã thấy đa cảm về việc bị thiếu cân bằng và mất phương hướng trong đời mình.

Nhưng, giả sử nếu không có mật mã bí mật, và chúng ta cứ dành thời gian đi đọc một đống hình ảnh vô bổ, như người ta tìm kiếm bóng hình và vật thể giấu trong những đám mây thì sao ? Sẽ thế nào nếu giấc mơ không có ý nghĩa gì ?

Đó là kết luận được rút ra bởi một vài nhà khoa học thần kinh hiện đại, những người tin giấc mơ chỉ là một tác dụng phụ của quá trình hệ thần kinh cơ bản hơn. Mặc dù con người thường nghĩ rằng não dừng hoạt động trong giấc ngủ, các nhà nghiên cứu bây giờ biết rằng giấc ngủ là quá trình hoạt động mãnh liệt của hệ thần kinh. Một trong những lý do chính mà chúng ta ngủ có thể là để cho phép não hợp nhất và sắp xếp ký ức. Giống như những chiếc máy tính phải tối ưu hóa đĩa cứng định kỳ, não của chúng ta phải tiếp tục củng cố những ký ức mình lưu trữ. Bạn có thể nghĩ về nó như việc quét dọn ngôi nhà thần kinh, quét sạch những trải nghiệm không cần thiết từ hôm trước và lưu lại những điều quan trọng nhất một cách an toàn hơn. Nghiên cứu cho thấy, ví dụ, quá trình con người hồi tưởng lại những bài tập gần đây trên lớp sẽ được củng cố sau giấc ngủ, và ký ức sẽ chịu ảnh hưởng nếu giấc ngủ bị gián đoạn. Đó là lý do tại sao ba mẹ và giáo viên thường giục lũ trẻ đi ngủ đủ giấc trước hôm làm bài kiểm tra.

Mặc dù không phải mọi nhà nghiên cứu đều đồng ý, nhiều nhà nghĩ rằng mơ có thể là kết quả không đoán trước của những quy trình thuộc hệ thần kinh trên và những quy trình cơ bản khác. Chuyên gia tâm thần học ở Havard J. Allan Hobson và Robert McCarley, chẳng hạn, đã đề xuất rằng, khi vô số mạch não hoạt động vào ban đêm, điều này kích thích cảm giác, cảm xúc, và ký ức, tất cả đều ngẫu nhiên một cách cần thiết. Dù rằng chúng ta là những sinh vật có lí trí, não bộ đã tự động tập hợp tất cả hoạt động cơ bản này thành một câu chuyện. Nhưng câu chuyện này không có ý nghĩa gì hết. Nó chỉ đơn giản là một nỗ lực để khiến hoạt động thần kinh đã xảy ra trở nên có nghĩa. Đó là lí do tại sao những cơn mơ thật có vẻ phi lí và lạ thường.

Vậy, sao con người còn cứ níu thật chặt lấy cuốn từ điển giấc mơ của mình ?

Điều này có khả năng liên quan đến cái mà các nhà nghiên cứu gọi là “Hiệu ứng Barnum”. Họ không hề biết rằng, tất cả đều nhận được kết quả y hệt nhau, bao gồm cả những lời nhận xét như, “Bạn có nhu cầu lớn được mọi người yêu thích và ngưỡng mộ,” và “Bạn có khuynh hướng tự phê bình bản thân.” Sau đó, các học sinh được hỏi họ đánh giá thế nào về độ chính xác của những kết quả này trên thang năm điểm. Tỉ lệ trung bình là một ngưỡng đáng ngạc nhiên 4.3, chỉ ra rằng, dù mọi người nhận được phản hồi sai hệt như nhau, họ cảm thấy bài kiểm tra đã làm một công việc gần như hoàn hảo là tóm tắt hoạt động bên trong tâm trí họ.

Hàng tá nghiên cứu đã phỏng theo những tìm kiếm của Forer trong vài thập kỉ kế tiếp, thay thế bằng lá số tử vi, phân tích nét chữ, và, đúng vậy, cả phân tích giấc mơ.

“Phát biểu Barnum” được chấp nhận thật dễ dàng là đúng bởi tính áp dụng rộng rãi của chúng. Mặc dù chúng nghe có vẻ cá nhân, chúng có thể áp dụng cho hầu hết mọi người, giống như lời giải cho giấc mơ ngôi nhà bị ám của tôi vậy. Phải chăng việc  “cảm thấy đa cảm về việc thiếu cân bằng và phương hướng” có áp dụng với hầu như tất cả mọi người ở một mức độ nào đó? Chúng ta có thể hỏi câu hỏi y như vậy về bất cứ lời giải nào được đưa ra bởi một từ điển giấc mơ. Và, nếu mọi lời giải đều đúng với hầu hết mọi người một cách bình đẳng, vậy thì chúng không thực sự chính xác về bất cứ ai.

Nhưng không phải mọi nhà khoa học đồng ý rằng không có một mục đích hay ý nghĩa vốn có nào cho những giấc mơ. Hai nhà nghiên cứu Tore Nielsen và Ross Levin đã đề xuất một giả thuyết trung lập giữa hệ thống giải mã giấc mơ dựa trên biểu tượng gần như thần kì và cái quan điểm mà giấc mơ chẳng qua là ngẫu nhiên. Tầm nhìn này, được biết đến như Hình mẫu Chiêm bao Nhận thức thần kinh, khá là phức tạp, và hầu như không thể giải thích được hoàn toàn ở đây. Mặc dù giả thuyết này vẫn nhận định rằng những cơn mơ được gắn với quá trình hệ thống ký ức thần kinh, nó không có nghĩa chúng chỉ mang tính tình cờ. Thay vì vậy, Nielsen và Levin tin tưởng rằng các câu chuyện não bộ thêu dệt nên từ các hình ảnh dường như ngẫu nhiên trong mơ, được dẫn dắt, ít nhất bởi một phần trạng thái cảm xúc của ta. Ví như, khi lượng trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống ban ngày của ta nhiều lên, khả năng gặp những cơn mơ tồi tệ cũng tăng cao. Theo như giả thuyết của họ, một chức năng quan trọng của những giấc mơ được đặt tên là “dập tắt nỗi sợ”. Nghĩa là, những giấc mơ giúp ta tiêu hóa trải nghiệm căng thẳng một cách lành mạnh, để chúng “nghỉ ngơi”, thì chúng ta sẽ không bị quá tải với những xúc cảm tiêu cực trong suốt cuộc đời tỉnh giấc. Khi quá trình được hoạt động hợp lý, những cơn mơ sẽ sử dụng nỗi căng thẳng và mối bận tâm gây khích động trong cuộc sống như chất liệu nguồn, xẻ chúng ra và lắp ghép thành những câu chuyện kì quặc nhưng thường không gây hại, một phương thức mà sau cùng cho phép ta vượt qua được chúng.

Mặc dù Giả thuyết Nhận thức thần kinh về Chiêm bao gợi ý rằng những biểu tượng cụ thể trong giấc mơ ngôi nhà ma ám của tôi không có bất kì ý nghĩa khách quan hay phổ cập nào tôi có thể tìm thấy trong một từ điển giấc mơ, giá trị cảm xúc của giấc mơ nói chung vẫn có thể mang ý nghĩa nào đó. Như nhiều thiếu niên 14 tuổi, tôi đầy ắp cảm giác lo âu thiếu thời khi đối mặt với cơn xì-trét của việc dậy thì – những cảm xúc đã xuất hiện trong giấc mơ của tôi.

Vậy thì, trong khi giấc mơ không cho biết về tương lai, chúng cho phép ta giao tiếp với giới siêu nhiên, hoặc trao cho ta cái nhìn thấu suốt đặc biệt vào những bề sâu của tâm trí có ý thức, chúng sẽ cho ta thấy điều gì đó về cảm xúc của chính mình. Vì hầu hết mọi người đều thỉnh thoảng mất liên lạc với cảm nhận của mình, đây là một sự nhìn thấu có ích.

Nói cách khác, nếu bạn đang trải qua một loạt những giấc mơ xấu, thì việc bạn kiểm tra lại bản thân về điều bạn đang cảm thấy sẽ đáng giá, có lẽ là cân nhắc xem có điều gì bạn có thể làm để cải thiện tâm trạng.

Tôi gợi ý rằng bạn nên bắt đầu bằng việc đặt cuốn từ điển giấc mơ xuống.

 

NguồnDo Dreams Really Mean Anything?

Dịch: Tuyết Nhung

Edit : Cadinette TN

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,431 lượt xem