Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Lời Xúc Phạm Dưới Góc Nhìn Tâm Lý Học

Mong muốn hạ thấp người khác xuống cũng kinh điển như là những con gà vậy!

Hiện nay chúng ta đang phải trải qua một đại dịch của những lời xúc phạm. Minh chứng cụ thể nhất có lẽ là cuộc bầu cử mà chúng ta vừa trải qua. Ở đó, các ứng cứ viên chiến đấu và giành chiến thắng chủ yếu bằng những lời lăng mạ. Vậy tâm lý đằng sau những lời xúc phạm là gì? Tại sao chúng đột nhiên lại ở khắp mọi nơi như vậy?

Bị thúc đẩy bởi cơn giận?

Loài gà nổi tiếng bởi khái niệm “đẳng cấp xã hội” (pecking order), trong đó những con gà đứng cuối trong hệ thống phân cấp sẽ bị mổ bởi tất cả những con khác và con gà đứng đầu thì không bị bắt nạt bởi bất cứ còn nào. Trong hệ thống phân cấp của loài gà thì mọi chuyện được giải quyết bằng vũ lực.

Trong một xã hội sử dụng lời nói là ngôn ngữ chủ yếu như loài người, chúng ta ít sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề. Thay vào đó, chúng ta ưu tiên tương tác bằng lời nói và việc sử dụng bạo lực bị hoãn lại sau. Một lời xúc phạm có thể được hiểu như là một nỗ lực để hạ thấp địa vị xã hội của đối phương (người bị lăng mạ) và nâng cao vị thế tương đối của bản thân người lăng mạ.

Nếu lý luận đó là đúng, chúng ta có thể giả định rằng những lời lăng mạ thường được thúc đẩy bởi sự tức giận xoay quanh các vấn đề về sự thiếu tự tin đối với địa vị của chính bản thân người lăng mạ. Đôi khi, lời lăng mạ là sự phản ứng lại trước sự coi thường thực tế hoặc tưởng tượng từ người khác. Chẳng hạn như khi một người vô tình chen vào trước một ai đó khi mọi người đang xếp hàng.

Đây là thời kỳ mà chúng ta đang dành rất nhiều sự quan tâm cho những đánh giá của người khác đối với bản thân chúng ta. Các nhà tâm lý học xã hội nhận thấy có một sự gia tăng của tính ái kỷ trong các sinh viên đại học. Có rất ít sự đồng thuận trong việc lý giải nguyên nhân, tại sao điều này xảy ra. Một số học giả tin rằng trẻ em càng được đánh giá trên các bài kiểm tra năng khiếu, chỉ số IQ, và GPA – chúng càng nhạy cảm hơn đối với các mối đe dọa đối với thứ bậc trong xã hội của chúng.

Hơn nữa, xu hướng tự yêu bản thân này ngày càng được nhấn mạnh hơn bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở đó, người tham gia có thể phải chịu sự đánh giá tàn nhẫn từ những thành viên khác, từ đó khuyến khích sự thổi phồng cái tôi của các cá nhân lên và đồng thời hạ thấp uy tín của những người khác. Mối lo ngại về sự bất ổn trong địa vị xã hội của một người có thể được giảm bớt bằng cách chỉ trích những người khác trong cùng khu vực. Các mạng xã hội ngày nay đầy rẫy những cá nhân hay đưa ra những lời khiển trách nặng nề. Có thể bởi vì họ thích làm vậy; hay có thể do việc đưa ra những lời lẽ đó trên mạng có thể giúp họ tránh được sự trả thù, điều mà có thể diễn ra nếu họ làm vậy ở ngoài đời thực.

Nội dung của lời xúc phạm: Địa vị, Năng lực, Giới tính, và Vệ sinh

Mục đích của những lời nhận xét mang tính xúc phạm là hạ thấp địa vị một người trong hệ thống xã hội phân cấp. Điều đó không khiến chúng ta quá ngạc nhiên bởi những lời lăng mạ thường sẽ đề cập đến nguồn gốc địa vị xã hội của một người, hay sự thiếu uy tín, hay tư cách hội viên trong một nhóm bị khinh thường (ví dụ như Đức quốc xã hay những kẻ lang thang). Mặt khác, nội dung của những lời lăng mạ qua các lứa tuổi đều có thể dự đoán được: nhiều lời lăng mạ liên quan đến đặc trưng về giới tính, hay sự xấu hổ và bất lực trong hành vi tình dục. Ngoài địa vị và tình dục, lời xúc phạm còn có thể gây xấu hổ bằng cách nhắc đến những đặc điểm không hấp dẫn như: to béo, thấp lùn, hói đầu, vết đốm và các bệnh truyền nhiễm.

Một cách khác để xúc phạm một người là đặt những câu hỏi về trí thông minh hay năng lực tinh thần nói chung của họ: người ta có thể sử dụng những từ như “ngu ngốc” hoặc “điên rồ”.

Logic của những lời lăng mạ có tính chê bai là nếu người đối diện trở nên xấu hổ thì địa vị của người lăng mạ sẽ vượt lên trên địa vị của nạn nhân. Khi đó người nói ra lời lăng mạ giống như con gà mổ thay vì là con gà bị mổ. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời lăng mạ đều giống nhau. Một số lời lăng mạ không ảnh hưởng đến danh tiếng và không có tác động đến địa vị của người nhận.

Mục tiêu của lời xúc phạm: “Một mũi tên bắn xuyên qua ngôi nhà nhưng không đâm trúng ai”

Chúng ta đang sống ở thời điểm mà sự phát tán một cách tự do của những lời lăng mạ khiến chúng đe dọa đến khả năng tài chính của các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter. Vì thế mà Twitter mới đây vừa ban hành quy tắc ứng xử cho người dùng để loại trừ những kẻ lăng mạ tồi tệ nhất; các trang web khác như Facebook cũng đang nhanh chóng làm theo.

Đối với những người thích phát tán những lời lăng mạ thì Internet là một môi trường hoàn hảo. Nó có thể cung cấp cho các cá nhân một lá chắn để che dấu danh tính và hạn chế hậu quả có thể xảy ra. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu sự gia tăng tần số các cuộc tấn công cá nhân vì động cơ xấu sẽ dẫn đến sự tăng lên của làn sóng tự yêu bản thân hay mất khả năng kiểm soát hành vi xã hội?

Tương lai nào cho những lời xúc phạm?

Các cộng đồng lạnh mạnh duy trì tình đoàn kết bằng cách hạn chế những lời lăng mạ trực tiếp ở mức tối thiểu. Vì vậy mà những truyền thống phức tạp của phẩm chất lịch sự và tôn trọng trong cộng đồng xã hội có thể tìm thấy trong quá khứ. Mọi người cử xử theo cách đó để tránh tức giận, tranh chấp, và bạo lực không cần thiết.

Cộng đồng trực tuyến đang trở nên quan tâm hơn đến những hậu quả tiêu cực của việc dung túng cho những kẻ hay gây chuyện; đồng thời thiết lập những cơ chế cho nhóm trừng phạt, trong đó những người vi phạm các quy tắc sẽ bị nhận dạng và loại trừ.

Cơ cấu như vậy đã xuất hiện rất lâu trong các ứng dụng như Uber và Airbnb. Chẳng bao lâu nữa, các phương tiện truyền thông xã hội cũng sẽ được điều chỉnh. Vấn đề duy nhất là kể cả người sử dụng ở trình độ cơ bản nhất cũng có thể nhận được một số lời chỉ trích lịch sự và điều đó sẽ thúc đẩy tính tự yêu bản thân và làm cho chúng ta muốn chê bai hàng xóm của chúng ta nhiều hơn.

Chúng ta như những con gà không bao giờ biết ngừng nghỉ!

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,343 lượt xem