Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Quốc Gia Nào Được Vinh Danh Là Sáng Tạo Nhất Thế Giới?

Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa công bố danh sách 12 quốc gia, vùng lãnh thổ sáng tạo nhất thế giới với môi trường thuận lợi nhất cho những sáng chế mới ra đời. Đa phần các quốc gia này là những nước tiên tiến nhất trên thế giới.

12. Vương quốc Anh

Mark Sims, người đứng đầu dự án Beagle 2 nhìn qua một tấm pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Toby Melville/Reuters. 

Vương quốc Anh xếp thứ hai thế giới về chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học, và xếp thứ tư về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học.

Tuy nhiên, Anh chỉ xếp thứ 34 về độ nhanh nhạy của chính phủ trong mua sắm các sản phẩm công nghệ tiên tiến và xếp thứ 18 về lượng nhà khoa học và các kỹ sư.

11. Đài Loan

"Gạch Magnetic”, loại vật liệu có thể được sử dụng trên máy tính bảng để tạo ra thiết kế 3D, chơi trò chơi, và tương tác với những người khác. Ảnh: Pichi Chuang/Reuters. 

Đài Loan xếp thứ 13 thế giới về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển và thứ 14 trong hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học.

Về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến Đài Loan xếp thứ 29 và xếp thứ 26 về chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học.

10. Đan Mạch

 Phi hành gia Andreas Mogensen của Đan Mạch. Ảnh: Shamil Zhumatov/Reuters.
 

Đan Mạch xếp thứ 8 thế giới về tỉ lệ bằng sáng chế PCT và các ứng dụng của nó trong thực tế, đồng thời xếp thứ 11 về khả năng đổi mới.

Tuy nhiên, về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến quốc gia này chỉ xếp thứ 65 và số lượng các nhà khoa học và các kỹ sư chỉ xếp thứ 35.

9. Singapore

Một nhà nghiên cứu đang đếm khuẩn Lactobacillus hình thành trong một đĩa petri tại phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học Otemchi tại Singapore. Ảnh: Edgar Su/Reuters. 

Singapore xếp thứ 4 về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến và thứ 5 cho hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học.

Đảo quốc sư tử xếp thứ 19 về năng lực đổi mới.

8. Hà Lan

Các mẫu vật trong phòng nghiên cứu 3D ở Amsterdam. Ảnh: Toussaint Kluiters/United Photos/Reuters. 

Hà Lan xếp thứ 6 về chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học và thứ 9 về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học.

Tuy nhiên, quốc gia này chỉ xếp thứ 22 về số lượng các nhà khoa học và các kỹ sư; xếp thứ 21 về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến.

7. Thụy Điển

Trụ sở của Ericsson Globe ở Stockholm. Ảnh: Christine Olsson/TT News Agency/Reuters. 

Thụy Điển xếp thứ 3 về tỉ lệ bằng sáng chế PCT và các ứng dụng của nó trong thực tế; xếp thứ tư về năng lực đổi mới.

Dù vậy, quốc gia này chỉ xếp thứ 23 về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến và xếp thứ 14 về số lượng các nhà khoa học và các kỹ sư.

6. Đức

Doanh nghiệp Agrilution tại Munich đang phát triển một thiết bị nhà kính tự động "plantCube" với ý định đưa việc sản xuất các thực phẩm lành mạnh gần gũi hơn với mọi người. Ảnh: Lukas Barth/Reuters. 

Đức đã được xếp hạng thứ 5 về năng lực đổi mới và thứ 6 về chi tiêu của các công ty cho nghiên cứu và phát triển.

Chỉ có một chỉ tiêu mà Đức không nằm trong top 10 của thế giới là số lượng các nhà khoa học và các kỹ sư (xếp thứ 15).

5. Nhật Bản

Robot 13,4-inch Robi, được thiết kế bởi Tomotaka Takahashi, có thể nói chuyện, đi bộ và nhảy múa. Ảnh: Yuya Shino/Reuters. 

Nhật Bản đứng đầu thế giới về tỷ lệ của bằng sáng chế PCT và các ứng dụng của nó trong thực tế, đồng thời xếp thứ 2 thế giới về chi tiêu của các công ty cho nghiên cứu và phát triển.

Quốc gia này cũng xếp thứ 16 về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học và thứ 14 về năng lực đổi mới.

4. Mỹ

Một bức ảnh chụp lát cắt não của một bệnh nhân "HM". Ảnh: Brian Snyder/Reuters. 

Mỹ xếp thứ 2 thế giới về năng lực đổi mới; xếp thứ 2 về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học và xếp thứ 11 về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến.

3. Israel

Thiết bị điện tử quốc phòng Israel Elbit Systems được gắn một cảm biến cơ thể để có thể giúp cứu sống các phi công nhờ báo trước tình trạng mất ý thức hoặc thiếu oxy trong cuộc tập trận. Ảnh: Nir Elias/Reuters. 

Israel luôn nằm trong top 10 thế giới ở tất cả các tiêu chí. Trong đó, năng lực đổi mới và chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học đều xếp thứ 3; số lượng các nhà khoa học và kỹ sư (thứ 8) và mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến (thứ 8).

2. Phần Lan

Sebastian Nystrom, người đứng đầu mảng kinh doanh sản phẩm của Nokia Technologies. Ảnh: Heikki Saukkomaa/Lehtikuva/Reuters. 

Phần Lan đứng đầu thế giới về số lượng các nhà khoa học và các kỹ sư, đồng thời cũng đứng đầu về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các trường đại học.

Tuy nhiên, Phần Lan chỉ xếp thứ 33 thế giới về mua sắm của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến.

1. Thụy Sĩ

The Large Hadron Collider, máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới, được đặt gần Geneva. Ảnh: CERN/LHC/GridPP. 

Thụy Sĩ đứng đầu thế giới về năng lực đổi mới, chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học, và chi tiêu của các công ty cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, Thụy Sĩ chỉ xếp thứ 23 thế giới về lượng nhà khoa học và kỹ sư.

KIỀU CHÂU

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

488 lượt xem