Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Review Sách ‘Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà’ Của Haruki Murakami - Nỗi Sợ Hãi Tĩnh Lặng

Một nỗi sợ hãi lặng lẽ làm đau đớn các nhân vật nam trong bộ sưu tập “Men Without Women – Những người đàn ông không có phụ nữ” của Hemingway năm 1927, chính cảm xúc khó khăn này là nền tảng cho sự phát triển phong cách Hemingway và các truyện ngắn của ông. Đàn ông không nên đặt mình ở vị trí mà họ có thể đánh mất một ai đó, một người lính Ý mất đi người thân đã cảnh báo nhân vật chính xuyên suốt của Hemingway, Nick Adams: thay vào đó, một người đàn ông “nên tìm những thứ anh ta không thể đánh mất”. Chín mươi năm sau, những người đàn ông không có phụ nữ của Haruki Murakami cũng đã đi đến kết luận tương tự, làm nổi bật nó như là một lối sống hậu hiện đại.

Kafuko là một diễn viên tuổi trung niên, người đã từng kết hôn. Xuyên suốt cuộc sống chung với nhau, vợ của anh ta đã ngoại tình, nhưng anh yêu vợ mình và mặc dù điều đó đầy đau đớn – “trái tim của anh bị cắt sâu và rỉ máu” – anh không bao giờ dám hỏi cô về sự cố gắng của cô để bù đắp vào những thiếu hụt trong mối quan hệ của họ, và bây giờ thì đã quá muộn để hỏi. Trong một câu chuyện khác, Trong một câu chuyện khác, người yêu thích nhạc jazz, Kino, đã bắt gặp vợ mình đang trên giường với bạn thân nhất, và dường như điều đó gây lúng túng nhiều hơn là tổn thương, ông đã quyết định bắt đầu lại cuộc đời với việc làm chủ một quán bar tại phần kia của thị trấn. Ông trang hoàng mọi thứ hoàn hảo để khai trương, sau đó ngồi trong quán chơi những album yêu thích và chờ đợi người khách đầu tiên của mình, một cách xử sự để dựng lên sự bảo đảm trong tâm hồn nhiều lo lắng và dễ đổ vỡ của người đàn ông này.

Ở cuối câu chuyện của Haruki, người kể đã đưa ra kết luận theo phong cách của Hemingway, khi bạn mất đi một người phụ nữ, bạn sẽ mất tất cả: theo một cách nào đó bạn trở thành một hình mẫu của nhóm “đàn ông không có phụ nữ”, cô đơn nhưng không cô độc. Bị mắc kẹt trong trạng thái “tàn nhẫn không ngừng” là sống với trái tim hiu quạnh. Nhưng điều gì đó trong sự cường điệu của trò quỷ thuật này đã tiết lộ rằng cô đơn dường như là một cái vỏ bọc khôn ngoan. Diễn viên Kafuko là một ví dụ, anh thể hiện theo cách của mình khi trao đổi với người khác, chọn lấy những phẩm chất của nhân vật mà anh ta cần phải có trong mỗi hoàn cảnh – nhưng anh ta đã học được kỹ xảo này từ thời thơ ấu, rất lâu trước khi anh ta sử dụng nó trong nghề nghiệp của mình, rất lâu trước khi vợ anh chết. “Tại sao ông không có người bạn nào?” – người tài xế mới của anh đã hỏi trong một ngày kẹt xe trên đường cao tốc ở Tokyo. Đó là một câu hỏi thú vị.

“Những người đàn ông này không thể xác định được thời điểm nào mà cuộc sống của họ đã chệch đường ray. Họ hầu như không nhớ được tình trạng trước đây của bản thân”

Những người đàn ông này có sự biến đổi trong tính cách. Những cuộc trao đổi với người khác chỉ còn giới hạn trong phòng ngủ và quán bar. Mỗi người sẽ có một điểm lập dị riêng biệt: có người thích đọc sách, có người lại thích nấu ăn hoặc đam mê lịch sử nhạc pop. Chúng ta có thể nhìn thấy, người đàn ông của Mukarami dần không có bạn bè vì trong việc truy cầu lợi ích riêng và xúc cảm tự bảo vệ chính mình, anh ta đã chọn cách cách xa người khác để kiểm chứng cho việc tự chống lại nỗi đau của bản thân. Anh ta đã chọn sự cô đơn từ trước khi anh bị tổn thương. Kết quả là, anh ta đã không thể tận dụng được lợi thế của cuộc sống mà anh phải chịu nhiều đau đớn để sắp xếp nó theo ý mình. Nếu một người đàn ông thất bại trong việc kết giao với người khác thì cũng đồng nghĩa với việc anh ta sẽ thất bại trong việc kết nối với bản thân mình.

Người hâm mộ sẽ tìm thấy rất nhiều dấu hiệu đặc trưng của Murakami ở đây, nội tâm gần như trống rỗng của Lychian trong “Kino”, cảnh trí huyển bí kì lạ của người kể chuyện trong “Men Without Women”, Prague đầy bất ổn trong “Samsa in Love”. Độc giả sẽ không bao giờ biết được chắc chắn những giới hạn trong câu chuyện – đôi khi bạn còn không biết được đâu là điểm bắt đầu. Murakami sẽ không bao giờ tiết lộ những giới hạn đó cho đến khi ông sẵn sàng, và việc đó nhiều khi việc chuẩn bị cẩn thận đó ngốn hàng đống trang sách. Độc giả bị mê hoặc bởi sự phức tạp của các tầng quan hệ xã hội đan xen nhau trong các tác phẩm của Murakami, và đó điểm ông thường bắt đầu trong câu chuyện của mình. Độc giả là người sẽ tự khám phá các câu hỏi tại sao cho từng tầng quan hệ đó.

Trong tác phẩm “Yesterday – Ngày hôm qua”, Tanimura là một người đến từ vùng Kansai, tuy nhiên anh đã từ bỏ hoàn toàn các âm trong thổ ngữ vùng Kansai trong giọng nói của mình đến mức không một ai ở Tokyo tin rằng anh ta đến từ vùng đó; trong khi đó, bạn của anh ta Kitaru, người luôn nỗ lực để trở thành một người ủng hộ đầy nghiêm túc cho đội bóng chày Hanshin Tigers, thay đổi triệt để giọng nói của anh ta thành tiếng thổ ngữ vùng Kansai đến mức độ người khác nghĩ rằng anh ta được sinh ra tại vùng đó. Đồng thời, người dẫn chuyện của “An Independent Organ” đã trêu chọc chúng ta rằng: “Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ hiểu được điều mấu chốt là tính chân thực của từng chi tiết nhỏ không thật sự quá quan trọng.” Mà chắc chắn điều quan trọng nhất là “chân dung của một người sẽ được làm rõ nét lên” thông qua những chi tiết đó.

Giọng văn của tác giả càng tinh tế hơn trong cách viết châm biếm, mỉa mai đầy khiêm tốn đủ để tránh khỏi những tầm thường trong cách thể hiện: giọng văn bình tĩnh cho thấy được kiểm soát thụ động hay tính tự cao tự đại có thể chọc thủng của những người đàn ông. Những người phụ nữ của Murakami lại là một mảnh ghép khác biệt. Tính cách của họ gần như là nằm giữa tính cách của người mẹ và nam giới: họ là những người chăm sóc đầy cọc cằn. Misaki là một tài xế trong “Drive My Car”, nói năng thẳng thừng, mặc áo khoác kiểu xương cá của đàn ông và lái xe với “một sự cố gắng lãng phí ít nhất” Trong “Scheherazade”, người kể chuyện được gọi với cụm từ “bà nội trợ đến từ thành phố tỉnh lẻ”: NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ CỦA HARUKI MURAKI – NỖI SỢ HÃI TĨNH LẶNG

 

“Những người đàn ông này không thể xác định được thời điểm nào mà cuộc sống của họ đã chệch đường ray. Họ hầu như không nhớ được tình trạng trước đây của bản thân”

Những người đàn ông này có sự biến đổi trong tính cách. Những cuộc trao đổi với người khác chỉ còn giới hạn trong phòng ngủ và quán bar. Mỗi người sẽ có một điểm lập dị riêng biệt: có người thích đọc sách, có người lại thích nấu ăn hoặc đam mê lịch sử nhạc pop. Chúng ta có thể nhìn thấy, Mukarami Man dần không có bạn bè vì trong việc truy cầu lợi ích riêng và xúc cảm tự bảo vệ chính mình, ông đã chọn cách cách xa người khác để kiểm chứng cho việc tự chống lại nỗi đau của bản thân. Ông đã chọn sự cô đơn từ trước khi ông bị tổn thương. Kết quả là, ông không thể tận dụng được lợi thế của cuộc sống mà ông đã phải chịu nhiều đau đớn để sắp xếp nó theo ý mình. Nếu ông ta thất bại trong việc kết giao với người khác thì cũng đồng nghĩa với việc ông ta sẽ thất bại trong việc kết nối với bản thân mình.

Các câu chuyện tiếp nối nhau, những người phụ nữ khác nhau – những người không được an ủi và không ai có thể đổ lỗi gì cho họ – đã dần trở thành lề câu chuyện. Những người đàn ông tìm lời xin lỗi cho bản thân mình và cố gắng dùng hành động của mình để thoát khỏi trạng thái lơ lửng cũng như các vấn đề khó giải quyết còn sót lại. Những câu chuyện của họ lúc nào cũng đáng để đọc, hài hước, lập dị một cách đáng yêu, đầy tính nhân văn, luôn có những khía cạnh châm biếm thú vị nhẹ nhàng.

Không giống như người lính Ý của Hemingway, những người đàn ông này không nhớ được từ khi nào cuộc sống của họ đã chệch khỏi đường ray, họ hầu như không nhớ được tình trạng trước đây của mình và nếu có thì cũng ko đủ rõ ràng để có thể diễn tả lại nó. Vậy liệu họ có học được gì sau những điều mình đã trải qua? Họ cho là có. Độc giả có thể vẫn sẽ luôn tự hỏi liệu đó có phải là sự thật hay như người đàn ông làm tại quán bar trong Kino đã nói, họ chỉ thật sự đang tìm cách xoá bỏ bản thân mình.

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,269 lượt xem