Lam Nguyen@Gia Vị
5 năm trước
[SUB Factory] 8 Câu Hỏi Về Sự Đa Dạng Và Hòa Nhập Người Tìm Việc Nên Có Thể Trả Lời Được
Đăng bởi: Kelli Newman Mason
Link bài gốc: 8 Interview Questions About Diversity and Inclusion Every Job Seeker Should Be Able to Answer
Người dịch: Lam Nguyen - SUB Factory
Đối với cả nhà tuyển dụng và người tìm việc thì sự đa dạng, tính công bằng và hòa nhập (DEI) là những điều quan trọng hơn bao giờ hết. Với tư cách là cựu giám đốc điều hành của hai công ty đang phát triển nhanh chóng và là nhà đồng sáng lập của một công ty chiến lược hòa nhập nơi làm việc đã được công nhận trên toàn quốc, tôi đã tận mắt chứng kiến các câu hỏi về DEI đang được chú trọng như thế nào trong quá trình tuyển dụng đối với tất cả các vị trí. Các nhà tuyển dụng muốn tận dụng lợi thế cạnh tranh có được bởi một đội ngũ nhân viên để phản ánh sự đa dạng trong khách hàng của họ và mang lại nhiều điểm nhìn khác nhau. Họ cũng cần những ứng cử viên sẽ giúp đỡ thay vì cản trở nỗ lực của họ để thúc đẩy một môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ — bất kể công việc đó là gì.
Người tiêu dùng cũng bắt đầu quy trách nhiệm cho các công ty về những tuyên bố thiếu tế nhị và định kiến sai lầm. Các công ty mong muốn mọi nhân viên -những người đại diện cho chính công ty, tài giỏi và thể hiện được năng lực văn hóa. Với những mục tiêu và mối quan tâm đó, những người phỏng vấn bắt đầu hỏi tất cả các ứng viên về suy nghĩ của họ về sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập tại nơi làm việc.
Điều đó có nghĩa là hiện tại nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, chẳng hạn như việc chỉ chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường hay các câu hỏi cho một vị trí cụ thể nào về kỹ năng và kiến thức nền tảng của bạn trong tiếp thị kỹ thuật số hoặc dịch vụ khách hàng là không đủ. Rút ra từ những kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực tuyển dụng, tôi khuyên tất cả các bạn-những người đang tìm kiếm một công việc phù hợp (bất kể bạn đang ứng tuyển ở vị trí nào đi chăng nữa) cũng nên mong đợi các câu hỏi phỏng vấn về sự đa dạng và hòa nhập.
Để giúp bạn thành công trong quá trình tuyển dụng với một công ty toàn diện, tôi đã tổng hợp danh sách các câu hỏi DEI mà bạn có thể được hỏi cùng với một vài lời khuyên về cách trả lời và các câu trả lời mẫu để giúp bạn có thể tạo ra câu trả lời của riêng mình.
1. Vui lòng chia sẻ với chúng tôi về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập có ý nghĩa gì đối với bạn và tại sao chúng lại quan trọng.
2. Theo ý kiến của bạn, khía cạnh thách thức nhất khi làm việc trong môi trường đa dạng là gì?
3. Phương pháp tiếp cận của bạn để hiểu quan điểm của đồng nghiệp từ các hoàn cảnh khác nhau là gì?
4. Bạn sẽ xử lý tình huống khi đồng nghiệp tỏ ra thiếu tế nhị về văn hóa, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc hoặc kỳ thị đồng tính như thế nào?
5. Bạn sẽ làm thế nào để tranh luận/ủng hộ cho sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập với các đồng nghiệp không hiểu về tầm quan trọng của nó?
6. Hãy kể cho tôi về khoảng thời gian khi bạn vận động ủng hộ cho sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc.
7. Bạn có thể cho tôi một ví dụ về cách bạn thể hiện những báo cáo trực tiếp cảm nhận về sự hòa nhập, cởi mở và hòa nhập hằng ngày?
8. Bạn sẽ thực hiện những tiến trình nào để loại bỏ sự định kiến trong quy trình tuyển dụng của mình?
1. Vui lòng chia sẻ với chúng tôi về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập có ý nghĩa gì đối với bạn và tại sao chúng lại quan trọng.
Đa dạng, công bằng và hòa nhập có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn không chỉ hiểu rõ được ý nghĩa thực sự của từng thuật ngữ mà bạn còn thấy giá trị trong mỗi khái niệm này và chia sẻ cam kết xây dựng/ khuyến khích chúng tại nơi làm việc.
Cách trả lời
Nếu bạn thực sự muốn ghi điểm với người phỏng vấn, hãy đảm bảo rằng khi bạn đề cập đến mỗi thuật ngữ — đa dạng, bình đẳng và hòa nhập — đều có những khái niệm/định nghĩa riêng biệt và tầm quan trọng đối với bạn. Thừa nhận rằng sự đa dạng không chỉ đề cập đến vấn đề chủng tộc và giới tính mà nó còn bao gồm các vấn đề như tuổi tác, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, nghĩa vụ quân sự, người khuyết tật cũng như những đặc điểm và kinh nghiệm khác được phản ánh trong lực lượng lao động của công ty.
Cuối cùng, bạn muốn thể hiện rõ với nhà tuyển dụng tương lai rằng bạn không chỉ hiểu rõ ràng về ý nghĩa của sự đa dạng, công bằng và hòa nhập mà bạn còn là nhà đấu tranh cho những khái niệm đó. Ngoài ra, mối quan hệ của bạn với DEI chỉ là: nó là của bạn. Vì vậy, đừng ngại tìm ngôn ngữ của riêng mình để nói về như thế nào và tại sao nó quan trọng đối với bạn.
Câu trả lời của bạn có thể giống như sau:
“Đa dạng, công bằng và hòa nhập là ba chủ đề rất quan trọng đối với tôi. Tôi tin rằng sự đa dạng có nghĩa là đại diện cho một loạt các đặc điểm, nền tảng và kinh nghiệm. Khi chúng ta có thể kết nối và tương tác với đồng nghiệp có những quan điểm khác với quan điểm của mình, chúng ta có thể đạt được thành công hơn nữa ở toàn thể mục tiêu của bản thân. Sự hòa nhập chính là cảm giác thoải mái,thân thuộc trong bất kỳ một môi trường nào. Để một công ty thực sự đạt được những lợi ích từ sự đa dạng, công ty đó phải thực hiện một cách toàn diện trong việc chiêu mộ, tuyển dụng, duy trì và thăng chức. Nhân viên khi làm việc trong một môi trường hòa nhập sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những ý tưởng và quan điểm độc đáo của họ vì họ có thể cảm thấy rằng sự khác biệt của họ thực sự được tôn trọng và đánh giá cao.
“Cuối cùng, tính công bằng rất quan trọng để đảm bảo rằng ý kiến trao đổi của mọi nhân viên đều được cân nhắc trong quá trình đưa ra quyết định, mọi người đều cảm thấy được sự đền bù xứng đáng đối với công việc của mình và tất cả mọi người đều có cơ hội ngang bằng. Điều rất quan trọng đối với tôi là khi mọi người làm việc cùng với tôi sẽ đều cảm thấy an toàn, được tôn trọng, được đánh giá cao và có cơ hội bình đẳng để phát triển và thành công. Đồng thời, các giá trị của sự đa dạng, công bằng và hòa nhập giúp tạo ra môi trường làm việc văn minh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp”.
2. Theo ý kiến của bạn, khía cạnh thách thức nhất khi làm việc trong môi trường đa dạng là gì?
Khi nhà quản lý tuyển dụng hỏi câu hỏi này, họ đang tìm kiếm câu trả lời cho họ biết bạn ý thức được những thách thức có thể nảy sinh trong môi trường đa dạng, nhưng bạn vẫn có khả năng giải quyết những thách thức đó một cách phù hợp. Mặc dù bạn có thể đề cập đến một kinh nghiệm liên quan trước đó, nhưng hãy lưu ý rằng người phỏng vấn cho phép bạn được thể hiện quan điểm cá nhân chứ không phải biến nó thành một màn trút bầu tâm sự.
Cách trả lời
Câu hỏi này có thể đánh bại các ứng viên. Bạn chắc chắn không muốn nói điều gì ngu ngốc hay lan man về quãng thời gian bạn phải vật lộn để kết nối với một đồng nghiệp khác giới hay khác tôn giáo. Khi bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, đừng chỉ trả lời nó theo giá trị bề ngoài. Bạn sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn để chứng tỏ rằng bạn không chỉ nhận ra một số thách thức mà còn suy nghĩ về các cách để vượt qua thách thức. Quan trọng nhất, hãy giữ tính tích cực trong câu trả lời của mình.
Điều đó có thể giống như:
“Các nhóm đa dạng thúc đẩy chính xác các giải pháp sáng tạo bởi vì họ có thể thử thách. Bằng cách đưa ra thảo luận các khía cạnh đa dạng, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn, nhưng cũng có nhiều người chỉ ra lỗ hỏng trong các ý tưởng. Cuộc tranh luận có thể xảy ra với những quan điểm khác nhau sẽ thúc đẩy mọi người phải suy nghĩ và làm việc chăm chỉ hơn. Đó là một trong những khía cạnh thách thức nhất khi làm việc trong một môi trường đa dạng, nhưng nó cũng là thử thách mà tôi muốn trải nghiệm. Ví dụ: nếu tôi nhận thấy rằng khi chúng tôi đưa ra một giải pháp khá nhanh chóng dễ dàng nhưng lại không nhận được phản hồi từ ai đó trong nhóm, tôi sẽ yêu cầu người đó cân nhắc về giải pháp. Tôi nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, khi mời ai đó tham gia vào cuộc trao đổi, chúng tôi sẽ mất thời gian tranh luận về vấn đề đó nhiều hơn, nhưng cuối cùng sẽ đưa ra một giải pháp hữu hiệu hơn. ”
3.Phương pháp tiếp cận của bạn để hiểu quan điểm của đồng nghiệp từ các hoàn cảnh khác nhau là gì?
Phát triển trong một môi trường làm việc đa dạng nói thì dễ hơn làm. Nghiên cứu cho thấy rằng làm việc trong nhóm đa dạng tạo ra kết quả tốt hơn bởi vì sự đa dạng trong các quan điểm thực ra có thể khiến việc thực hiện trở nên khó khăn hơn. Nó đòi hỏi khả năng làm việc nhóm cao và rất nhiều nỗ lực để tạo ra sự kết nối và thấu hiểu về những khác biệt sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan. Mục tiêu của loại câu hỏi này là xác định mức độ tích cực của bạn trong việc xây dựng cầu nối giữa đồng nghiệp và bản thân.
Cách trả lời
Làm quen và hiểu ai đó nên là một nỗ lực bắt đầu trước thời điểm đưa ra quyết định. Chỉ khi bạn nỗ lực để tìm hiểu đồng nghiệp của mình trong thời gian làm việc hằng ngày, bạn mới có thể thực sự hiểu mọi khía cạnh về họ. Bạn sẽ muốn trả lời câu hỏi này theo cách cho thấy bạn nhận ra sức mạnh của việc xây dựng các mối quan hệ.
Vì vậy, bạn có thể nói:
“Cho dù đó là người giám sát, quản lý hay đồng nghiệp, tôi đều dành thời gian để tìm hiểu mọi người khi có cơ hội làm việc chung trên cơ sở cá nhân. Lý tưởng nhất, có thể là một bữa ăn trưa hoặc cà phê theo lịch trình. Tuy nhiên, tôi cũng có thể tranh thủ thời gian trong những lúc như lướt qua nhau trong hành lang hoặc phòng nghỉ để nhanh chóng kết nối ở mức độ cá nhân. Tôi muốn biết điều gì quan trọng đối với mọi người ngoài công việc, điều gì thúc đẩy sự gắn bó của họ trong công việc, các giá trị mà họ nắm giữ và tại sao. Theo kinh nghiệm của tôi, xây dựng một mối quan hệ giúp tăng cường mức độ tin cậy. Khi xuất hiện sự khác biệt về quan điểm, mức độ tin cậy mà chúng ta đã thiết lập sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn và dễ dàng giải quyết xung đột ”.
4.Bạn sẽ xử lý tình huống khi đồng nghiệp tỏ ra thiếu tế nhị về văn hóa, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc hoặc kỳ thị đồng tính như thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ tích cực như thế nào trong việc tạo ra một môi trường hòa nhập. Bạn không đưa ra những nhận xét thiếu tế nhị là chưa đủ. Hầu hết các công ty đang tìm kiếm những nhân viên sẽ tích cực đứng lên chống lại những nhận xét và hành động định kiến.
Cách trả lời
Khi trả lời câu hỏi này, bạn sẽ muốn thể hiện sự sẵn sàng hành động của mình. Người phỏng vấn của bạn muốn thấy rằng bạn sẽ không phải là người bàng quang thụ động trong các cuộc trao đổi về sự phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính hoặc tình huống có các vấn đề khác. Tương tự như vậy, họ sẽ muốn thấy rằng bạn sẽ không phớt lờ hoặc bỏ qua giao thức của công ty trong phản hồi của mình.
Nếu bạn đã từng gặp trường hợp tương tự trước đây, cho dù là ở nơi làm việc hay nơi khác, đây cũng sẽ là thời điểm tốt để chia sẻ câu chuyện cá nhân. Nếu không, bạn có thể trả lời bằng một câu trả lời nêu rõ bạn sẽ làm gì nếu tình huống xảy ra ngay trước mặt bạn, cũng như bạn sẽ làm gì nếu nghe được về tình huống đã xảy ra trước đó.
Bạn có thể nói điều gì đó như:
“Nếu sự việc đang xảy ra, tôi xem đó là công việc của mình để chấm dứt định kiến, bất kể ai đang đưa ra nhận xét hay hành động thiếu tế nhị. Tôi muốn chỉ thẳng ra rằng tuyên bố hoặc hành động thiếu tế nhị không phản ánh gì về giá trị của công ty hoặc của riêng tôi và tôi muốn điều đó dừng lại. Tôi có thể nói, "Chúng ta không nói chuyện như vậy ở đây. Xin đừng nói điều đó xung quanh tôi nữa. "Nếu tôi biết gián tiếp về sự việc, tôi sẽ thông báo cho nhóm nhân sự của công ty để họ biết về vấn đề này và có thể giải quyết vấn đề dựa trên chính sách chống phân biệt đối xử của công ty. ”
5.Bạn sẽ làm thế nào để tranh luận/ủng hộ cho sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập với các đồng nghiệp không hiểu về tầm quan trọng của nó?
Thật không may, vẫn còn một số người không hiểu về tầm quan trọng của sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập tại nơi làm việc. Người phỏng vấn của bạn có thể hỏi bạn câu hỏi này vì những người như vậy hiện diện trong tổ chức mà bạn đang tìm cách gia nhập và họ muốn biết bạn sẽ trả lời như thế nào.
Cách trả lời
Khi trả lời câu hỏi này, thường hữu ích khi nói về cách bạn dựa vào những thông tin dữ liệu. Những người không tự nhiên hiểu được lợi ích cá nhân của việc làm việc trong một môi trường đa dạng, bình đẳng và hòa nhập có thể bị thuyết phục hơn bởi “đề án kinh doanh” và cách những giá trị này được chứng minh có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, bạn có thể nói với người phỏng vấn rằng bạn trích dẫn nghiên cứu của McKinsey cho thấy rằng các công ty trong top bốn về đa dạng chủng tộc và sắc tộc có khả năng nhận được lợi nhuận tài chính cao hơn 35% so với mức trung bình mà các công ty cùng lĩnh vực nhưng kém đa dạng hơn đạt được. Hoặc bạn có thể chia sẻ một nghiên cứu năm 2018 của tạp chí Harvard Business Review cho thấy rằng các công ty có tỉ lệ đa dạng cao hơn mức bình quân có doanh thu cải thiện cao hơn 19% .
Nhưng bạn cũng có thể muốn đề cập rằng bạn sẽ điều chỉnh các phương pháp của mình dựa trên các giá trị và động lực của người mà bạn đang cố gắng thuyết phục. Chẳng hạn như đối với một số người, những câu chuyện hoặc các nghiên cứu điển hình cụ thể có thể thu được kết quả tốt hơn là dữ liệu rộng.
Nếu bạn đã từng phải thuyết phục ai đó về tầm quan trọng của sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập tại nơi làm việc thì hiện tại là thời điểm tuyệt vời để chứng minh kinh nghiệm và sự tự tin của bạn bằng cách chia sẻ câu chuyện đó.
Vì vậy, bạn có thể trả lời như sau:
“Nếu tôi gặp phải những đồng nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, thì bước đầu tiên tôi sẽ làm là thuyết trình thực tế với họ. Có rất nhiều nghiên cứu có sẵn để giới thiệu những lợi ích tài chính mà các công ty gặt hái được khi họ cam kết về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập. Tất nhiên, tôi hiểu rằng một số người có thể biết về nghiên cứu này, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục. Nếu đúng như vậy, tôi sẽ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết thúc đẩy họ nhận ra rằng mặc dù sự đa dạng có thể không thoải mái, nhưng bạn nên tìm kiếm một nhóm đa dạng để thúc đẩy bản thân suy nghĩ xa hơn những kinh nghiệm và giả định của riêng mình.
“Tôi sẽ biến tất cả những điều đó thành ý nghĩa đối với công ty của chúng tôi trong các tình huống cụ thể. Ví dụ: nếu chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới trong một số nhóm nhân khẩu học nhất định, tôi có thể đề xuất một nhóm nội bộ đa dạng và bao trùm hơn — nơi những người thuộc nhóm nhân khẩu học đó có tiếng nói thực sự trong các cuộc thảo luận về sản phẩm nào được tạo ra và cách thức — có thể giúp chúng tôi đạt được mục tiêu của mình. ”
6.Hãy Kể Cho Tôi Về Khoảng Thời Gian Khi Bạn Vận Động ủng hộ Cho Sự Đa Dạng Và Hòa Nhập Tại Nơi Làm Việc.
Hầu hết các cuộc phỏng vấn luôn bao gồm một hoặc hai câu hỏi được thiết kế để đánh giá khả năng bạn hành xử như thế nào trên thực tế dựa trên những gì bạn đã làm trong quá khứ và cuộc phỏng vấn này đặc biệt nhằm đánh giá khả năng biến các giá trị và niềm tin của bạn thành hành động.
Cách trả lời
Khi bạn nghe thấy “hãy kể cho chúng tôi biết về thời điểm khi” hoặc bất kỳ yêu cầu nào tương tự về một ví dụ thực tế, cách bạn đã xử lý một vấn đề trong quá khứ, đã đến lúc triển khai phương pháp STAR. Phương pháp STAR sẽ cho bạn cách thức để đưa ra một ví dụ phù hợp một cách đơn giản và hấp dẫn. STAR là viết tắt cho:
Situation -Tình huống: Đặt bối cảnh và đưa ra bất kỳ tình huống nào cần thiết.
Task -Nhiệm vụ: Giải thích những gì bạn phải chịu trách nhiệm trong tình huống đó.
Action -Hành động: Mô tả các bước bạn đã thực hiện.
Result -Kết quả: Nói về kết quả của các bước đó và những gì bạn học được.
Đừng lo lắng nếu bạn không có một số câu chuyện hoành tráng về việc thực hiện những thay đổi sâu rộng tại một tổ chức. Người phỏng vấn của bạn sẽ muốn biết cách bạn đưa ra các nguyên tắc về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập vào các quyết định và hành động lớn và nhỏ.
Một câu trả lời có thể giống như:
“Ở vai trò trước đây, tôi là giám đốc văn phòng cho một công ty công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Tôi là một sốt ít người phụ nữ làm việc trong công ty đa phần là nam giới. Chúng tôi chuyển đến một văn phòng lớn hơn và có cơ hội đặt tên cho các phòng họp. Công việc của tôi là giám sát các công việc hậu cần của việc di chuyển, bao gồm cả việc đặt tên cho những căn phòng này. Tôi muốn tạo ra một quy trình dân chủ, vì vậy tôi đã mời những người còn lại trong nhóm gợi ý về tên xoay quanh những nhà cải cách nổi tiếng trong suốt lịch sử. Tuy nhiên, phần lớn các đề xuất mà tôi nhận được là các nhà cải cách nam giới (và hầu hết trong số họ là người da trắng). Tôi biết từ một hội thảo về đa dạng và hòa nhập mà tôi đã tham dự rằng hầu hết các phòng hội nghị được đặt theo tên nam giới có thể là một điểm tế nhị tế đối với các ứng viên nữ và tôi biết rằng chúng tôi cần thu hút nhiều phụ nữ hơn. Tôi đã chia sẻ bối cảnh này với nhóm của chúng tôi khi tôi yêu cầu một loạt đề xuất khác và trong khi tôi gặp phải một số phàn nàn, cuối cùng chúng tôi đã có thể làm việc cùng nhau và tạo ra những tên phòng họp mà mọi người yêu thích. Tôi luôn cảm thấy tốt hơn khi chỉ ra các ứng viên nữ xung quanh văn phòng và sau đó chúng tôi có thể từ từ tăng số lượng phụ nữ tại công ty”.
7.Bạn có thể cho tôi một ví dụ về cách bạn thể hiện những báo cáo trực tiếp cảm nhận về sự hòa nhập, cởi mở và hòa nhập hằng ngày?
Sự hòa nhập là một giá trị quan trọng đối với tất cả nhân viên nên đón nhận và ủng hộ, nhưng có lẽ đặc biệt là đối với những người ở vai trò quản lý và lãnh đạo, những người truyền cảm hứng cho người khác. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ không phải là một người ngoài cuộc thụ động, mà sẽ chủ động giúp cho môi trường làm việc trở thành một nơi thân thiện hơn, nơi mọi người cảm thấy được khuyến khích đóng góp và cảm thấy tích cực về cơ hội phát triển của họ, bất kể xuất phát điểm của bản thân.
Cách trả lời
Câu hỏi này mang đến cho bạn cơ hội để thể hiện cách bạn sẽ tỏa sáng trong vai trò lãnh đạo. Chia sẻ một ví dụ về việc bạn làm thế nào để khiến mọi người cảm thấy sự hiện diện/ hòa nhập của họ khi bạn ở vị trí hiện tại hay là vị trí trước đó. Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này phải nêu bật một cách cụ thể cách bạn đã tiếp nhận và thúc đẩy các thành viên trong nhóm có hoàn cảnh khác nhau và chứng minh cách bạn đã giúp họ cảm thấy được chào đón.
Điều này có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau — cách bạn điều hành các cuộc họp cá nhân hoặc nhóm, cách bạn phân công công việc, cách bạn phản hồi khi các nhà quản lý cần sự linh hoạt trong lịch trình của họ, thậm chí cả cách bạn xử lý các tương tác vụn vặt hàng ngày. Chọn một ví dụ mà bạn cảm thấy đúng với bạn. Bạn có thể nói:
“Tôi tin tưởng mạnh mẽ vào việc đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm của tôi đều cảm nhận được khả năng thành công. Một phần điều này thể hiện trong cách tôi điều hành các cuộc họp. Tôi luôn cố gắng gửi trước kế hoạch làm việc và hoan nghênh các bổ sung, góp ý trước khi cuộc họp bắt đầu. Điều này đảm bảo rằng mọi người đều có thể nói lên ý tưởng và mối quan tâm của họ, ngay cả khi họ cảm thấy không thoải mái khi lên tiếng hoặc không phải lập tức nghĩ ra ý kiến tốt nhất. Trong chính cuộc họp, tôi lưu ý đến việc ai là người lên tiếng và ý kiến của ai đang được lắng nghe. Khi cần thiết, tôi sẽ chuyển hướng cuộc trò chuyện để đảm bảo rằng mỗi người đều được tham gia vào quá trình trao đổi và cảm thấy hài lòng về các bước tiếp theo ”.
8. Bạn sẽ thực hiện những tiến trình nào để loại bỏ định kiến khỏi quy trình tuyển dụng của mình?
Bất kể xuất thân của chúng ta là gì đi chăng nữa, mỗi người đều có những tiềm thức định kiến. Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cách chúng ta tương tác với người khác. Đối với những người ở vị trí tuyển dụng, những định kiến tiềm thức này có thể bộc lộ theo những cách tế nhị, chẳng hạn như cảm thấy rằng một ứng viên “không phù hợp”, mặc dù bạn không thể hiểu rõ vì sao hoặc tại sao không. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn nhận thức được bạn có thể có định kiến và bạn đã suy nghĩ kỹ các bước bạn sẽ thực hiện để chủ động ngăn ngừa chúng khi tìm kiếm thành viên mới trong nhóm.
Cách trả lời
Bước đầu tiên để giải quyết bất kỳ vấn đề nào là thừa nhận rằng vấn đề đó tồn tại. Nhà tuyển dụng tương lai của bạn sẽ đánh giá cao sự tự nhận thức và yếu điểm của bạn khi bạn trả lời câu hỏi này một cách trung thực. Tuy nhiên, quan trọng nhất, họ sẽ đánh giá cao khi nghe về các bước thực tế mà bạn sẽ thực hiện để loại bỏ định kiến. Nếu bạn có một ví dụ mà bạn có thể trích dẫn từ cách bạn đã vượt qua định kiến của chính mình trong quá khứ, thì bây giờ là thời điểm tuyệt vời để chia sẻ nó.
Một câu trả lời hay có thể giống như:
“Giờ đây, tất cả chúng ta đều biết rằng những định kiến đang hiện hữu xung quanh. Thật không may, chúng có thể gây ảnh hưởng đến cả nhóm tuyển dụng có thiện chí nhất. Để giảm thiểu định kiện trong quá trình tuyển dụng của mình, tôi bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng công việc tuyển dụng được truyền tải tới càng nhiều mạng lưới đa dạng nhất có thể. Điều này giúp mang lại sự đa dạng các ứng viên ngay từ ban đầu. Sau đó, tôi chú trọng tập trung vào các kỹ năng và khả năng của từng ứng viên. Trong phạm vi có thể, tôi bỏ qua những gián đoạn trong lịch sử nghề nghiệp của họ, điều này có thể phản ánh thời gian dành cho việc chăm sóc con cái và những người phụ nữ thiệt thòi. Tôi cũng bỏ qua phả hệ đại học, vốn thường không liên quan đến thành tích nhưng có thể gây bất lợi cho những người da màu. Cuối cùng, tôi sử dụng một khung quy trình phỏng vấn, khi tôi có thể đảm bảo hỏi mọi ứng viên những câu hỏi giống nhau để có thể đánh giá họ trên cùng một nhóm tiêu chí.
“Trong vai trò cuối cùng của tôi, việc sử dụng những chiến lược này trong vài năm cho phép tôi phát triển bộ phận đa dạng nhất trong tổ chức và nó thực sự thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu suất của chúng tôi với tư cách là một nhóm. Đơn giản là chúng tôi đã làm việc tốt hơn với nhiều nền tảng và khía cạnh được thể hiện hơn, vượt xa mục tiêu của chúng tôi mỗi quý. Những nhà tuyển dụng khác bắt đầu hỏi về những gì tôi đã làm khác đi trong quá trình tuyển dụng và tôi rất vui khi được chia sẻ những gì đã mang lại hiệu quả cho tôi và động não thêm cách để loại bỏ định kiến trong việc tuyển dụng trong toàn công ty. ”
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,284 lượt xem