Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public3 năm trước

[SUB Factory] Những Bức Ảnh Đoạt Giải Pulitzer

Đăng bởi: Bored Panda

Bài gốc: These Pics Won Pulitzer Prize For Photography And Not Without A Reason

Biên dịch: Thân Linh - SUB Factory

------------------------------------------------------------------------------------------------

Những bức ảnh có sức mạnh khơi gợi suy nghĩ và truyền cảm xúc bằng cách khéo léo kể những câu chuyện về những người đứng trước và sau ống kính. Đôi khi, chúng miêu tả các sự kiện gây hứng khởi, nâng cao tinh thần, hoặc thậm chí là bất ngờ và gây sốc. Những bức ảnh đoạt giải Pulitzer thường có xu hướng thu hút sự chú ý của người xem nhờ nội dung phản biện và thách thức cũng như gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Kiên nhẫn chờ đợi cơ hội chụp ảnh hoặc phải giấu máy ảnh khỏi đám đông giận dữ, giúp cứu người hay đơn giản là bất tử hóa khoảnh khắc sinh tồn hay cái chết — đó là điều mà nhiều nhiếp ảnh gia này gặp phải khi ghi lại các sự kiện. Hàng năm, nhiều nhiếp ảnh gia vĩ đại gửi tác phẩm của mình cho Giải thưởng Pulitzer, giải thưởng giới thiệu và tôn vinh những thành tựu xuất sắc trong ngành báo chí Hoa Kỳ.


1. “Nụ hôn của sự sống”, 1968

Đằng sau tấm ảnh là một câu chuyện khá kịch tính. Khi nhiếp ảnh gia Roco Morabito đang lái xe, ông phát hiện một thợ điện đang treo ngược trên đai an toàn vì bị dòng điện 4160 vôn giật. Ông gọi xe cấp cứu và trong thời gian chờ đợi, một thợ điện khác trèo lên và cứu được đồng nghiệp của mình nhờ hô hấp nhân tạo, và chà, Morabito đã ở đó để chớp lấy hình ảnh thắng giải ảnh tiêu điểm.


2. 1966 “Lánh nạn”


Một tác phẩm khác của một nhiếp ảnh gia nước ngoài là hình ảnh người mẹ ở miền Nam Việt Nam cùng các con cố gắng bơi qua sông để chạy trốn khỏi cuộc tấn công của Chiến dịch Piranha. Khi bức ảnh của Kyochi Sawada thắng giải vào năm 1966, ông đã tìm kiếm gia đình trong ảnh và tặng họ một nửa số tiền thưởng.


3. 1958 “Niềm tin và sự quả quyết”


Tấm ảnh sĩ quan cảnh sát Maurice Cullinane và cậu bé hai tuổi Allen Weaver trong một cuộc diễu binh ở Chinatown, thủ đô Washington. Vị cảnh sát nhắc cậu bé không được đứng quá gần xe xích kéo pháo, và đó chihs là thời khắc William C. Beal bắt trọn cuộc hội thoại vào phim, và Hội đồng giải thưởng Pulitzer gọi đây là “một bức ảnh hấp dẫn và tạo ấn tượng sâu sắc cho độc giả.”


4. 1963 “Sự giúp đỡ từ Cha”


Các nhà thẩm định ngưỡng mộ cách mà sự kịch tích, sức tác động và bố cục cùng tồn tại trong bức ảnh của Hector Rondon. Bức ảnh chụp một người lính bị thương đang nương vào người vị mục sư. Rondon không chắc làm thế nào mà mình xoay sở chụp được bức ảnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt lúc đó: đạn bay khắp nơi trong cuộc nổi dậy của thuỷ quân ở một căn cứ hải quân gần Caracas, Venezuela.


5. 1973 “Nỗi kinh hoàng của chiến tranh”


Nick Ut bắt đầu chụp ảnh ở tuổi 16. Dù bị thương 3 lần nhưng ông vẫn tiếp tục chụp ảnh Chiến Tranh Việt Nam và thắng giải với bức ảnh chụp cô bé Phan Thị Kim Phúc trần truồng chạy về hướng máy ảnh sau cuộc tấn công bằng bom Na-pan của quân đội miền Nam Việt Nam. Ut đưa cô bé và những đứa trẻ khác đến bệnh viện. Cô bé phải nằm viện 14 tháng, trải qua 17 cuộc phẫu thuật trước khi được về nhà.


6. 1969 “Coretta Scott King”


Một tấm ảnh do Moneta Sleet Jr chụp lại khoảnh khắc đau buồn của Coretta Scott King và con gái Bernice trong đám tang Martin Luther King Jr. vào tháng 4 năm 1968. Ngày trước khi xảy ra vụ ám sát, Martin Luther King Jr. đã cam đoan với những người ủng hộ rằng ông không sợ chết và sự áp bức chủng tộc có thể bị đánh bại trong tương lai.


7. 1944 “Về nhà”


Để chụp được bức ảnh “về nhà”, Earle Bunker phải mất hơn 24 giờ kiên nhẫn chờ đợi chuyến tàu của Trung Úy Colonel Rober Mooer trở về sau khi phục vụ trong Thế chiến thứ 2. Người lính đoàn tụ với gia đình sau 16 tháng xa cách, và Bunker đã chớp lại khoảnh khắc quý giá ấy.


8. 1976 “Sập thang thoát hiểm”


Giải thưởng nhiếp ảnh đoạt giải Pulitzer này của Stanley Forman đã bất tử hóa khoảnh khắc của một cô gái 19 tuổi và đứa con gái đỡ đầu hai tuổi của cô rơi xuống từ thang thoát hiểm của một căn hộ đang cháy ở Boston, điều thực sự dẫn đến việc áp dụng luật thoát hiểm mới ở Mỹ. Cô bé sống sót nhờ ngã lên người mẹ đỡ đầu, người đã mất vài giờ sau đó vì đa chấn thương.

 

9. 1954 “Cuộc giải cứu trên Cầu Sông Pit”

Người phụ nữ đầu tiên và cũng là nhiếp ảnh gia nghiệp dư thứ hai nhận giải Pulitzer, Virginia Schau, đã chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ bằng chiếc máy ảnh Kodak Brownie chỉ còn lại hai lần phơi sáng. Khi đưa bố mẹ ra ngoài câu cá, họ chứng kiến một vụ tai nạn xe tải khiến chiếc taxi bị treo lơ lửng ở độ cao 40 ft trên cầu sông Pit. Chồng cô chính là một trong những người ra tay cứu tài xế.


10. 1951 “Cuộc chạy trốn của người tị nạn qua cây cầu đắm ở Hàn Quốc”


Max Desfor là nhiếp ảnh gia đồng hành cùng quân đội Mỹ ở tiền tuyến trong cuộc chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1950, trong khi lái xe quanh Pyongyang, ông thấy hàng trăm người tị nạ đang cố gắng vượt qua một chiếc cầu bị đánh bom để sang bên kia sông Taedong. Trời lúc đó rất lạnh và Max nhớ rằng ông gần như không thể bấm nút chụp ảnh vì thời tiết quá lạnh.


11. 1945 “Dựng cờ ở Iwo Jima”


Hơn cả một biểu tượng, tính xác thực của tấm ảnh này còn gây nhiều tranh cãi. Nó được chụp bởi nhiếp ảnh gia Josehp Rosenthal trong những giai đoạn cuối của Chiến tranh Thái Bình Dương, cho thấy thuỷ quân Hoa Kì đang cắm cờ trên đỉnh Suribachi, thuộc đảo Iwo Jima. Việc leo lên tới đỉnh núi rất khó khăn, khiến nhiếp ảnh gia bắt đầu nghi ngờ liệu việc này có đáng hay không. “Khi đường mòn ngày một dốc, tốc độ của chúng tôi mỗi lúc lại chậm lại. Tôi bắt đầu băn khoăn và hi vọng những nỗ lực bỏ ra là xứng đáng, thì đột nhiên, trên đỉnh núi cao nhất, chúng tôi có thể thấy những người đàn ông đang cắm cột cờ mà họ đã vất vả mang lên trước chúng tôi khoảng 15 phút.”


12. 1955, “Bi kịch trước biển cả”


John L.Gaunt đã bất tử hoá khoảnh khắc bi kịch của cặp cha mẹ trước biển dữ khi nhận ra mình đã mất con. Nhà McDonalds đang đi dạo dọc theo những con sóng khi con trai họ, Michael, chơi gần đó và bò ra biển mà họ không hay biết.


13. 1964, “Ruby bắn Oswald”


Nhiếp ảnh gia Robert Hill Jackson chuẩn bị chụp pưhwong tiện đưa Lee Harvey Oswald đến nhà tù sau khi bị tuyên án sát hại Tổng thống John F. Kenney. Khi hành động này diễn ra ở tầng hầm của toà nhà cảnh sát và toà án Dallas, Jackson phải chọn cho mình một vị trí chiến lược, vị trí mà ông cho rằng bị một người đàn ông nọ cản trở. Và chính người đàn ông này sau đó đã nhảy ra và bắn Oswald ngay khi Jackson bấm nút chụp ảnh.

 

14. 1960 “Những nghi thức cuối cùng của Jose Rodriguez”

Cựu chiến binh Jose Rodriguez là một trong số hàng ngàn người bị xử tử bởi lực lượng do Fidel Castro lãnh đạo. Ông ta đang được hưởng những nghi lễ cuối cùng khi bị tuyên án tử hình bằng súng. Bức ảnh được chụp bởi Andrew Lopez, người đưa tin về cuộc Cách mạng Cuba.

 

15. 1974 “Niềm vui vỡ oà”

Dù bức ảnh cho thấy niềm hạnh phúc ngây ngất cảu một gia đình đoàn tụ vào khoảnh khắc Đại tá Robert Stirm trở về nhà từ một trại giam ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đằng sau nó lại là một câu chuyện buồn. Ba ngày trước khi Stirm trở về, vợ ông đã gửi thư thông báo cuộc hôn nhân của họ đã chấm dứt, vì thế bản thân Stirm thừa nhận rằng mình có cảm xúc lẫn lộn về bức ảnh được cho là đại diện cho hi vọng và sự hàn gắn.

 

16. 1949 “Babe Ruth giải nghệ”

Bức ảnh đầu tiên trong sân đấu thể thao được chụp ở trận bóng chày cuối cùng của Geore Herman Erhardt (hay “Babe Ruth”). Mặc dù là một trong số rất nhiều nhiếp ảnh gia có mặt trong ngày hôm đó, Nathinel Fein đã thành công nhất khi ghi lại được khoảnh khắc Ruth mặc chiếc áo số 3 và chống gậy bóng chày xuống sân trong lúc cả sân vận động reo hò. Ruth qua đời hai tháng sau khi bức ảnh được chụp lại.

 

17. 1961 “Cú đâm Tokyo”

Tình huống xảy ra trong một buổi tranh cử căng thẳng diễn ra trước 3000 người tại Nhật Bản. Tình huống vượt ra ngoài tầm kiểm soát, một sinh viên tức giận đã rút ra thanh kiếm dài 11 inch và đâm vào bụng vị chính trị gia đảng đối lập. Yasushi Nagao đã bắt đúng khoảnh khắc cậu sinh viên rút thanh kiếm ra sau cú đâm thứ hai. Khi bức ảnh được in trên nhiều mặt báo ở Mỹ, Nagao đã đoạt giải Pulitzer, trở thành nhiếp ảnh gia nước ngoài đầu tiên nhận giải thưởng này.

 

18. 1943 “Nước!”

Người đạt giải nhì của giải thưởng Pulitzer, Frank (hay Pappy” Noel, đã giành giải nhờ tấm ảnh chụp một thuỷ thủ trên thuyền cứu sinh vươn tay ra xin nước – Noel lúc đó đang ở trên một chiếc thuyền khác ở Ấn Độ Dương khi tàu của ông bị trúng ngư lôi.

 

19. 1978 “Ba tấm ảnh từ các khu du kích ở Rhodesia”

Loạt ảnh của J. Ros Baughman miêu tả những hành động tàn bạo của Lực lượng Anh ninh Rhodesian đối với các tù nhân đã được chứng minh tính xác thực và chi tiết. Khi các cuộc tranh luận tiếp tục, Baughman tiếp tục sự nghiệp của mình và đã giảng dạy về đạo đức và phương pháp báo chí tại nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục khác nhau.

 

20. 1980 “Xử bắn ở Iran”

Điều trước tiên phải nói là bức ảnh này đã được trao giải ẩn danh để bảo vệ tác giả. Nó cho thấy 11 người đàn ông người Kurd bị những người Hồi Giáo ủng hộ Ayatollah Khomeni xử bắn. Các nhà chức trách Iran tạo sức ép buộc tờ báo công bố tên tác giả, nhưng đội ngũ biên tập từ chối. Năm 2016, sau khi được chấp thuận, tác giả của bức ảnh được tiết lộ là Jahangir Razmi.

 

21. 1942 “Bạo loạn đình công Ford”

Bức ảnh chụp cuộc đình công năm 1941 tại nhà máy sản xuất Ford. Rõ ràng là Milton Brooks đã chớp lấy bức ảnh cực nhanh chóng rồi giấu máy ảnh vào áo khoác trong khi trà trộn vào đám đông để tránh thu hút sự chú ý bởi theo ông, rất nhiều người sẽ muốn đập luôn cả máy ảnh.

 

22. 1962 “Những bước chân nghiêm túc”

Các thẩm phán đã “ấn tượng trước tầm quan trọng của bức ảnh có chiều sâu và ý nghĩa này đối với việc minh hoạ cho tin tức”. Bức ảnh được chụp trong cuộc họp liên quan tới Khủng hoảng Cuba giữa JFK và Dwight D. Eisenhower, khi thư kí nói “không chụp ảnh nữa” thì Paul Vathis chụp hai tấm hình từ phía sau lưng.

 

23. 1947 “Cú nhảy tử thần từ khách sạn rực lửa”

Đây là bức ảnh một vụ hoả hoạn giết chết 119 người ở khách sạn Winecoff tại Atlanta, Georgia do một sinh viên 24 tuổi của trường Công nghệ Georga chụp lại. Anh chụp bức ảnh đau thương này bằng chiếc máy ảnh Speed Graphic và bóng đèn flash cuối cùng của mình. Sau này anh quyết định kinh doanh thiết bị chụp tia X mặc dù Hiệp hội Báo chí đã mời anh làm việc.

 

24. 1967 “Bắn James Meredith”

Trong sự kiện “March Against Fear” (Tháng Ba chống lại nỗi sợ) ở Missipi năm 1966, James Meredith, một nhà hoạt động nhân quyền, đã bị một tay bắn tỉa tấn công và bị thương. Jack R. Thornell đã chụp được bức ảnh thắng giải này.

 

25. 1952 “Sự cố Johny Bright”

Chuỗi các bức ảnh do John Robinson và Don Ultang chụp đã làm nổi bật những căng thẳng về chủng tộc liên quan đến cầu thủ người Mỹ gốc Phi Johnny Bright trong một trận đấu bóng bầu dcuj của trường đại học Mỹ ở Stillwater, Oklahoma. Các nhiếp ảnh gia đã chủ đích tập trung máy ảnh vào Bright sau nhiều tin đồn anh ta là mục tiêu bị tấn công. Theo một cách nào đó, họ đã mắn mắn khi cụp được những bức ảnh này vì họ chỉ định ở lại trong 15 phút đầu trận đấu, và đó là khi Bright bị đội đối phương hạ gục 3 lần và cuối cùng phải nhận một cú đánh cùi chỏ khiến anh bị vỡ hàm.

 

26. 1953 “Adlai Stevenson”

William M. Gallagher phải quỳ xuống sàn để chụp bức ảnh ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ Adlai Stevenson – cụ thể là vết thủng trên giày của ông. Rõ ràng là sau khi bức ảnh được công bố, Stevenson đã nhận được “cả núi” giày.

 

27. 1957 “Chìm tàu Andrea Doria”

Vụ chìm tàu kinh hoàng của chiếc tàu biển hạng sang Andra Doria được Harry Trask, lúc đó đang bị say máy bay, chụp lại từ một chiếc máy bay nhỏ. Ông đã yêu cầu phi công bay đi bay lại địa điểm tai nạn một vài lần và cuối cùng chụp được 16 tấm ảnh, trong đó có một tấm được chọn bởi Hội đồng giải thưởng Pulitzer.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

973 lượt xem