Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[SUB Factory] Nỗi Buồn Hậu Phim Ảnh

Bài viết hôm nay sẽ nói về ‘Hội Chứng Trầm Cảm Hậu Phim Ảnh’. Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào cân nhắc định nghĩa và tâm lý học phía sau hội chứng này. Bên cạnh đó, hiểu được thời điểm nó được quan sát lần đầu tiên. Tiếp theo là những lý do tại sao con người trải qua nó, và cuối cùng, xem xét cách để giải quyết.

Việc con người trải qua những lần bùng nổ cảm xúc sau khi xem xong một bộ phim đầy xúc động là một điều rất tự nhiên. Tuy nhiên, rất nhiều lần chúng ta có xu hướng trở nên gắn bó với những xúc cảm, nhân vật, câu chuyện hay những cảnh trong phim. Những điều này được thể hiện dưới dạng thức của hội chứng được gọi là trầm cảm hậu phim ảnh. 

Hội Chứng Trầm Cảm Hậu Phim Ảnh (PMDS)

Đây là một dạng cảm giác có thật, một giai đoạn và một nhân cách mới mà cá nhân có thể có sau khi xem một bộ phim. Cảm giác này đến từ sự ấm áp mà bộ phim đó mang lại và khiến chúng ta muốn trải qua cảm giác đó nhiều hơn nữa.

Vậy hội chứng này là gì?

Từ điển Urban định nghĩa PMDS là việc trải qua cảm giác buồn bã sau khi đã xem một bộ phim hoặc loạt phim dài tập cực kỳ hay. Một cảm giác đau khổ khi bộ phim đã kết thúc mà chúng ta lại không muốn điều đó xảy ra. Những người từng có hội chứng này thường coi nó gần giống như cảm giác khi chia tay.

Khi chúng ta chìm đắm trong một câu chuyện hay nào đó từ một bộ phim, một cuốn sách, hay loạt chương trình truyền hình, chúng ta nhập tâm cả vào những yếu tố ảo tưởng, lãng mạn, kịch tính và hành động. Chuyên gia về chứng lo âu Kevin Foss giải thích thêm rằng, trong quá trình xem phim, chúng ta còn có xu hướng phát triển mối quan hệ mật thiết với nhân vật mà chúng ta thấy giống mình nhất, và cuối cùng trở thành một phần trong mạch phát triển cảm xúc của họ. Chúng ta bắt đầu đồng cảm với những thắng thua của họ. Đồng cảm với nhân vật hoặc câu chuyện cho phép chúng ta trở thành một phần của thế giới tưởng tượng.

Vì thế khi hết phim, sẽ rất khó để tách rời nhân vật. Đôi khi những cảm xúc mà chúng ta trải qua khi phải lìa xa bộ phim đó có thể còn tương tự như khi rời xa người thân yêu. Một trong những nguyên do chính khiến phim ảnh và nhân vật trong phim thu hút đến vậy là do chúng đã trở thành một sự đại diện theo cách lý tưởng hóa cho cuộc sống mà chúng ta mong muốn và do vậy, hiện thực dường như có vẻ buồn chán và tẻ nhạt.


Thêm vào đó, nhà tâm lý học Jeanette Raymond còn bổ sung thêm, một trong những lý do của cảm xúc buồn bã sau khi một bộ phim kết thúc hoặc một nhân vật chết đi là bởi vì, chúng ta nhận thức được một phần trong mình cũng kết thúc cùng với bộ phim đó. Bà Raymond còn khẳng định rằng vì sự nhận thức này, đời sống hiện thực có thể khiến con người thấy đau buồn, thất vọng và vô định. 

Hội chứng này trở nên phổ biến trong quá trình phát sóng bộ phim ‘Avatar’, khi mà có nhiều trường hợp khán giả đã tự vẫn sau khi xem bộ phim này. Nguyên do là vì thế giới viễn tưởng mang tên ‘Pandora’ quá đỗi đẹp đẽ mà không có nơi nào trên trái đất có thể sánh bằng. Hiện tượng như vậy cũng được thấy trong các bộ phim Bollywood (ngành công nghiệp phim ảnh của Ấn Độ). Một bộ phim mang tên ‘Ek Duje Ke Liye’ (Sinh Ra Là Của Nhau) đã tạo nên một làn sóng khuấy động khiến cho một vài cặp đôi cũng đã tự tử sau khi cặp diễn viên chính tự tử trong phần kết bộ phim.

Hãy cùng xem xét các nguyên nhân một cách chi tiết hơn.

  • Mong muốn thấy thế giới từ một viễn cảnh khác:

Phim ảnh rất nhanh chóng đưa người xem cùng đến một thế giới khác. Thế giới kỳ ảo này có thể khác xa so với cuộc sống hiện tại buồn chán và chậm chạp. Xem phim giúp con người một cách gián tiếp sống cuộc sống hằng mong ước.

  •  Mong muốn được xem nhiều hơn:

Mặc dù người xem có thể trải qua trầm cảm hậu phim ảnh sau khi xem hết một bộ phim, họ có thể muốn giữ lại cảm giác đó hoặc muốn xem một bộ phim khác để trải qua cảm giác đó lần nữa. Điều này có thể được thực hiện bằng việc tải những bài nhạc trong phim, đọc thêm về diễn viên, xem lại những cảnh quay, hoặc mua những vật phẩm dành cho người hâm mộ, …

  • Sự nhường chỗ cho cảm xúc:

Phim ảnh thường giúp các khán giả biểu lộ những cảm xúc mà họ không thể biểu lộ trong những tình huống đời thường. Và sở dĩ họ vốn không muốn là một phần của hiện thực, việc bộ phim kết thúc lại càng khiến họ thêm thất vọng.

  • Cảm giác không thoả mãn:

Bởi vì hiện thực xung quanh họ không giống trong phim, người xem có thể sẽ thấy bất mãn với hiện thực và do vậy, muốn xem phim thật nhiều để được là một phần trong thế giới ảo.

  • Phim ảnh thường là một sự phản chiếu:

Phim ảnh thường được xem như hình ảnh phản chiếu những lý tưởng về cuộc sống của mình, và sau khi xem một bộ phim để lại nỗi thất vọng, chúng ta có khả năng giải quyết được với những cảm xúc, và thường thấy khó hiểu hay bối rối vì cảm thấy như vậy, bỡi lẽ chúng ta có thể không nhận thức được quá trình phản chiếu đang diễn ra.

Những ảnh hưởng của hội chứng này:

Ảnh hưởng của trạng thái buồn bã sau khi xem phim thường được thể hiện theo những cách dưới đây:

  • Trạng thái chán nản, thất vọng

  • Không thể xem một bộ phim khác

  • Cần phải xem lại phim để một lần nữa trải qua những cảm giác và trạng thái trước đó

  • Sự thể hiện tình cảm thái quá dành cho ai đó

  • Lập hoặc tham gia vào cộng đồng người hâm mộ viết những câu chuyện giả tưởng liên quan tới bộ phim

Mặc dù nghiên cứu chuyên sâu vẫn chưa được thực hiện đối với loại hội chứng này, dưới đây là một vài ảnh hưởng cụ thể có thể có sau khi xem phim.

  • Không bao giờ xem một bộ phim tương tự lần nữa hoặc không thể xem một phim khác:

Bởi lẽ dòng chảy cảm xúc đã trải qua sau khi xem phim, khán giả có thể thấy bối rối về trạng thái đó. Điều này có thể tạo ra sự chống cự cho việc xem các bộ phim tương tự trong tương lai. Và mặc dù khán giả có thể mong muốn những điều tưởng tượng trong thực tế, họ có khả năng sẽ kích hoạt một cơ chế tránh né để tránh trạng thái lấn át về cảm xúc.

  • Xem lại bộ phim đó hoặc những phiên bản khác của nó:

Họ có thể xem lại phim và những phiên bản khác để tái cảm nhận xúc cảm và sự ấm áp liên kết với nó. Họ cũng có thể bắt đầu viết những câu chuyện giả tưởng, mua các món đồ có liên quan tới bộ phim đó, hoặc xem tác phẩm tương tự. Khi một người cứ tiếp tục xem lại một bộ phim, có thể có những lý giải khác nhau mà người đó có được với mỗi lần xem.

  • Sự phản chiếu tình yêu về phía một người khác:

Niềm đam mê hoặc tình yêu dành cho một phim cụ thể có thể được thể hiện khác nhau, trong đó có thể là trên một cuốn sách hoặc thậm chí một người khác.

Chú thích: Tôi đã thử nghiệm nhiều sản phẩm và dịch vụ để cải thiện trạng thái lo âu và thất vọng của mình. Độc giả có thể xem những gợi ý hàng đầu mà tôi đưa ra ở đây, cũng như danh sách tất cả những sản phẩm và dịch vụ nhóm của tôi đã thử nghiệm cho nhiều trạng thái sức khoẻ tâm thần và thể trạng chung.

Điều trị hội chứng trầm cảm hậu phim ảnh:

  • Xem xét nội hàm những phần cụ thể bên trong bộ phim gây ra trầm cảm:

Dù trạng thái chán nản hậu phim ảnh là hết sức tự nhiên, rất cần thiết để xem xét sâu bên trong những khía cạnh cụ thể của bộ phim đã khiến người xem có cảm xúc nhất định và để hiểu được những nguyên do của nó. Khả năng cao thường được thấy trong hầu hết các trường hợp đó là, khi phim ảnh chiếu những phần khiếm khuyết trong đời thực, có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm. Xác định được những phần này chính là chìa khóa để nhìn thấu bên trong sự vật.

  • Tránh sống trong thế giới ảo quá lâu:

Dẫu cho thế giới ảo dường như rất có lợi, rời xa hiện thực có những hậu quả nghiêm trọng riêng của nó. Người xem có thể xuất hiện trạng thái nhân cách hóa, có thể sẽ không ảnh hưởng tới người khác, nhưng sẽ tự cô lập bản thân và trong những trường hợp xấu, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tự làm hại mình.

  • Nhận thức được rằng hiện thực cũng rất thỏa mãn:

Nỗ lực không ngừng cho một thế giới trong phim ảnh không những khiến con người xa rời thực tế, mà còn khiến thế giới thực trở nên ít liên kết với con người. Tuy vậy, bằng cách cân nhắc những khía cạnh tích cực mà thực tế có, con người có thể đàm phán hoặc giải quyết tình hình một cách tốt hơn.

  • Sống cho thực tại:

Có đôi khi, điều tốt nhất một người có thể làm là sống với cảm xúc và chờ đợi nó tự phai mờ đi, thay vì chiến đấu với nó. Sống với những cảm xúc mang lại hiểu biết tốt hơn về nguồn gốc, sức mạnh và cả những niềm tin sai lệch của chúng. Người đó sau đó sẽ thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn và chính xác hơn.

  • Tạm dừng việc xem cùng một thể loại phim:

Có nhiều trường hợp, không phải bộ phim cụ thể mà chính là thể loại phim dẫn đến PMDS và sau đó hội chứng trở nên rộng rãi đặc biệt sau một sự kiện đời thường tương tự như với nhân vật trong phim hoặc liên quan đến thể loại phim. Tạm dừng việc xem cùng một thể loại trong một khoảng thời gian có thể giúp chúng ta xử lý cảm xúc và giải quyết tình hình, trước khi có thể quay trở lại với thể loại đó.

Phân tích cảm xúc cá nhân trong mối tương quan với tình hình có thể giúp trung hòa hội chứng trầm cảm được trải nghiệm ở mức độ cao.

Những Câu Hỏi Thường Gặp:

Liệu phim ảnh có ảnh hưởng tới tâm trạng?

Xem phim giúp chúng ta giải tỏa tâm trạng và mang lại hiệu ứng phấn chấn. Phim ảnh cũng mang lại sự xoa dịu của việc thể hiện cảm xúc vì các bộ phim hoặc loạt phim đóng vai sự kích hoạt cảm xúc. Giải tỏa cảm xúc thường mở đường cho bước tiến trong tư vấn cũng như trong tình huống hàng ngày.

Liệu phim ảnh có hại cho não bộ?

Một nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi đại học New York chỉ ra rằng xem một số thể loại phim nhất định có thể dẫn đến hoạt động của não bộ nhiều hơn những thể loại khác. 

Liệu xem những bộ phim buồn có thể làm chúng ta vui hơn?

Phim bi kịch có thể gợi ra những cảm xúc tích cực đối với một vài người bởi vì họ có được cơ hội nhìn nhận sâu bên trong và xem xét những điều tích cực trong cuộc sống, điều thường thiếu trong các bộ phim. Những bộ phim này thường khiến con người nghĩ về những người thương yêu và tin vào may mắn.


Việc xem những thước phim buồn liệu có là một điều không tốt?

Nghiên cứu chỉ ra rằng những bộ phim buồn đôi khi khiến ta vui hơn. Phim buồn được quan sát giúp tăng nồng độ endorphin trong não bộ và tăng khả năng chịu đựng với những nỗi đau tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, điều này có thể không áp dụng cho tất cả mọi người.

Tại sao kết cục đẹp lại quan trọng?

Những phần kết đẹp là điều quan trọng và được chờ đợi bởi lẽ chúng thấm nhuần hi vọng, niềm tin vào những trở ngại có thể vượt qua và thiện sẽ thắng ác. Điều này cũng đúng với việc viết sách.

Kết luận:

Sau khi đọc xong bài này, chúng ta đã có thể hiểu được về định nghĩa, yếu tố tâm lý, thời điểm xuất hiện, lý do dẫn đến, cũng như cách giải quyết đối với  Hội Chứng Trầm Cảm Hậu Phim Ảnh.


--------------------------

Đăng bởi: OptimistMinds

Nguồn: https://optimistminds.com/post-movie-depression-syndrome/

Người dịch: Lưu Hồng Ngọc




----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

890 lượt xem