Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public7 năm trước

Suối Nguồn (The Fountainhead) - Ayn Rand & Khái Niệm "Sống Thứ Sinh"

Hết hạn

Cuốn tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) - Ayn Rand dài 1199 trang, gồm 4 chương với các tên của các nhân vật lần lượt: Peter Keating, Ellsworth M. Toohey, Gail Wynand và Howard Roark. Suối nguồn sẽ đem đến cho đọc giả khái niệm mới thế nào là người sống thứ sinh (live second-hand). 

Ayn Rand luôn đưa đọc giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Với sự dẫn dắt của tác giả, người đọc có thể ban đầu theo quan điểm này nhưng sẽ tự thay đổi nó về sau. Ví dụ, với nhân vật Keating, ban đầu được nói đến với hình ảnh một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc trường ĐH Kiến Trúc nhưng rồi tác giả đưa bạn đến với kết luận: Keating chỉ là một kẻ tầm thường, ăn bám suy nghĩ và ý tưởng của người khác, là một kẻ sống thứ sinh (khái niệm sẽ được giải thích ở đoạn 5). Hay Ellsworth, ban đầu mình thích ông ta vì những suy nghĩ không giống người khác, là người tạo ảnh hưởng cho người khác. Tác giả đã khéo léo mô tả cuộc sống và con người ông từ khi còn bé dể khắc họa tính cách. Nhưng rồi qua nhiều trang giấy, mình cảm thấy ông ta thực sự là một con quỷ chuyên nói những lời đạo đức, là kẻ khích động đám đông. Với Gail thì ngược lại, ban đầu mình không thích ông ta, rồi mình thích và cuối cùng là không thích. Gail được khắc họa là một ông trùm của một tờ báo, là người sở hữu rất nhiều tòa nhà trong bang, là người có quyền lực trong truyền thông. Mình không thích Gail vì tờ báo "Ngọn cờ" của ông là tờ báo lá cải. Và rồi mình thấy ông ta thật sự có lý tưởng và tầm nhìn, điều đó thể hiện ở các "quote" chất rất chất của ông trong đoạn 1, 2, 3. Và rồi mình không còn thích Gail nữa vì cuối cùng ông đã không thể bảo vệ Roark đến cùng, ông bất lực... Howard Roark ngay từ chương đầu đã xuất hiện với hình tượng sinh viên bị đuổi học khỏi trường, bị nhiều người khinh thường. Nhưng qua 4 chương, Roark là nhân vật có "mầm sống" nhất, là người thay đổi cái thế giới điên đảo này. Tác giả đã cho Roark bị nhấn chìm bởi quá nhiều tổn thương từ con người và để anh ta tỏa sáng ở chương cuối cùng như điều anh xứng đáng nhận được. Câu nói bất hủ của Roark: "Nỗi buồn chỉ chạm đến một điểm nào thôi". Và Dominique, cô không có chương nào được viết riêng nhưng cô là nhân vật chủ chốt tạo điểm nhấn cho câu chuyện. Cuộc đời cô gắn với cả 4 nhân vật trên. Hai lần lên xe hoa với Keating và Gail và rồi cuối cùng cô cũng trở về với tình yêu chân thành ngay từ đầu là Roark. Một cái kết có hậu! Tài năng và sự sáng tạo của Roark được công nhận trong ngành kiến trúc cùng với sau nhiều gian truân, tình yêu của Roark và Dominique đã đơm hoa kết quả. 

1- Dominique hỏi, khi cô và Wynand đã ngồi ở bàn ăn: "Tại sao ông để tôi lại một mình?"

"Tôi nghĩ bà muốn ở một mình."

"Để làm quen với ý nghĩ kia?"

"Nếu bà thích gọi như thế."

"Tôi đã quen với nó trước khi tới văn phòng của ông rồi."

"Tất nhiên rồi. Xin thứ lỗi vì tôi ngụ ý một điểm yếu nào đó của bà. Tôi biết là không phải thế. Nhân tiện, hình như bà chưa hỏi tôi là chúng ta đang đi đâu."

"Nếu tôi hỏi thì nó sẽ lại là một điểm yếu của tôi."

"Đúng. Tôi mừng là bà không bận tâm. Bởi vì tôi chưa bao giờ có đích cụ thể. Chiếc thuyền này không dùng để đi đến, mà để đi khỏi. Khi tôi dừng lại ở một hải cảng thì đó hoàn toàn chỉ bởi sự vui thích tôi sẽ có khi rời khỏi nó. Tôi luôn nghĩ: lại thêm một nơi nữa không thể giữ được ta."

"Tôi từng đi rất nhiều nơi. Tôi luôn có cảm giác đó. Người ta bảo với tôi rằng tôi là một kẻ căm ghét loài người."

"Thật ngớ ngẩn nếu tin vào điều đó, phải không?"

"Tôi không biết?"

"Tôi chắc bà thấy rõ sự ngớ ngẩn đó. Ý tôi muốn nói đến những kẻ cho rằng loài lợn là biểu tượng của tinh thần bác ái bởi vì cái giống ăn tạp ấy chấp nhận mọi thứ. Thực ra, những kẻ yêu thương tất cả mọi người và luôn cảm thấy chỗ nào cũng là nhà mới chính là kẻ thực sự căm ghét mọi người. Hắn không trông đợi điều gì từ con người, nên không có sự suy đồi nào có thể làm cho hắn giận dữ."

2- "Rằng tình yêu thiêng liêng, là thờ phụng, là vinh quang, là ngước mắt lên trên. Nó không phải là miếng gạc che đậy những vết thương bẩn thỉu. Nhưng họ không hiểu được đâu. Những kẻ bạ chổ nào cũng nói đến tình yêu chính là những kẻ chưa bao giờ cảm thấy nó. Chúng chỉ khuấy một món súp hỗn độn bao gồm sự thông cảm, tình thương, sự coi thường và thái độ lãnh đạm chung chung - và chúng gọi là tình yêu. Một khi bà cảm thấy được tình yêu đúng như tôi và bà biết về nó - tình yêu như lòng say mê tuyệt đối với một đỉnh cao tuyệt đối - bà sẽ không thể chấp nhận thứ gì ít hơn thế."

3- "Ông chưa từng cảm thấy mình bé nhỏ khi ngắm nhìn đại dương."

Ông cười. "Chưa bao giờ. Kể cả khi nhìn vào các hành tinh. Kể cả khi đứng trên các ngọn núi. Kể cả ở Grand Canyon. Tại sao tôi lại phải cảm thấy thế nhỉ? Khi tôi ngắm đại dương, tôi cảm nhận sự vĩ đại của con người, tôi nghĩ tới khả năng kỳ diệu của con người khi tạo ra con tàu này để chinh phục những khoảng trống vô nghĩa. Khi tôi nhìn vào các đỉnh núi, tôi nghĩ tới các đường hầm và thuốc nổ. Khi tôi nhìn vào các hành tinh, tôi nghĩ tới máy bay."

"Đúng. Và cả cái hạnh phúc thiêng liêng mà người ta vẫn nói là họ cảm thấy được khi nhìn thấy thiên nhiên. Tôi chưa bao giờ nhận được nó từ thiên nhiên, chỉ từ..." Cô dừng lại.

"Từ đâu?"

"Các tòa nhà," cô thầm thì "các tòa nhà chọc trời"

[Grand Canyon: Dãy núi hùng vĩ ở bang Arizona, một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới.]

4- "Tôi muốn nói rằng, cái làm cho con người ta không hạnh phúc không phải là quá ít mà là quá nhiều lựa chọn," Mitchell Layton nói. "Lúc nào cũng phải quyết định, luôn phải quyết định, luôn luôn bị giằng co bởi quá nhiều thứ. Nào, nếu một xã hội có khuôn mẫu, người ta sẽ cảm thấy an toàn. Không có ai sẽ tới làm phiền anh bắt anh phải làm cái này cái nọ. Không ai phải làm bất kỳ điều gì. Ý tôi là, dĩ nhiên rồi, trừ lao động vì lợi ích chung."

"Chỉ có giá trị tinh thần mới quan trọng," Homer Slottern nói. "Hãy bắt kịp với thời đại và thế giới. Đây là một thế kỷ của tinh thần."

5- [Page 1040] Roark quay mặt đi. Khi anh quay lại về phái Wynand, anh chỉ nói ngắn gọn:

"Tôi hy vọng thế, Gail."

"Vậy anh đã nghĩ về cái gì trong suốt mấy tuần vừa qua?"

"Cái nguyên tắc của ông Trưởng khoa, người đã đuổi tôi khỏi trường Stanton ngày trước."

"Nguyên tắc gì?"

"Đó là thứ đang hủy hoại thế giới này. Đó cũng là điều mà ông vừa nói đến. Sự không vị kỷ thực sự."

"Có phải cái lý tưởng mà người ta cho là không tồn tại?"

"Họ đã nhầm. Lý tưởng đó có tồn tại - mặc dù không theo cách mà họ nghĩ. Đó là điều mà trong suốt một thời gian dài tôi không thể hiểu được về con người. Họ không có cái tôi. Họ sống trong những con người khác. Họ sống cuộc sống thứ sinh. Hãy nhìn vào Peter Keating xem."

[They live second-hand. Thứ sinh có nghĩa là không sinh ra từ bản thân chủ thể hành động hoặc cảm xúc mà chỉ phản ánh từ người khác]

"Anh đi mà nhìn. Tôi ghét bộ dạng của anh ta."

"Tôi đã nghĩ về Keating - về những gì còn lại của anh ta - và nó giúp tôi hiểu ra. ...; anh ta tự nhủ hẳn là vì anh ta đã sống vì bản thân mình quá nhiều. Nhưng liệu có hành động hoặc suy nghĩ nào của anh ta lại tồn tại cái "bản thân" đó không? Mục đích của anh ta trong cuộc sống là gì? Sự vĩ đại - dưới con mắt của những người khác. Là danh vọng, sự ngưỡng mộ và đố kỵ - tất cả đều đến từ những người khác. Chính người khác đã khống chế niềm tin của anh ta, một niềm tin mà Keating chưa bao giờ có, nhưng anh ta thỏa mãn vì mọi người tin rằng anh ta có những niềm tin như thế. Những người khác chính là động cơ, là mối quan tâm chính của anh ta. Anh ta không muốn trở thành vĩ đại, mà chỉ muốn được mọi người cho là vĩ đại. ... Anh ta vay mượn của người này để tạo ấn tượng với người kia. Đó chính là sự không vị kỷ thực nhất mà ông vừa nói. Anh ta đã phản bội và từ bỏ chính cái tôi của mình. Và mọi người vẫn gọi anh ta là kẻ ích kỷ."

" Đó cũng là cái cách nghĩ của hầu hết mọi người."

"Vâng! Và đó không phải là nguồn gốc của mọi hành động đê tiện hay sao? Không phải sự ích kỷ, mà chính xác là sự vắng mặt của cái "kỷ" đó. Hãy nhìn vào họ. Kẻ luôn lừa dối nhưng vẫn giữ được vẻ bề ngoài đáng kính trọng. Anh ta tự biết rằng mình không trung thực, nhưng người khác lại nghĩ là anh ta trung thực và điều đó đem lại cho anh ta lòng tự trọng - một thứ tự trọng thứ sinh. Kẻ luôn nhận những thành tựu không phải của mình. Anh ta biết rằng anh ta chỉ là một kẻ tầm thường, nhưng anh ta lại thật vĩ đại trong mắt của mn. ... Còn đối với những người mà mục đích duy nhất là kiếm tiền. Nào, tôi không thấy có gì xấu xa trong khát vọng kiếm tiền cả. Nhưng tiền chỉ là một phương tiện để đi đến một cái đích. Nếu một người cần tiền cho những mục đích của riêng họ - để đầu tư cho công việc, để sáng tạo, để học tập, để đi du lịch, để hưởng thụ cuộc sống giàu có - thì người đó hoàn toàn có đạo đức. Nhưng những người đặt đồng tiền lên trên hết thường đi xa hơn thế nhiều. Cuộc sống xa hoa chỉ là một phần thôi. Điều họ muốn là sự phô trương: họ muốn khoe khoang, muốn làm kinh ngạc, muốn giải trí, và muốn tạo ấn tượng cho mn. Họ chỉ là những người sống thứ sinh. ........"

.....

6- “Chàng trai trẻ đến gặp ông, nhưng mức lương mà Wynand nêu ra không có tác dụng gì với anh ta. “Tôi không thể làm việc cho ông, ông Wynand”, anh ta nói với vẻ nghiêm túc tột độ, “bởi vì ông…ông không hề có lý tưởng.” Cặp môi mỏng của Wynand cười mỉm. “Anh bạn trẻ này, anh không thể chạy thoát khỏi sự sa đọa của con người đâu”, ông nói nhẹ nhàng. “Ông chủ hiện nay của anh có thể có nhiều lý tưởng, nhưng ông ta phải cầu xin tiền bạc và nhận lệnh từ nhiều kẻ đáng khinh bị. Tôi không có lý tưởng, nhưng tôi không cầu xin ai. Hãy chọn đi. Không còn con đường nào khác đâu.” Chàng trai trẻ quay trở về tờ báo của mình. Một năm sau, anh ta đến gặp Wynand và hỏi liệu đề nghị của ông còn hiệu lực không….” 

 Tác phẩm đã đem đến cho độc giả cái nhìn sâu hơn về "lý tưởng", về "sống vị kỷ hay vì người khác",...để rồi ta tự hỏi "có phải ta đang sống một cuộc sống của kẻ sống thứ sinh không?". 

 

 

Hết hạn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,381 lượt xem

lh-fulllh-x