Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public10 tháng trước

[Tâm Lý]Tác Động Tâm Lý Của Khoảnh Khắc Kết Nối Xã Hội

The Psychological Impact of a Moment of Social Connection

Những cảm xúc và suy nghĩ nào thường xuất hiện trong các tương tác nghiêm túc?

What feelings and thoughts commonly arise in meaningful interactions?

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

KEY POINTS

  • Những tương tác ý nghĩa có liên quan đến cảm xúc "tâm lý" khi ở gần người khác - kết nối, gần gũi hoặc xúc động.

    Meaningful interactions involve feeling "psychologically" near other people—connected, close or touched.

  • Nói theo các lạc quan nhất, mọi người trải qua "sự cộng hưởng tích cực"- thuật ngữ thường được sử dụng bởi các nhà tâm lý học, một vòng xoáy niềm vui tương tự nhau.

    At best, people experience what psychologists call "positivity resonance," a mutual spiral of shared joy.

  • Những người tham gia nghiên cứu cho biết họ cảm nhận được bản thân là ai và thấy hài lòng theo một cách nào đó.

    Study participants report feeling affirmed in who they are, and feeling good about themselves in some way.

Trong nghiên cứu của mình, tôi khám phá ra những trải nghiệm tâm lý chủ quan mà mọi người thường có khi họ kết nối với những người khác. Tôi đã viết ở đâu đó về cách chúng ta có thể kết nối với mọi người thông qua nhiều cách tương tác xã hội khác nhau, nhưng trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng mọi người thường chỉ ra những trải nghiệm tâm lý cụ thể đi kèm với cảm giác kết nối, bất kể họ kết nối khi nào, ở đâu, như thế nào hoặc với ai.

In my research, I explore the subjective psychological experiences that people have when they connect with others. I’ve written elsewhere about how we might connect with people via many different kinds of social interactions, yet in my studies, I’ve found that people often point to specific psychological experiences that accompany a feeling of connection, regardless of when, where, how, or with whom they connect.

Ví dụ, khía cạnh quan trọng của các tương tác nghiêm túc là hiện tượng tâm lý cảm thấy gần gũi với người khác, đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng các thuật ngữ ẩn dụ biểu thị sự gần gũi, như kết nối, gần gũi, gắn bó hoặc xúc động. Chúng tôi miêu tả cảm giác của mình về những người mà chúng tôi cảm thấy hài lòng khi giao tiếp với họ, ngay cả khi chúng tôi không ở gần người đó (ví dụ: nói chuyện qua điện thoại). Trên thực tế, nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy khoảng cách về sự thân thuộc với người xung quanh mà ta cảm nhận sẽ được ghi lại trong não bộ theo cách tương tự như khoảng cách về không gian hoặc thời gian.

For example, a central aspect of meaningful interactions is the phenomenon of feeling psychologically near to other people, which is why we use metaphorical terms that denote proximity—like connected, close, bonded, or touched. We describe how we feel about those we have satisfying interactions with, even if we weren't physically near that person (for instance, if we are talking on the phone). In fact, neuroscience research shows that the distance in familiarity that we feel with other people registers in our brains in a similar way as distance in terms of space or time.

Ngoài ra còn có những kiểu suy nghĩ và cảm giác ít trừu tượng hơn mà những người tham gia nghiên cứu của tôi thường nói là chúng đi kèm với cảm giác gần gũi về tâm lý, chẳng hạn như cảm xúc thăng hoa, cảm giác được khẳng định và cảm giác an toàn.

There are also other, less abstract, patterns of thought and feeling that participants in my studies often report as accompanying this sense of psychological closeness, such as an uplift in emotion, a sense of feeling affirmed, and a sense of safety.

Cảm Xúc Lẫn Lộn Mà Thăng Hoa

Mixed But Uplifted Emotions

                                                                    Nguồn: Google

Cung bậc cảm xúc của khoảnh khắc kết nối có thể thay đổi từ đau buồn đến đặc biệt vui mừng, nhưng tôi nhận thấy rằng mọi người có xu hướng tường thuật về một cảm xúc thăng hoa tích cực, bất kể cảm xúc đó chủ yếu chỉ để tô điểm cho sự tương tác.

The emotional tone of a moment of connection can vary from painful grief to profound joy, but I’ve found that people tend to report a positive uplift in their emotions regardless of the kinds of feelings that primarily color an interaction.

Trong tình huống lạc quan nhất, mọi người trải nghiệm điều mà các nhà tâm lý học gọi là "sự cộng hưởng tích cực", một vòng xoáy niềm vui tương tự nhau. Mặt khác, hầu hết sự tương tác của con người rất phức tạp và chúng ta thường trải qua sự pha trộn giữa cảm xúc tích cực và tiêu cực trong các kết nối có ý nghĩa. Đôi khi chúng ta cảm thấy lo lắng khi giao tiếp với một người nào đó, ngay cả khi ta trao cho nhau những nụ cười cười ấm áp. Hoặc có lẽ chúng ta đang kết nối với một người bạn đang chia sẻ về những khó khăn của họ, từ đây, ta cảm thấy thương xót và buồn bã, nhưng cũng thầm vui vì cảm thấy họ đang mở lòng với mình.

At best, people experience what psychologists have termed "positivity resonance," a mutual upward spiral of shared joy. On the other hand, most human interaction is complicated, and we often experience a mix of positive and negative emotions in meaningful connections. Sometimes we feel somewhat anxious communicating with a certain person, even if we ultimately find ourselves laughing warmly together. Or perhaps we are connecting with a friend who is sharing about their struggles and we are struck by compassion and sadness despite feeling a lift of gladness that they are opening up to us.

Sự thăng hoa về mặt cảm xúc có thể đơn giản đến từ sự biết ơn đối với chính mối quan hệ đó. Ví dụ, khi chia sẻ nỗi buồn với một người đang chịu tang, chúng ta không cảm thấy vui chút nào (thực ra chúng ta có thể không muốn cảm thấy vui vẻ), nhưng chúng ta có thể cảm thấy ấm lòng vì cảm kích bởi có thể cùng đau buồn với họ. Lòng biết ơn hoặc sự trân trọng thường xuất hiện khi một trải nghiệm xã hội có ý nghĩa cá nhân đối với chúng ta.

Emotional uplift can simply come in the form of gratitude for the connection itself. For example, when sharing grief with another person in mourning we may not feel any happier (indeed we may not want to feel happy), but we may be warmed by appreciation for being able to grieve together. Such gratitude or appreciation usually shows up when a social experience is personally meaningful to us.

Cảm Giác Được Khẳng Định Bản Thân

Feeling Affirmed in One’s Self

                                                                        Nguồn: Google

Nhìn chung, những người tham gia nghiên cứu của tôi chia sẻ rằng họ cảm nhận rằng bản thân họ được khẳng định, nghĩa là sự tương tác khiến họ cảm thấy hài lòng về bản thân theo một cách nào đó. Thật vậy, chúng ta thường để lại những kết nối có ý nghĩa với cảm giác rằng chúng ta quan trọng, chúng ta cảm thấy có giá trị vào thời điểm đó hoặc cảm thấy rằng chúng ta đã khiến trải nghiệm của người khác thêm phần giá trị.

Generally, participants in my studies report feeling affirmed in who they are, meaning the interaction left them feeling good about themselves in some way. Indeed, we often leave meaningful connections with a sense that we matter—we felt valued in that moment or feel that we added value to someone else’s experience.

Nếu ai đó nghiêm túc lắng nghe chúng ta, ta sẽ thấy rằng bản thân quan trọng đối với họ, đồng thời cảm thấy cần thiết khi lắng nghe một cách thật tâm. Khi chúng ta cho mọi người thấy ta luôn sẵn sàng hỗ trợ họ, điều này đồng nghĩa rằng ta cũng có khả năng cảm nhận được năng lực của mình, một nhu cầu tâm lý thiết yếu. Những trải nghiệm khác về cảm giác được công nhận là cảm giác khi ta xứng đáng được hòa nhập, được là một phần hoặc là chính mình.

If someone listens to us deeply we will feel that we matter to them, just as we will feel a sense of mattering if we effectively offer them a supportive ear. If we are able to show up for other people supportively, we are also likely to feel competent, a core psychological need. Other experiences of feeling affirmed may be a sense that we are worthy of inclusion or belonging or that we are able to be our authentic selves.

An toàn, bình tĩnh và thoải mái

Safety, Calm, and Comfort

                                                    Nguồn: Google

Điều quan trọng là, chúng ta có xu hướng cảm thấy an toàn trong vòng cung tương tác có ý nghĩa.

Importantly, we tend to feel a sense of safety over the arc of meaningful interaction.

Ngày nay, văn hóa đại chúng thường tập trung vào các kết nối có ý nghĩa xảy ra khi chúng ta khiến bản thân bị tổn thương, nghĩa là chúng ta đang cởi mở theo cách không cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc. Điều mà tôi tin rằng các cuộc thảo luận về trạng thái dễ bị tổn thương trong các tương tác xã hội thường không đề cập đến việc ta sẽ cảm thấy lạc lõng nếu những biểu hiện về tính dễ bị tổn thương của chúng ta không được bù đắp bằng sự thấu hiểu, công nhận hoặc quan tâm.

It is common these days in popular culture to focus on meaningful connections that occur when we make ourselves vulnerable, meaning we are opening up in a way that may not feel emotionally safe. What I believe discussions about vulnerability in social interactions often fail to mention is that we aren’t likely to feel connected if our expressions of vulnerability are not met with understanding, validation, or care.

Tương tác với người biết quan tâm có thể giúp ta điều chỉnh cảm xúc của mình. Vì vậy, chúng ta có thể gia nhập một cuộc tương tác với cảm giác bị kích thích về mặt cảm xúc và dễ bị tổn thương, nhưng qua trải nghiệm giao tiếp với một người mà ta quan tâm, chúng ta sẽ thấy vững vàng và an toàn hơn. Do đó, ngay cả trong các tương tác xã hội mà chúng ta đang gặp rủi ro về cảm xúc, cảm giác bình ổn và an toàn vẫn thường ở lại.

Interacting with caring others can help us to regulate our emotions. So we might enter an interaction feeling emotionally activated and vulnerable, but through the experience of engaging with someone who we experience as caring, we come to feel more grounded and safe. Thus, even in social interactions where we are taking an emotional risk, we usually leave feeling calmer or more secure.

Cảm giác an toàn thường hữu ích cho việc hiểu những cách giúp chúng ta dễ dàng kết nối. Các cơ chế cơ bản cho phép chúng ta kết nối trực tiếp, chẳng hạn như khả năng cười mỉm, cười lớn, duy trì tông giọng ấm áp khi nói hoặc chú ý lắng nghe sẽ khá khó để tiếp cận được nếu ta bị lo lắng và căng thẳng lấn át.

Some sense of safety is generally useful for engaging in ways that help us to connect. The basic mechanisms that allow us to connect face-to-face, such as the ability to smile, laugh, speak with a warm tone of voice, or listen with open attention may not be accessible if we are overwhelmed by anxiety and stress.

Vun Đắp Cảm Xúc Thăng Hoa, Cần Thiết Và An Toàn

Cultivating Uplift, Mattering, and Safety

Những trải nghiệm phổ biến này chỉ ra những cách giúp ta có thể tương tác có chủ ý với nhau để tạo ra những điều kiện làm bàn đạp cho cảm giác kết nối.

These common experiences point to ways we can engage intentionally with each other to create conditions where a feeling of connection is possible.

Mặc dù ta không thể kiểm soát cách người khác nhìn nhận mình khi ta giao tiếp với họ, nhưng chúng ta có thể dành sự chú ý cho nhau từ sự quan tâm chân thành, cố gắng hết sức để giúp họ thấy thoải mái và cho họ thấy rằng họ quan trọng với ta.

Though we cannot control how other people perceive us when we interact, we can try to attend to each other with sincere interest, doing our best to help others feel comfortable and to communicate that they matter to us.

Những cách khả quan để thể hiện sự trân trọng cao của ta đối với người xung quanh:

Possible ways to express that we value others could include:

  • Tạo điều kiện để mọi người phát huy năng lực của họ bằng cách giúp đỡ chúng ta.

    Allowing folks to engage their competencies by supporting us.

  • Lắng nghe và cân nhắc góc nhìn của họ, ngay cả khi không chắc chắn rằng ta sẽ đồng ý với quan điểm đó hoặc ta có liên quan gì đến nó không.

    Listening and considering their point of view, even if we aren't sure we agree or can relate.

  • Chia sẻ với họ đôi điều về bản thân mà ta ít khi chia sẻ với người khác.

    Sharing with them something of ourselves that we wouldn’t share with just anyone.

  • Hỗ trợ họ hết mình theo cách có thể vượt qua những gì ta mong đợi một chút vào thời điểm đó, hoặc chỉ đơn giản là thể hiện cho họ thấy ta quan tâm đến họ nhiều như thế nào qua lời nói.

    Supporting them in a way that goes just a little bit beyond what might be expected of us at that moment, or simply expressing in words how much we care about them.

Tác giả: Dave Smallen

------------------

Dịch giả: Vân Dung 

Biên tập: Nguyễn Minh Thư 

Nguồn ảnh: Google

Link bài gốc: The Psychological Impact of a Moment of Social Connection

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. 

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây:  https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

116 lượt xem