Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tại Sao Suy Nghĩ Quá Nhiều Lại Là Một Thói Quen Xấu Và Cách Khắc Phục

Suy nghĩ quá nhiều hay sự trầm tư là quá trình đang suy nghĩ (cứ liên tục suy nghĩ và suy nghĩ) về một điều gì đó theo một cách rất lo lắng nhưng chỉ luôn trong trạng thái thụ động mà không thực sự hành động bất cứ điều gì.

Tại sao suy nghĩ quá nhiều lại là một thói quen xấu?

Trầm tư làm cho người ta nghĩ rằng họ đang gặp phải một vấn đề nào đấy, nhưng nó không có tác dụng đưa ra bất kỳ giải pháp nào cả, mà ngược lại nó lại có xu hướng khiến vấn đề đó theo hướng trầm trọng hơn. Tất cả những suy nghĩ đó chiếm rất nhiều thời gian và năng lượng của đối tượng mà chỉ họ mới có thể khắc phục vấn đề.

Không chỉ vậy, trầm tư lại được cho rằng có liên quan đến việc làm giảm sút quá trình tìm ra phương thức giải quyết vấn đề và khiến cho những người đang có triệu chứng này ít có các hành động thực sự nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu và họ càng cảm thấy bi quan hơn ở tương lai, sau cùng gần như dẫn đến việc họ luôn trong trạng thái rất tồi tệ ở mặt cảm xúc. Tỷ lệ mắc chứng bệnh trầm cảm của những người hay trầm tư cao hơn 4 lần so với những người ít trầm tư hơn. Nó giống như một chú chuột hamster chạy điên cuồng trên một bánh xe thí nghiệm, tự làm mình kiệt sức mà cũng chẳng biết thực sự nên đi đâu.

Cuối cùng, mặt trái lớn nhất của sự trầm tư là nó không đem lại bất kỳ tác dụng chính thức nào, ngược lại nó đẩy người khác rời xa những người đang trầm tư. Sự thật là, những người trầm tư thường tìm đến sự giúp đỡ có mức độ thường xuyên hơn những người khác, nhưng họ lại có xu hướng chia sẻ nỗi buồn của họ tới mức gây cho người khác sự phiền thoái. Thêm vào đó, mặc dù những lần đầu tiên thì người khác có thể cảm thông, nhưng sau một thời gian họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi chính những người này dường như không bao giờ thực hiện các phương thức để giải quyết các vấn đề của chính bản thân mình, thậm chí dù họ đã được lắng nghe, được chia sẻ và đã có vài lời khuyên chỉ dẫn cực kỳ hữu ích. Sau một thời gian, người trầm tư sẽ bị người khác xa lánh. Nói tóm lại, bạn có thể chỉ dẫn họ giúp họ tìm con đường đi đúng đắn nhưng bạn không thể nào đưa ra phương pháp để khiến họ hành động thay vì cứ ngồi một chỗ mà suy nghĩ.

Trớ trêu thay, những người trầm tư lại rất xem trọng các mối quan hệ của mình, như gia đình, bạn bè,đến mức họ sẽ hy sinh rất nhiều để cứu lấy một mối quan hệ. Nhưng họ thường không thấy được họ chỉ đang khiến mối quan hệ ấy chỉ thêm phần căng thẳng chỉ vì suy nghĩ quá nhiều, kể cả suy nghĩ thực tế và ảo mộng đi chăng nữa. Họ chỉ cứ nói với mọi người rằng họ đang trải qua cảm giác kinh khủng đó như thế nào mà không đoái hoài đưa ra hành động nào cả. Họ đặt mối quan hệ của họ lên trên tất cả, nhưng sau đó dường như chỉ khiến mọi việc trở nên rối bời hơn mà thôi.

Làm sao để có thể nhận biết là bản thân đang bị triệu chứng trầm tư quá nhiều?

Trầm tư có 3 đặc điểm cơ bản sau đây :

Đặc điểm # 1:  Lặp đi lặp lại  Giống như những con bò thuộc hệ động vật nhai lại, những người trầm tư hay bị “nhai đi nhai lại” vấn đề đó rất nhiều lần. Không những họ để cho mấy vấn đề kia chẳng lấy làm gì tốt đẹp trôi đi cho nhẹ mà họ cứ cố gắng tìm lời giải thích cho mọi góc cạnh của nó : Tại sao nó lại xảy ra? Tại sao cô ta nói với mình như thế? Tại sao tôi lại làm vậy?. Thật không công bằng. Điều đó có nghĩa là gì. Danh sách cứ tiếp tục tiếp tục kéo dài.

Đặc điểm # 2: Thụ động: Họ nói rằng suy nghĩ quá nhiều giúp họ giải quyết vấn đề nhưng thay vào đó, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trầm tư không mấy hiệu quả trong phương thức ấy. Thêm nữa, ngay cả khi có họ có được một giải pháp hữu hiệu thì thật khó thuyết phục họ có động lực thực hiện ngay, ngay cả khi tỉ lệ thành công cho giải pháp đó rất cao đi chăng nữa.

Đặc điểm # 3: Nghĩ cho quá khứ, không cho tương lai:  Đây là cách thức mà sự trầm tư khác biệt với sự lo lắng. Sự trầm tư tập trung nhiều hơn vào quá khứ: “Giá như tôi chỉ làm từng này”, hoặc “Làm sao tôi lại có thể trở nên ngu ngốc như vậy?”. Còn lo lắng thì lại khác hơn , họ lo lắng về tương lai: Nếu điều đó xảy ra thì sao? “Hoặc” Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ có khả năng xử lý vấn đề này. “

4 cách để có thể thoát khỏi sự suy nghĩ quá nhiều

Phương pháp # 1: Hãy biết buông bỏ. Mọi người thường hay làm những điều ngu ngốc rồi sau họ lại rất cảm thấy  hối hận. Vì vậy hãy chấm dứt điều này bằng cách lấy một hơi dài rồi thở ra “Ok, dù gì chuyện đó cũng đã xảy ra rồi.” Và rồi tiếp tục tiến lên phía trước. Có thể bạn cho rằng lời khuyên này sáo rỗng, nhưng thay vì tập trung vào những gì có thể lẽ ra phải được, tập trung vào những gì có thể làm được. Và sau đó thử làm đi làm lại nhiều lần …

Phương pháp # 2: Tự làm bản thân mình mất chút tập trung: Năm 1993, tiến sĩ Susan Nolen-Hoeksema, người có kiến thức chuyên sâu nghiên cứu về trầm tư, bà giải thích rằng khoảng cách liên quan đến sự trầm cảm trong giới tính không phải do đặc điểm sinh học, vai trò giới tính hay thuyết Freudian mà là sự trầm tư.

Hãy tưởng tượng ngữ cảnh : sự trầm cảm ảnh hưởng đến cả giới tính cùng một cách thức. Tỉ lệ mắc chứng trầm cảm ở cả nam giới và phụ nữ cao gấp 4 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, tỉ lệ khả năng bị trầm cảm một người phụ nữ trong suốt cuộc đời mình cao hơn khoảng 70% so với nam giới. Một lý do khá hợp lý khi nữ giới nhiều khả năng trở thành người trầm tư hơn – họ dễ mắc kẹt vào tâm trạng tồi tệ và hay nhắc đi nhắc lại những gì đã xảy ra, tại sao và như thế nào.

Ngược lại, đàn ông nói chung có xu hướng có khả năng tự vượt qua được khó khăn này, dù cho một vài trong nhiều phương thức để vượt qua chẳng mấy hiệu quả. Khi phải đối mặt với vấn đề, họ thường làm cái gì đó để tạm quên đi thứ cảm xúc tiêu cực này nhằm thay đổi tâm trạng kia của họ. Chẳng hạn họ có thể xem phim, lái xe dạo bên ngoài hay đơn giản chỉ thực hiện một cú đấm vào bất kỳ nơi nào đó.

Tất nhiên, đây là khái quát chung – cũng có thể là nhiều người nam hay trầm tư và cũng có nhiều phụ nữ không hề có thói quen này. Nhưng tóm lại,  phụ nữ đã bị trầm tư thì họ lại khiến cho tâm trạng của mình trở nên tồi tệ hơn, trong khi đó nam giới lại có cách để  tự mình mình xao nhãng và tìm ra cách để cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Vậy làm thế nào để có thể học và vận dụng hiệu quả sự xao nhãng này? Thật sự mà nói thì nó không có cái gì gọi là to lớn hay phức tạp đến nỗi khó học cả – bạn không cần phải đi du lịch xả stress nghỉ ngơi hoặc mua sắm thật nhiều đồ đạc để khiến bản thân xao nhãng đâu. Hãy bắt đầu bằng các biện pháp đơn giản hơn, kể cả chúng rất nhỏ và dường như vô nghĩa. Ví dụ, thay vì cứ suy nghĩ vấn đề đó thì hãy nhìn đâu đó thoáng qua thôi, hoặc tưởng tượng những đám mây hình thành trên bầu trời như thế nào, xem bộ phim hài hước cũng sẽ đem lại hiệu quả và ít nhất bạn cũng sẽ tạm quên vấn đề đang gặp phải.

Phương pháp # 3 :Hạn chế khoảng thời gian và không gian trầm tư. Có một câu chuyện cổ tích của Nhật kể lại  rằng loại cá chép Nhật Bản, tức cá Koi, sẽ phát triển kích cỡ tỷ lệ thuận với không gian người ta nuôi nó. Nếu người ta nuôi cá Koi trong một hồ cá nhỏ, nó chỉ phát triển kích thước về chiều dài chỉ vài cen-ti-mét. Tuy nhiên, khi được nuôi trong một cái hồ lớn, nó sẽ phát triển đến kích thước cực kỳ to lớn với cái miệng há rộng và đôi mắt rất to. Suy nghĩ quá nhiều cũng vậy. Càng dành thời gian suy nghĩ thì bạn càng mắc kẹt với vấn đề đó đến mức khó thoát ra nổi.

Vì vậy, hãy tự xao nhãng bản thân mình đôi chút để đôi chân thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Hãy tỏ ra bận rộn với những hoạt động mà bạn cảm thấy vô cùng ý nghĩa với chính mình. Hãy suy nghĩ hai lần trước khi từ chối một lời mời của ai đó. Hãy thường xuyên đi ra ngoài. Tự dăng ký cho mình một khóa học mà bấy lâu bạn muốn tham gia. Tất nhiên, bạn cũng không nên để bản thân mình trở nên kiệt sức và vẫn nhường một khoảng không gian nho nhỏ vừa phải để trầm tư và sự trầm tư của bạn luôn được giữ trong phạm vi cho phép như con cái Koi trong truyền thuyết Nhật Bản vậy.

Phương pháp #4 :  Hãy cố gắng làm điều gì đó có mức hơi khó khăn một chút thôi, như cách bạn chọn chế độ Hard Mode trong game ấy . Nỗ lực hoàn thành một công việc, dù cách xử lý hơi khó nhằn nhưng vẫn đang còn trong khả năng của mình nhằm xây dựng để hướng tới sự thành thục hoặc niềm tin vào khả năng của chính bạn để hoàn thành công việc.

Thiếu sự thành thục, đi theo kèm là sự thiếu tự tin, những nhân tố mang lại con đường đi đúng đắn, thường là rào cản lớn cho người hay trầm tư, nhưng dường như mãi mãi chỉ là ý tưởng cho đến khi họ không chịu thực hiện. Một người trầm tư có thể thực sự muốn chuyển đổi công việc, muốn buông bỏ đi mối hận thù cũ hay rời khỏi nhà bố mẹ, nhưng không có gì đảm bảo rằng các mong muốn đó sẽ xảy ra.

Vì vậy, họ thường có chút khởi đầu hơi trầy trật để có thể thực hiện đi những đi đầu tiên, ví dụ như tìm một khóa học lấy chứng chỉ hay lập một kế hay đi chơi xa vài ngày. Sự chủ động thành thục trái ngược hoàn toàn với sự thụ động, nhưng chỉ cần làm đúng điều này thì có thể chuyển hóa sự trầm tư kéo dài thành những hành động đầy tự tin.

Theo bloghuongnoi.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,223 lượt xem