Huongg Lien@Gia Vị
2 năm trước
[Tâm Lý] 5 Cách Để Đối Phó Khi Bị Ức Hiếp Bởi Chính Người Thân Trong Đình
“ Khi không thể thay đổi được điều gì, tốt nhất hãy tự thay đổi chính mình.” ~Viktor Frankl
Những kẻ bắt nạt đang tồn tại ở khắp mọi nơi. Nhưng một trong những hình thức bắt nạt được coi là nguy hiểm và dễ dàng huỷ hoại con người nhất đó chính là phải chịu sự bắt nạt của gia đình, bởi vì nó thường được thực hiện dưới danh nghĩa của tình yêu thương.
Là một người từng phải chịu đựng những sự bắt nạt trong chính gia đình của mình nhiều tới mức không thể đếm xuể, tôi đã đúc kết được một điều là hầu hết những vụ bắt nạt này xảy ra không phải vì tôi hay vì những lỗi lầm của tôi – mà là những người đó coi tôi là chỗ để trút đi những áp lực.
Những kẻ hay bắt nạt trong gia đình thường hay giả vờ ( hoặc nghĩ rằng họ có thể ) giúp đỡ tôi bằng những lời chỉ trích. Nhưng phần lớn những người nói ra những lời chỉ trích người khác thường là để thoả mãn lòng mình hơn là giúp đỡ người khác.
Trong gia đình tôi, bố mẹ thường đem tôi ra làm chỗ để cho họ trút bỏ đi những cảm xúc, áp lực. Nhưng sau nhiều năm để ý hơn đến những chuyện này, cuối cùng tôi cũng đã nhận ra nếu bố mẹ tôi càng cố gắng không đối mặt với những cảm xúc, áp lực của họ mà cứ đem những cảm xúc của tôi ra mà chỉ trích thì họ sẽ càng hạ thấp tôi mà thôi.
Tôi cũng đã học được nhiều cách để hạn chế những tác động tiêu cực khi sống trong gia đình với nhiều biến cố, tranh chấp , và tôi muốn chia sẻ những cách này với bạn.
Nguồn: Halodoc
1. Lên kế hoạch trả lời câu hỏi trước
Nếu bạn biết những câu nói nào có thể khích bạn, hãy chuẩn bị trước những câu trả lời có thể giúp bạn giữ vững lòng tự trọng của mình.
Ví dụ, nếu có ai đó cứ luôn miệng nói về cách dạy con của bạn, thì bạn hãy đáp lại: “ Tôi nuôi dạy con cái theo cách riêng của tôi, xin lỗi nếu bạn không thích kiểu đó, nhưng tôi vẫn sẽ làm vậy ”
Hãy nói cảm nhận của “ Tôi ” thay vì nói “ Bạn ”, có nghĩa là “ Tôi nghĩ ” hoặc “ Tôi cảm thấy ” chứ không phải “ Bạn luôn luôn ” hay “ Bạn không nên ”. Sử dụng thông điệp tôi “ Tôi ” để tập trung đến những gì bạn muốn truyền đạt và sẽ ít xảy ra tranh cãi hơn.
Hãy tập luyện những câu trả lời như vậy khi ở một mình để khi gặp những lời chỉ trích đó sẽ nói ra một cách tự nhiên hơn. Khi bạn đang ở trong một tình huống khá căng thẳng, thật khó để có thể nói một điều mà trước đây mình chưa nói bao giờ vì vậy nếu cứ luyện tập trả lời những câu hỏi chỉ trích nhiều lần thì việc bảo vệ bản thân sẽ trở thành một thói quen tích cực.
2. Hãy đứng lên chống lại những trường hợp bắt nạt mà không tỏ thái độ thù ghét
Có một chiến thuật khá hay để giảm sát thương của lời nói chỉ trích đó là hãy giữ vững lập trường, nhìn thẳng vào mắt người đang nói, giữ y động tác đó một lúc rồi nói “ Xin lỗi? ”.
Chỉ với cụm từ này thôi thì bạn đã có thể cho người đó biết rằng họ đang có lời nói xúc phạm hay bạn đang coi thường họ và bạn sẽ không chấp nhận lắng nghe những lời nói đó nữa. Nhưng cái hay của cụm từ này là nó không mang ý nghĩa thù ghét gì cả, không phải đổ thêm dầu vào lửa hay làm họ tức giận hơn.
Tất nhiên là bạn phải giữ vững lập trường của mình, duy trì giao tiếp bằng mắt thật tốt, và hãy nói thật rõ ràng. Đôi khi câu nói này sẽ khiến người đang chỉ trích bạn phải ngẫm lại lắng nghe những gì họ đang nói.
Nguồn: Google
3. Hãy tách mình ra khỏi những tình huống đó
Nếu bạn cảm thấy đang bị hút vào những gì người đó đang nói , hãy đi đến chỗ nào đó riêng tư và nghỉ ngơi một lát. Tôi thường đi đến phòng tắm và hét lên trong im lặng, lắc lắc cái đầu và tay điều này giúp tôi giải toả căng thẳng đấy. Và nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần phải nghe những lời nói đó.
Có thể lúc đầu bạn sẽ quên mất mình phải tránh xa những lời nói chỉ trích và cứ đứng im chịu trận, nhưng qua vài lần tập bước ra khỏi những tình huống đó sẽ nhắc nhở bản thân bạn phải nhận thức về những tình huống bất thường này.
Còn nếu như bạn cảm thấy mình cần phải tránh xa hoàn toàn những thứ này, thì nên nhớ bạn đủ mạnh mẽ để làm những điều này. Mọi người có thể khó chịu, la hét hay đe doạ bạn, nhưng bạn không có trách nhiệm phải quan tâm đến cảm xúc của họ - bạn không cần phải xoa dịu hay giải quyết vấn đề của họ và quan trọng hơn là bạn không được phớt lờ nhu cầu của bản thân để làm họ hài lòng.
Và tất nhiên họ sẽ tìm cách kiểm soát bạn một lần nữa, nhưng bạn chỉ cần tập trung vào nhu cầu của bản thân và làm theo chúng, thì sự tôn trọng của mọi người dành cho bạn sẽ lớn hơn.
4. Vạch ra ranh giới
Vạch ra giới hạn của bản thân trước sẽ giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn. Hãy thông báo với mọi người trước là bạn chỉ có thể ở chơi hai tiếng trong tiệc gia đình này thôi, hay thay vì cứ nấu món giăm bông liên tục trong 10 năm liền thì năm nay sẽ đổi món salad.
Bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần để nghe những phản ứng dữ dội “ Không! Con không được thay đổi! Con phải nghe lời người lớn! ” Nhưng mỗi lần bạn bình tĩnh thì bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy để ý đến những mong muốn và nhu cầu của bản thân vì chúng rất quan trọng hơn những thứ khác.
Nguồn : dribbble
5. Khi bước đi, hãy bỏ lại tất cả sau lưng
Khi bạn vừa thoát khỏi tình huống khó chịu, thay vì cứ suy nghĩ về nó thì hãy đặt mục tiêu tìm cách khiến bản thân mình dễ chịu hơn trong những lần tới.
Điều gì cần phải thay đổi? Phải trả lời như thế nào để khiến mình mình tập trung và vững chắc hơn trong những tình huống như thế này? Có thể vạch ra những giới hạn nào vào lần gặp mặt tiếp theo?
Cứ suy nghĩ về những gì người ta nói và cái cảm giác tồi tệ đó trong nhiều ngày là thói quen cực kì tiêu cực, cứ làm như vậy thì những cảm xúc tệ hại đó cứ luẩn quẩn xung quanh mình mà thôi. Thay vào đó, hãy tự nhắc bản thân rằng những chuyện đó đã kết thúc, và để nó trở thành một kí ức mờ nhạt thay vì cứ liên tục kéo nó vào trong suy nghĩ của bạn
Những người thường xuyên bị người khác chỉ trích cũng có xu hướng tự chỉ trích chính mình. Hãy yêu thương và tử tế với chính bản thân mình. Bất kể người khác nghĩ gì hay nói gì thì tất cả chúng ta đều đang làm tốt hơn những gì chúng ta nghĩ.
Tác giả: Katherine Mayfield
----------------------------
Dịch giả: Liên Hương
Biên tập: Huyền Nguyễn
Link bài gốc: 5 Ways to Cope with Family Bullies
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
494 lượt xem