Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm Lý] 6 Sắc Thái Phổ Biến Và Ý Nghĩa Thực Sự Của Chúng

6 Common Emotions & What They Really Mean

Bạn có thể kể tên được bao nhiêu sắc thái? Cứ nói đi, tôi vẫn đang chờ đây… Chà, mặc dù bạn có thể kể tên được 6 sắc thái cơ bản nhưng thực ra có khá nhiều sắc thái khác cũng có tên gọi riêng của chúng. Theo các nhà nghiên cứu là Alan S. Cowen và Dacher Keltner từ một nghiên cứu về sắc thái năm 2017, họ đã xác định “27 dạng trải nghiệm cảm xúc được báo cáo”. Nó nhiều hơn 6 sắc thái thông thường mà bạn có thể biết, ngạc nhiên, hạnh phúc, buồn bã, tức giận, sợ hãi và ghê tởm. Nhưng nó tốt ở những điều cơ bản. Những sắc thái này thực sự có nghĩa gì? Và một số phản ứng phổ biến và hiếm gặp mà chúng ta có thể gặp phải khi trải nghiệm chúng là gì? Chà, sau đây là 6 sắc thái phổ biến và ý nghĩa thực sự của chúng.

How many emotions can you name? Go ahead, I’m waiting… Well, while you may be able to name the basic six emotions, there are actually quite a few that are named. According to researchers Alan S. Cowen and Dacher Keltner from a 2017 study on emotions, they identified “27 varieties of reported emotional experience.” That’s way more than the common six emotions you may know, surprise, happiness, sadness, anger, fear, and disgust. But it’s nice to the basics. What do these emotions really mean? And what are some of the common and uncommon reactions we may have from experiencing them? Well, here are six common emotions and what they really mean.

1. Sự ngạc nhiên

1. Surprise


Ngạc nhiên là một trong số những cảm xúc mà chúng ta thường trải qua trong thời gian ngắn. Được tạo ra bởi điều gì đó mà chúng ta cảm thấy bất ngờ, cảm giác này thường khiến chúng ta hoảng hốt nếu nó không mong muốn và có thể mang lại niềm vui nếu nó được tạo ra bởi một điều gì đó tích cực không ngờ đến. Bạn biết cảm giác đó mà. Chúng ta thường sẽ nhận được một sự bùng nổ của adrenalin (adrenalin) khi chúng ta giật mình, điều này kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn, chuẩn bị cho chúng ta adrenaline để hành động. Bạn sẽ thường thấy bản thân nhướng mày hoặc trợn mắt, há hốc mồm nếu thực sự ngạc nhiên. Sắc thái này cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Theo VeryWellMind, “Nghiên cứu  đã [...] phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng bị thuyết phục bởi những lý luận bất ngờ và học hỏi từ những thông tin đáng ngạc nhiên”. Và rằng “người ta có xu hướng để ý nhiều hơn vào những sự kiện bất ngờ”. Thật dễ hiểu khi bữa tiệc sinh nhật bất ngờ của bạn đáng nhớ hơn lần bạn đặt pizza với chú rùa cưng Larry của mình. À, đã từng là Larry với những điều bất ngờ…

Surprise is one of those emotions we often experience briefly. Brought on by something we find unexpected, this feeling often startles us if unpleasant and can bring us joy if it’s brought on something positively unexpected. You know the feeling. We’ll often get a burst of adrenaline when startled, this sets in the fight or flight response, preparing us with the adrenaline to take action. You’ll often find yourself raising your eyebrows, or being left with wide-eyes, jaw dropped if you’re really surprised. This emotion can affect your memory as well. According to VeryWellMind, “Research has […] found that people tend to be more swayed by surprising arguments and learn more from surprising information.” And that: “people tend to disproportionately notice surprising events”. Makes sense how that surprise birthday party of yours was more memorable than the time you just ordered pizza with your pet turtle Larry. Ah, good ol Larry with the surprises… 

2. Niềm hạnh phúc

2. Happiness


Hạnh phúc. Ai mà không thấy hạnh phúc khi nghĩ về một kỉ niệm đáng nhớ hay một trải nghiệm thú vị? Hạnh phúc có thể được tạo ra theo nhiều hình thức khác nhau.  Mọi người đều mong muốn được hạnh phúc, và có vẻ như như chúng ta không thể có đủ nó. Một nghiên cứu đã được công bố năm 2015 trên tạp chí PLOS ONE, đã giám sát cảm xúc của các đối tượng thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh. 

Quy mô của cuộc thử nghiệm khổng lồ một cách bất thường khi có tận 11,000 đối tượng tham gia. Theo như cuộc thử nghiệm, họ phát hiện ra rằng "90% thời gian những người tham gia trải qua ít nhất một cảm xúc. Cảm xúc  thường xuyên nhất là niềm vui, kế đến là tình yêu và sự lo lắng. Mọi người trải nghiệm những cảm xúc tích cực thường xuyên hơn 2.5 lần so với những cảm xúc tiêu cực, nhưng cũng trải qua những cảm xúc tích cực và tiêu cực đồng thời tương đối thường xuyên.”

 Niềm vui được tính là hạnh phúc phải không? Chà, niềm vui mạnh hơn một chút nhưng… tôi nghĩ nó vẫn được tính. Rất nhiều người nghĩ rằng việc đạt được những thứ xa xỉ nhất định hoặc có những điều cụ thể mà họ mong muốn trong cuộc sống sau cùng sẽ khiến họ hạnh phúc mãi mãi. Tuy nhiên, điều đó phức tạp hơn một chút. Hạnh phúc và sức khỏe được nhiều người coi là có sự liên kết với nhau.

 Một nghiên cứu đã được công bố năm 2015 trên tạp chí Social Science & Medicine, tiết lộ rằng “hạnh phúc nói chung có liên quan đến việc sống lâu hơn ở người Mỹ trưởng thành. Thật vậy, so với những người rất hạnh phúc, nguy cơ tử vong trong thời gian theo dõi cao hơn 6% (95% CI 1.01-1.11) đối với những người khá hạnh phúc và cao hơn 14% (95% CI 1.06-1.22) đối với những người không hạnh phúc, không tính đến tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế xã hội, phân chia điều tra dân số và tham dự tôn giáo.” Một ý tưởng hay là hãy bắt đầu đào sâu vào đam mê của mình thường xuyên hơn, dành thời gian với những người khiến ta hạnh phúc và thực hiện các hoạt động khác mà chúng ta yêu thích.

Happiness. Who doesn’t get happy just thinking about a fond memory or fun experience? Happiness can be brought on in all sorts of ways. Everyone aims to be happy, and we can’t seem to get enough of it. One 2015 study published in the journal PLOS ONE, monitored subjects emotions through a smartphone app. The sample size was exceptionally large at over 11,000 subjects participating in the study. According to the study, they found that: “participants experienced at least one emotion 90% of the time. The most frequent emotion was joy, followed by love and anxiety. People experienced positive emotions 2.5 times more often than negative emotions, but also experienced positive and negative emotions simultaneously relatively frequently.” Joy counts as happiness, right? Well, joy is a bit stronger but… I think it counts. A lot of people think attaining certain luxuries or having specific things they desire in their lives will ultimately make them happy forever. But, it’s a little more complicated than that. Happiness and health are widely viewed as being connected. A 2015 study published in the journal Social Science & Medicine, revealed that: “overall happiness is related to longer lives among U.S. adults. Indeed, compared to very happy people, the risk of death over the follow-up period is 6% (95% CI 1.01–1.11) higher among individuals who are pretty happy and 14% (95% CI 1.06–1.22) higher among those who are not happy, net of marital status, socioeconomic status, census division, and religious attendance.” Good idea to start delving into our passions more often, spending time with those who make us happy, and doing other activities we love. 

3. Sự buồn bã 

3. Sadness


Nỗi buồn, tất cả chúng ta đều trải qua nó. Có rất nhiều cách mà chúng phản hồi lại với cảm giác này. Chúng ta có thể khóc, đột nhiên im lặng, cô lập hoặc cảm thấy thờ ơ khi trải qua cảm giác này. Nếu chúng ta thường xuyên chịu đựng nỗi buồn trong một khoảng thời gian dài, điều này có thể dẫn đến trầm cảm. 

Khi điều này xảy ra, cách tốt nhất là liên hệ và nhận sự giúp đỡ bằng cách nói chuyện với một người thân yêu hoặc một tư vấn viên đáng tin cậy. Nỗi buồn có thể biểu thị một số phản ứng và cơ chế đối phó thú vị. Một số có thể chuyển sang tự ý dùng thuốc như rượu hoặc các loại ma túy khác, trong khi những người khác có thể ngẫm nghĩ trong một khoảng thời gian dài về những lo nghĩ  hoặc những kịch bản gây lo lắng. Tốt nhất là tập trung tâm trí của bạn vào những hoạt động có thể biến nỗi buồn của bạn thành trạng thái hài lòng hơn nếu không hạnh phúc. Tại sao ư? Bởi vì những cơ chế đối phó tiêu cực đã được đề cập thường dẫn đến thời gian trải qua nỗi buồn kéo dài hơn. Vì vậy, khi bạn không cảm thấy hạnh phúc như trước nữa, hãy gọi điện cho bạn bè, ôm lấy một con thú bông êm ái hoặc xem một bộ phim yêu thích để tạo ra những phản ứng có thể khiến bạn hạnh phúc.

Sadness, we all experience it. There are many ways we respond to this feeling. We may cry, suddenly be quiet, isolate, or feel lethargic when experiencing this feeling. If we often experience long-periods of sadness, this can lead to depression. When this happens, it’s best to reach out and get the help you need by talking to a trusted loved one or counselor. Sadness can present some interesting responses and coping mechanisms. Some may turn to self-medication such as alcohol or other drugs, while others may ruminate for long periods of time on their worries or anxious scenarios. It’s best to engage your mind with an activity that may turn your sadness into a more content state if not happiness. Why? Because these negative coping mechanisms mentioned often lead to longer periods of experiencing sadness. So when you’re not feeling as happy as before, call a friend, grab a snuggly plush, or watch a favorite film to create a response that may make you feel happy.

4. Sự tức giận

4. Anger


Cảm xúc này thường xuất hiện như là một phản ứng trước một mối đe dọa. Chúng ta có thể cau mày hoặc lên giọng khi tức giận. Chúng ta đều từng trải qua cảm giác thất vọng và thù địch đối với một người hoặc một hành động mà chúng ta không thích. 

Sự tức giận đôi khi có thể mang lại một số phản ứng sinh lý như khi mặt chúng ta đỏ bừng trong một cuộc tranh cãi nảy lửa hoặc khi chúng ta đổ mồ hôi khi đang trong một cuộc xung đột gay gắt. Sự tức giận có thể giúp chúng ta nhận ra khi nào một tình huống hay một mối quan hệ không lành mạnh và chúng ta cần phải thoát khỏi, vì vậy nó hoàn toàn không nên bị bỏ qua trong một số điều kiện cụ thể. Sự tức giận quá mức có thể dẫn đến việc gây hấn hoặc sự lộng hành nếu không được kiểm soát. Nếu bạn đang có vấn đề trong việc kiểm soát cơn giận của bản thân, thì tốt nhất bạn nên tìm gặp một ai đó có thể giúp đỡ bạn như tư vấn viên hoặc nhà trị liệu. Họ có thể dạy bạn những công cụ và những phương pháp bạn cần để kiểm soát cơn giận của mình. 

Theo VeryWellMind, cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng về thể chất liên quan đến sự tức giận, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch vành, v.v. Họ cũng lưu ý rằng: “sự tức giận có liên quan đến những hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe như lái xe hung hãn, uống rượu và hút thuốc”. Học hỏi những phương pháp đúng đắn để đối phó với cơn tức giận có thể giúp bạn quản lý bất kì sự tức giận thái quá nào bạn có thể trải qua. Tìm kiếm sự giúp đỡ là bước đi tuyệt vời đầu tiên để lấy lại cảm giác vui vẻ. Vâng, một cảm giác mạnh hơn một chút so với hạnh phúc.

This emotion can often come out as a reaction to a threat. We may frown or raise our voice when we’re angry. We’ve all experienced those feelings of frustration and hostility towards a person or activity we dislike. Anger can sometimes bring about some physiological responses like when our face turns red in a heated argument or when we sweat when we’re in an aggravating conflict. Anger can help us recognize when a situation or relationship is unhealthy and we need to get out, so it’s not to be dismissed altogether in certain conditions. Excessive anger can lead to aggression or abuse if not controlled. If you’re having trouble controlling your anger it’s a good idea to visit someone who can help like a counselor or therapist. They can teach you the tools and methods you need to manage your anger. There are also some serious physical side effects linked to anger as well such as diabetes, coronary heart disease and more according to VeryWellMind. They also note that: “anger has been linked to behaviors that pose health risks such as aggressive driving, alcohol consumption, and smoking.” Learning the right methods to respond to anger for you may help you manage any excessive anger you may be experiencing. Reaching out for help is a great first step towards getting back to that feeling of joy. Yes, a slightly stronger feeling than happiness. 

5. Sự sợ hãi

5. Fear


Bạn có còn nhớ phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn không? Chúng ta thường phản ứng trước xung đột bằng cách đánh nhau hoặc bỏ chạy ư? Đúng vậy, nỗi sợ hãi đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng này. Sợ hãi là một phản ứng bình thường trước nguy hiểm hoặc mối đe dọa gần kề. Khi đối mặt với nguy hiểm, bạn thường phản ứng do cảm giác sợ hãi, điều mà bắt đầu phản ứng chiến đấu và chạy trốn. Nhịp tim của bạn sẽ tăng và cơ bắp của bạn sẽ trở nên căng cứng. Có thể có cảm giác thời gian trôi chậm lại.

 Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Baylor ở Houston đã cho các tình nguyện viên rơi từ độ cao lớn xuống những tấm lưới có thể ngăn cản cú ngã của họ. Các tình nguyện viên ước tính rằng thời gian họ rơi kéo dài hơn một phần ba so những tình nguyện khác mà họ đã quan sát cùng thời điểm rơi xuống chung với họ.

 Các nhà khoa học giải thích cảm giác thời gian trôi chậm lại là cú lừa của tâm trí mỗi người. Vùng não gọi là amygdala trở nên linh hoạt hơn bình thường khi chúng ta sợ hãi. Điều đó có nghĩa là có nhiều bộ nhớ khác được tạo ra hơn so với những bộ nhớ mà các vùng khác của não thường tạo ra cho chúng ta. À vậy là thời gian không thực sự chậm lại? Chắc chắn là tôi có cảm giác như thế mỗi khi tôi sợ hãi hoặc phấn khích.

Remember the fight or flight response? We often either react to a conflict by fighting or fleeing? Yeah fear has a great part to play in this response. Fear is a normal response to danger or a close threat. In the face of danger, you’ll often react due to a feeling of fear, which starts that fight or flight response. Your heart rate will increase and your muscles will become tense. Time may feel like it’s slowing down. A study from researchers at Baylor College of Medicine in Houston had volunteer subjects dropped from a great height into nets that would break their fall. Subjects estimated that their fall time lasted a third longer than the subjects they watched fall. Scientists explain this feeling of time slowing down as a trick on one’s memory. The area of our brain called the amygdala becomes more active than normal when we’re scared. Which means there’s more sets of memories being created than the ones the other areas of our brain usually have made out for us. Ah, so time doesn’t really slow down? Sure does feel like it when I’m afraid or excited.

6. Ghê tởm

6. Disgust


Ghê tởm. Bạn có thể đã từng nếm phải một món ăn bốc mùi, hoặc giẫm lên một thứ gì đó không mấy dễ chịu khi dắt chó đi dạo ở công viên. Mũi của chúng ta nhăn lại và chạy khỏi đó ngay lập tức khi chán ghét một điều gì đó. Chúng ta cũng có thể có một số phản ứng vật lý như là bị trớ hay thậm chí là nôn mửa. Mọi người cúng có thể cảm thấy điều mà một số người gọi là “sự ghê tởm về mặt đạo đức” khi họ bày tỏ người khác đang làm một điều gì đó vô đạo đức hoặc hành động chống lại giá trị cốt lõi của họ. 

Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng những phản ứng đơn giản hơn của chúng ta trước sự ghê tởm có liên quan trực tiếp đến bệnh tật từ khi còn nhỏ. Một bài báo năm 2009 đăng trên Bản tin Tâm lý đã đưa ra giả thuyết rằng: “sự ghê tởm được gợi lên bởi những đối tượng/con người có những đặc điểm đã có nền bệnh tật. Sự ghê tởm đơn giản đó trực tiếp liên quan đến bệnh tật, được hình thành trong thời thơ ấu và có khả năng lây nhiễm cho người/đối tượng khác.” Nghiên cứu này cũng tìm hiểu về các hình thái phức tạp hơn của “sự ghê tởm”. 

Bài báo trên tạp chí cho rằng: “những cảm giác ghê tởm phức tạp, xuất hiện sau này trong quá trình phát triển, có thể được điều hòa bởi một số cảm xúc. Trong những trường hợp này, việc vi phạm các chuẩn mực xã hội có thể phục vụ chức năng phòng tránh bệnh tật, đáng chú ý là liên quan đến thực phẩm và tình dục, đóng vai trò như những lời nhắc nhở về những yếu tố đơn giản gây ra ghê tởm và từ đó tạo ra sự ghê tởm và thúc đẩy sự tuân thủ những vi phạm này. Uầy, tất cả cuộc nói chuyện về sự ghê tởm này khiến tôi cảm thấy… ừm, hơi ghê tởm một chút.

Disgust. You’ve likely tasted a foul food, or stepped in something not-too-pleasant while taking your dog for a walk at the park. Our nose wrinkles and we head for the hills when we’re disgusted from certain things. We may also have some physical reactions such as gagging or even puking. People may also feel what some call ‘moral disgust’ when they exhibit others doing something immoral or acting against their core values. But researchers believe our more simple responses to disgust are related directly to disease from a young age. A 2009 journal article published in the Psychological Bulletin suggests that: “disgust is evoked by objects/people that possess particular types of prepared features that connote disease. Such simple disgusts are directly disease related, are acquired during childhood, and are able to contaminate other objects/people.” The study also looks to more complicated forms of ‘disgust’. The journal article suggests that: “the complex disgusts, which emerge later in development, may be mediated by several emotions. In these cases, violations of societal norms that may subserve a disease-avoidance function, notably relating to food and sex, act as reminders of simple disgust elicitors and thus generate disgust and motivate compliance.” Whoa, all this talk of disgust makes me feel… well, a bit disgusted.

Vậy, những sắc thái nào bạn cảm thấy thường xuyên nhất? Bạn hi vọng sẽ có cảm xúc nào nhiều hơn? Vui vẻ? Hay Hạnh phúc? Chúng không giống nhau sao? Không? Có? Không hẳn? Được rồi, tôi biết rồi. Này, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đấy.

So, which of these emotions do you feel most often? Which do you hope to feel more of? Joy? Or Happiness? Aren’t they the same thing?? No? Yeah? Not really? Yeah, I know. Hey, they’re closely related though.

Chúng tôi hy vọng bạn thích bài viết này và học được điều gì đó mới mẻ! Cảm ơn vì đã đọc!

We hope you enjoyed this article and learned something new! Thanks for reading!

Viết bởi  Michal Mitchell

Written by Michal Mitchell

Nguồn tham khảo của tác giả:

References:

Tác giả: Michal Mitchell

-------------------

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Hải Triều

Biên tập: Frias Middle

Nguồn ảnh: Pinterest

Link bài gốc: 6 Common Emotions & What They Really Mean

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

120 lượt xem

lh-fulllh-x