Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm lý] 8 Cách Để Ngừng Cảm Giác Trống Rỗng

Gần đây bạn có cảm thấy trống rỗng không? Bạn có thể cảm thấy cô đơn, không cảm giác hoặc thậm chí vô vọng. Những người trải qua cảm giác này thường miêu tả nó như bị tách riêng hoặc không kết nối được với tâm trí và cảm xúc bên trong. Cảm giác trống rỗng này ảnh hưởng rõ ràng tới con người trong đại dịch - khi giãn cách xã hội và tự cách ly tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần. Kiểu “chết” bên trong này ngăn cản khả năng nhận thức cảm xúc và khiếm họ cảm thấy như họ không thể kiểm soát được suy nghĩ hoặc hành động của mình. Cảm xúc tê liệt, dù bạn tin hay không, thực sự bắt nguồn từ ba phản ứng căng thẳng đã tiến hóa của cơ thể chúng ta: chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng.

Khi bạn trải qua bất kỳ sự kiện nào trong cuộc sống gây khó khăn về mặt tinh thần hoặc thể chất, cơ chế sinh tồn của cơ thể được kích hoạt và khiến tinh thần của bạn chuyển sang chế độ “đóng băng”. Điều này ngăn chặn nỗi đau từ việc ảnh hưởng tiêu cực tới bạn hơn nữa. Cảm giác trống rỗng cũng có thể là cảm giác không hài lòng chung chung hoặc thiếu sự thỏa mãn dẫn đến mất khả năng trải nghiệm những cảm xúc tích cực. Dù nó có thể giúp bạn thoải mái trốn tránh một thời gian nhưng kiểu suy giảm cá nhân hóa có thể gây hại cho trí óc qua thời gian. Vì vậy, với mục tiêu vượt qua sự trống rỗng, dưới đây là 8 cách ngừng cảm giác trống rỗng bên trong.

  1. Thừa nhận và chấp nhận cảm xúc

Đầu tiên, để chấm dứt cảm giác trống trải kéo dài, không thể giải thích được, chúng ta cần thừa nhận và chấp nhận nó. Bạn không thể kiểm soát được mọi tình huống nhưng bạn có thể kiểm soát được thái độ và cách bạn đối phó với nó. Bạn đang cảm thấy cô đơn? Như thể bạn đang chỉ quan sát cuộc sống của mình trôi đi? Bạn cảm thấy mất kết nối và tê liệt một cách kỳ lạ? Hãy cho phép bản thân cảm nhận như vậy (ngay cả khi vấn đề là bạn không thể cảm nhận). Hoàn toàn ổn nếu dành thêm thời gian để giải quyết những cảm xúc nặng nề. Bạn có thể có xu hướng “chôn vùi” nỗi đau và phớt lờ hoặc tránh đối mặt với nó nhưng bạn cần chuẩn bị về mặt tinh thần để thực sự giải quyết những cảm xúc của mình và có những bước chữa lành cảm xúc đầu tiên. Bạn thậm chí không có cách nào giải thích cảm xúc của mình - cảm xúc của bạn vẫn còn đó dù thế nào đi nữa.

  1. Bỏ qua sự xấu hổ và tội lỗi

Trong quá trình suy ngẫm và cố gắng hiểu cảm giác trống rỗng này, bạn có thể cảm thấy xấu hổ. Trong khi phải vật lộn với cảm giác tê liệt, cô đơn và suy nhược nội tâm, có khả năng bạn đã chất chứa trong lòng vì tự phê bình và cảm xúc tội lỗi với việc không thể điều hướng cảm xúc mãnh liệt của chính mình. 

Nhà tâm lý trị liệu, tác giả Imo Lo, nói trong bài báo của cô với Psychology Today rằng “Điều quan trọng cần nhớ là cảm giác tê liệt bắt nguồn từ nỗi đau và sự nhạy cảm, nó là nỗ lực tuyệt vọng để tồn tại. Xấu hổ hoặc tự trừng phạt bản thân vì trở nên như vậy từ đầu sẽ chỉ củng cố việc phá hủy.” Mặc dù bạn đầu nó có thể rất thử thách nhưng bạn cần loại bỏ việc tự trách bản thân để có thể tiến lên. Bạn không muốn rủi ro vì có thêm gánh nặng, điều kéo bạn lại trong quá trình phục hồi.

  1. Xác định nguyên nhân

Người ta nói giữ bạn bè ở gần và kẻ thù ở gần hơn. Sự trống trải giống như kẻ thù bên trong, còn cách nào để đánh bại nó tốt hơn việc hiểu nó đến từ đâu? Bây giờ, bạn đã thừa nhận sự trống rỗng bạn đang trải qua, đã đến lúc tìm gốc rễ vấn đề. Chính xác điều gì đang khiến bạn phiền muộn? Có thể bạn cảm thấy mệt mỏi vì kiệt sức sau thời gian làm thêm giờ. Có thể bạn cảm thấy cô đơn vì đã lâu bạn không tương tác với bạn bè hoặc gia đình. Hoặc có thể bạn vừa trải qua một sự kiện khó khăn gần đây trong cuộc sống. Dù lý do là gì, việc xác định được nó sẽ giúp bạn đạt được những bước tiến lớn vì bạn sẽ biết và hiểu được nguyên nhân thực sự dẫn đến sự trống rỗng của mình.

  1. Chú ý và trân trọng những gì bạn có

Khi bạn cảm thấy trống rỗng hoặc tuyệt vọng, bạn có thể dễ dàng bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy dành một chút thời gian để dừng lại, suy ngẫm và nhìn lại những may mắn của bản thân. Bạn cảm thấy biết ơn vì điều gì? Điều gì khiến bạn muốn thức dậy mỗi ngày? Điều gì giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn? Có thể bạn biết ơn vì có gia đình luôn ủng hộ mình hoặc một ngôi nhà để về. Có thể bạn biết ơn vì thú cưng luôn ở cạnh bạn. Hoặc đó có thể là cơ thể đang giữ cho bạn sống và hoạt động. Dù nó có thể nhỏ bé hay tầm thường tới đâu, hãy ghi chú lại - viết ra giấy hoặc đánh máy. Nhìn bằng mắt danh sách tất cả những điều bạn biết ơn cũng như mọi điều, mọi người bạn quan tâm và quý trọng thực sự có thể giúp bạn có được góc nhìn tích cực hơn và củng cố tâm trí để chiến đấu lại với cảm xúc tồi tệ.

  1. Tạo và giữ thói quen lành mạnh

Tái tập trung vào bản thân có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho phép bạn cơ hội trở lại đúng hướng một lần nữa. Không sao nếu bạn không có động lực để làm như vậy nhưng đây là lúc kỷ luật và ý chí mạnh mẽ xuất hiện. Tạo một thói quen thực tế, cân bằng mà bạn có thể đạt được mỗi ngày. Một vài thói quen quan trọng bạn nên cho vào thói quen gồm những hoạt động thể chất, nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và chế độ ăn uống bổ dưỡng. Đừng quên dành thời gian để làm những việc thú vị nữa! Bạn có thể sắp xếp công việc với sự trợ giúp của sổ lên kế hoạch, danh sách những việc cần làm hoặc thậm chí là lời nhắc/báo thức trên điện thoại. Những điều nhỏ bé có thể tạo nên sự khác biệt lớn và bạn sẽ có cảm giác đạt thành tựu khi có thể kiểm tra lại được mọi thứ bạn đã hoàn thành trong ngày. Cũng nên nhớ rằng bạn vẫn sẽ có những ngày không năng suất nhưng kiên trì với việc trở lại năng suất mới là điều quan trọng. Khi bạn đặt cho bản thân những mục tiêu để thức dậy mỗi ngày, bạn sẽ có thể có được cảm giác bình thường.

  1. Thực hành chánh niệm

Thực hành chánh niệm là khi bạn ở trạng thái hiện tại hoàn toàn và ý thức được mình đang sống ở thời điểm này. Chúng ta đều có những tưởng tượng khi hình dung cái niệm trừu tượng này. Bạn có thể mường tượng một thiền sinh trước thác nước hoặc một nhà sư đứng trên núi - nhưng bạn không cần làm hay bất kỳ điều gì như vậy để thực hành chánh niệm. Vậy chính xác chánh niệm là gì? Để có chánh niệm, bạn cần phải chú ý lắng nghe và quan sát kĩ những suy nghĩ của mình. Nhưng bạn bắt buộc phải suy ngẫm lại và không phán xét. Nó sẽ hơi khó khăn khi bắt đầu vì tâm trí bị quá tải nhưng thực hành một chút mỗi ngày sẽ giúp bạn đi được trên con đường dài. Viện Seleni nhấn mạnh rằng chánh niệm có lợi ích đặc biệt như thế nào, nói rằng “chánh niệm nhắc chúng ta chú tâm khi suy nghĩ của chúng ta trôi về quá khứ hay lạc tới tương lai và khi chúng ta hối hận, mơ mộng hay lo lắng nhiều hơn tập trung vào những việc ngay trước chúng ta.” Chánh niệm có thể giúp bạn có được sự minh mẫn, thoải mái và tĩnh lặng hơn trong suy nghĩ. Học tập, thực hành và áp dụng chánh niệm vào cuộc sống hằng ngày sẽ thực sự là sức mạnh phi thường giúp bạn vượt qua những sóng gió bất ngờ của cuộc sống.

  1. Học điều mới

Suy giảm cá nhân cùng với nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác trở nên tồi tệ hơn khi não ít bị kích thích và không hoạt động. Rất nhiều nghiên cứu thần kinh khác nhau đã chỉ ra rằng học những kỹ năng mới có thể cải thiện đáng kể năng lực và sự nhanh nhạy của não bộ. Nó giúp bạn phục hồi tâm trí trong khi mang lại cho bạn cơ hội tìm ra cách thức hiệu quả truyền nguồn năng lượng đã được tích lũy của bạn (hoặc lấy lại sự thiếu hụt). Bạn có thể thử học một ngôn ngữ mới, chơi một loại nhạc cụ, nấu bữa ăn ngon với công thức mới, tập yoga, luyện chữ viết hoặc bất kỳ hoạt động hữu ích nào - không có một giới hạn nào cả! Khi bạn không có động lực để bước ra khỏi giường để làm những việc này, hãy nhớ rằng việc không năng suất và ngồi xuống trong sự trống rỗng quá lâu có thể càng gây hại cho sức khỏe tinh thần. Hãy cho bản thân một cơ hội để thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình.

  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Khi bạn không thể hoàn toàn tự giải quyết những vấn đề theo cách bạn mong muốn, tìm sự giúp đỡ từ ai đó hỗ trợ bạn trong quá trình phục hồi là ý tưởng tuyệt vời. Các cuộc nội chiến đôi khi cần sự giúp đỡ từ bên ngoài và điều đó hoàn toàn ổn! Tìm tới một thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc thậm chí một chuyên gia đáng tin cậy và quan tâm tới bạn. Có ai đó để trò chuyện thực sự có thể giúp bạn có góc nhìn mới về những chuyện bạn đang trải qua và cách vượt qua chúng. Và nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi được giúp đỡ, chỉ cần biết rằng bạn là một người mạnh mẽ vì đã quyết định làm như vậy ngay từ đầu. Có thể rất thách thức khi mở lời trong khi đang phải trải qua cảm xúc tê liệt, đặc biệt khi thực tế bạn đang có khoảng thời gian khó khăn để là chính mình. Sự trống rỗng đã tạo nên lá chắn xung quanh những điều gây rắc rối cho bạn và đây là cơ hội để bạn phá vỡ lá chắn đó và đối đầu với vấn đề của mình. Tạo những mối quan hệ có ý nghĩa và nhờ giúp đỡ có thể mang lại cho bạn nền tảng vững chắc cho sự chuyển đổi thực sự bên trong.

Cuối cùng, đây là một lời nhắc rằng hành trình tự hồi sinh của bạn sẽ không hoàn thành chỉ sau một đêm. Kiên nhẫn và liên tục là chìa khóa để phục hồi lại. Hãy nhớ rằng mỗi bước đi có chủ đích để thoát khỏi sự trống rỗng này là một bước đi đúng hướng. Nó có thể cần nhiều lần thử để tìm ra cách nào phù hợp với bạn nhưng nỗ lực sẽ luôn xứng đáng. Đến cuối ngày, điều quan trọng để xem xét là sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo.


Tham khảo:

  1. Burns, M. (2020, November 26). Why You’re Feeling Empty and How to Fill the Void. Lifehack. Retrieved February 20, 2021, from https://www.lifehack.org/582113/feel-empty-why-all-feel-empty-sometimes

  2. G., S. (2020, January 8). A Blueprint to Healing From Depersonalization. NAMI- National Alliance on Mental Health Illness. Retrieved February 20, 2021, from https://www.nami.org/Blogs/NAMI-Blog/January-2020/A-Blueprint-to-Healing-From-Depersonalization

  3. Gilbertson, T., MA, LPC. (2014, November 12). ‘I Feel Empty’: How to Overcome Feelings of Emptiness. Good Therapy. Retrieved February 20, 2021, from https://www.goodtherapy.org/blog/i-feel-empty-how-to-overcome-feelings-of-emptiness-1112145

  4. Lo, I. (2018, October 31). Depersonalisation: Why Do I Feel Empty and Numb? Psychology Today. Retrieved February 20, 2021, from https://www.psychologytoday.com/us/blog/living-emotional-intensity/201810/depersonalisation-why-do-i-feel-empty-and-numb

  5. Nuamburg, C. (n.d.). 6 Simple Steps to Being More Mindful. Seleni. Retrieved February 20, 2021, from https://www.seleni.org/advice-support/2018/3/21/6-simple-steps-to-being-more-mindful

  6. Ten Things You Can Do for Your Mental Health. (n.d.). University Health Service- University of Michigan. Retrieved February 20, 2021, from https://uhs.umich.edu/tenthings


-----------------------------------------------

Nguồn: 8 Ways To Stop Feeling Empty Inside

Dịch giả: Huyền Nguyễn

Biên tập: Xanh Lam

Minh họa: freepik.com, google.com

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

604 lượt xem

lh-fulllh-x