Nguyễn Thị Thùy Dương (E)@Gia Vị
3 năm trước
[Tâm lý] Bạn Đang Đấu Tranh Với Nỗi Lo Âu Sau Khi Chia Tay? Hãy Thử Nghiệm Những Kỹ Năng Đối Phó Hữu Ích Này
Dù mối quan hệ của bạn kéo dài hai tháng hay hai năm, cảm giác căng thẳng đến từ sự kết thúc của mối quan hệ ấy có thể cực kỳ khắc nghiệt và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Điều hướng cách đối phó với những xáo trộn về mặt cảm xúc có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Cho dù đó là sự căng thẳng về cái kết thật sự hay về những gì xảy ra tiếp theo, cảm giác đó có hiệu lực và bạn nên dành thời gian để xử lý và chữa lành nó.
Việc trải qua kết thúc của một mối quan hệ và sự lo lắng cũng như đau khổ kèm theo sau khi chia tay là hoàn toàn bình thường, và điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn với bản thân trong quá trình phục hồi. Bạn đang đau lòng trước một người mà bạn yêu thương và yêu thương bạn, vì vậy hãy dịu dàng với chính mình. Điều quan trọng cần phải ghi nhớ là bạn sẽ dần dần ổn trở lại theo thời gian. Những cảm giác lo lắng xung quanh cuộc chia tay sẽ không tồn tại mãi mãi.
Sự kết thúc của một mối quan hệ
Khi bạn đang cố tìm cách đối phó với một cuộc chia tay, bạn có thể thấy mình đặt những câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cảm thấy như thế này mãi mãi?” hoặc "Tôi có nên quay lại với người yêu cũ không?"
Những kiểu suy nghĩ như thế là hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, mặc dù việc tìm cách ngay lập tức giải tỏa khỏi những suy nghĩ và cảm xúc buồn phiền cũng là điều bình thường, đây là thời điểm thích hợp để tự xem xét nội tâm cũng như phản ánh bản thân và cũng là cơ hội để chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Mối quan hệ kết thúc để lại cho bạn một khởi đầu mới và thời gian sau khi chia tay có thể là một không gian để bạn suy ngẫm mặc dù nó có thể gây ra sự lo lắng.
"Tôi nên làm gì sau khi chia tay?"
Thay vì ngay lập tức liên lạc với người yêu cũ, hãy lùi một bước và sống thật với chính mình. Một khi đã vượt qua cảm giác bị từ chối, bạn sẽ nhớ rằng tồn tại một lý do nào đó khiến bạn chia tay. Chắc chắn rằng có những điều bạn yêu thích về mối quan hệ này, nhưng nó kết thúc là có nguyên nhân.
Và, đó không phải thất bại mà là một cuộc chia tay. Mọi người luôn trải qua những cuộc chia tay. Chúng ta có thể hiểu được sự thật đó không có nghĩa là việc vượt qua những cuộc chia tay dễ dàng, bạn có thể cảm thấy lo lắng sau khi chia tay, nhưng điều này là bình thường và bạn sẽ tìm thấy cơ chế đối phó để giải quyết những suy nghĩ và cảm xúc lo lắng. Chia tay ai đó không đồng nghĩa với việc sức khỏe tinh thần của bạn sẽ không bao giờ hồi phục.
Có một nguyên nhân nào đó khiến mối quan hệ này không suôn sẻ và bạn sẽ học được từ kinh nghiệm ấy. Có thể bây giờ bạn không biết nguyên nhân là gì, và điều đó cũng vẫn bình thường. Bạn không cần phải biết, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách chấp nhận bản thân. Dù bạn có suy nghĩ gì sau khi chia tay thì đây cũng là thời điểm để nhắc nhở bản thân về việc bạn là ai ngoài một mối quan hệ.
Bây giờ bạn đang trong quá trình phục hồi và có cơ hội to lớn để phát triển bản thân, và quá trình này bắt đầu từ việc xem xét nội tâm. Khi nỗi sợ hãi “điều gì sẽ xảy ra nếu” bắt đầu lớn dần, hãy dành ra một giây để đưa bản thân trở lại thời điểm hiện tại và tránh xa những suy nghĩ về cuộc chia tay. Tập trung vào ngày hôm nay. Bạn có thể làm gì trong hôm nay để giúp ích cho cuộc sống của mình? Dành thời gian để thực hành chánh niệm có thể thực sự hữu ích trong việc sống ở hiện tại và giảm thiểu căng thẳng.
Mọi người thường đặt ra những câu hỏi như sau về việc kết thúc một mối quan hệ:
Lo lắng sau khi chia tay có phải là một điều bình thường?
Cảm giác lo lắng sau khi chia tay là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng sau khi kết thúc một mối quan hệ, những lời khuyên hữu ích bao gồm dành thời gian ở một mình để liên hệ lại với bản thân và thực hành chánh niệm. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc quản lý những suy nghĩ tràn ngập sự lo âu của mình hoặc nếu bạn đang cân nhắc việc lạm dụng chất kích thích, có thể đã đến lúc bạn nên xem xét liệu pháp điều trị. Một chuyên gia sức khỏe tinh thần có trình độ có thể giúp bạn giải quyết nỗi lo âu của mình một cách an toàn trong một môi trường an toàn.
· Nỗi âu lo kéo dài bao lâu sau khi chia tay?
· Trái tim tan vỡ có thể khiến bạn lo lắng không?
· Liệu sự lo lắng trước việc chia tay có biến mất?
· 5 giai đoạn của một cuộc chia tay là gì?
· Chia tay có thể gây ra PTSD không?
· Làm thế nào để bạn biết được liệu một chàng trai có bị tổn thương sau khi chia tay?
Cảm giác lo lắng sau khi chia tay là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu người mà bạn quan sát tiếp tục cảm thấy lo âu, lo lắng về xã hội hoặc thể hiện sự thiếu lòng tự trọng trong một thời gian dài sau khi chia tay, đây có thể là những dấu hiệu đáng lo ngại. Tệ hơn nữa, nếu bạn thấy người này lạm dụng chất kích thích thì đã đến lúc bạn nên can thiệp và giúp họ liên hệ với các dịch vụ sức khỏe tinh thần.
· Làm thế nào để bạn quên đi một người yêu cũ mà bạn vẫn yêu?
· Tại sao tôi mất quá nhiều thời gian để quên đi người yêu cũ?
· Làm thế nào để tôi tĩnh tâm sau khi chia tay?
Thời gian để tự suy ngẫm
Mặc dù điều đó có thể hấp dẫn, việc quay trở lại thế giới hẹn hò và các mối quan hệ không phải lúc nào cũng là ý tưởng tốt nhất. Ngay sau một mối quan hệ, cảm giác không thoải mái khi ở một mình là điều bình thường, đặc biệt là nếu bạn đã có một mối quan hệ lâu dài. Đó là nơi cảm giác lo lắng sau khi chia tay bắt đầu nảy sinh.
Tuy nhiên, hãy dành thời gian đó trong quá trình phục hồi để tái tạo lại bản thân - điều đó sẽ giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng.
Bạn là ai ngoài một mối quan hệ?
Câu nói, “nhìn nhận một việc sau khi xảy ra thì dễ hơn là dự đoán tương lai” thường đúng. Dành thời gian để suy ngẫm về mối quan hệ sau khi nó kết thúc là một cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về bản thân bạn (và điều gì có ý nghĩa đối với bạn trong các mối quan hệ tương lai). Đây là thời điểm quan trọng để nhìn lại những điều bạn đã yêu thích trước khi mối quan hệ của bạn kết thúc và chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn thật tốt.
Bạn có thể quay lại phòng tập thể dục để giảm mức độ căng thẳng của mình hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ. Bạn có thể dành thời gian trau dồi sở thích và ở bên những người bạn thân. Đây có thể là thời điểm để bắt đầu một khóa học hoặc lớp học, viết một cuốn sách hoặc mở một blog. Đắm mình vào một điều gì đó khác ngoài việc đắm chìm trong mối quan hệ trong quá khứ sẽ giúp bạn nhìn thấy tương lai mà không có sự can dự của người yêu cũ.
Tìm kiếm sự cân bằng
Một người bạn tốt có thể cố gắng gây áp lực buộc bạn phải ra ngoài vui chơi và “quên” đi người yêu cũ. Hãy cẩn thận với điều này.
Bạn có thể đi chơi với bạn bè và tận hưởng điều đó, nhưng sự lo lắng sau khi chia tay có thể khiến bạn rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương. Bạn có thể đưa ra những quyết định có tác động lâu dài đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của mình. Nhiều người đã đưa ra những quyết định sai lầm sau khi chia tay như một cách để trốn tránh cảm xúc của họ hoặc bước tiếp trước khi họ sẵn sàng cho điều đó.
Một vài quyết định trong số những quyết định này bao gồm việc tìm đến người mới để quên đi người cũ hoặc lạm dụng chất kích thích. Những quyết định này không chữa lành và cũng không khắc phục được vấn đề. Trên thực tế, chúng chỉ làm trầm trọng thêm nỗi đau về mặt tinh thần vì bạn đang trốn tránh nó và thậm chí có thể gây tổn hại đến sức khỏe về mặt thể chất của bạn.
Mặc dù bạn nên dành thời gian để vui chơi và tận hưởng bản thân, nhưng hãy thận trọng với những hoạt động bạn lựa chọn. Và đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi để suy ngẫm và tập trung vào việc cải thiện bản thân.
Những suy nghĩ chân thật sau khi trái tim tan vỡ
Sau khi chia tay, ý tưởng quay lại với người yêu cũ có thể đem lại sự thoải mái. Nhưng điều này có thể phản tác dụng đối với nỗ lực đi tiếp của bạn.
Hãy nhớ rằng những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bạn đã bỏ lỡ đã đưa bạn tới đây.
Rất khó để tiến về phía trước khi bạn đang bám víu vào quá khứ. Điều quan trọng là cần nhớ rằng mối quan hệ kết thúc là có lý do và việc quay lại không có khả năng dẫn đến kết thúc có hậu như bạn mong muốn.
Việc bám víu vào quá khứ và suy đoán về tương lai mà không thừa nhận những gì đang xảy ra có thể gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Nếu bạn gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần mãn tính như rối loạn lo âu, thì sự căng thẳng do chấn thương tâm lý khi kết thúc một mối quan hệ có thể khiến bạn cảm thấy quá tải hoặc suy nhược. Điều tốt nhất bạn nên làm vào lúc này là nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên gia để giải quyết những lo lắng về sức khỏe tinh thần để ngăn ngừa những căng thẳng gây sang chấn và chứng rối loạn lo âu.
Điều quan trọng cần phải ghi nhớ là ngay cả khi trước đây bạn không được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần mãn tính thì việc bạn cảm thấy không thoải mái sau khi chia tay vẫn có thể xảy ra và có hiệu lực. Nhiều người không quen thuộc với giai đoạn sau khi chia tay, đó là khoảng thời gian bình thường người ta hay cảm thấy lo lắng. Liên hệ để nhận được sự hỗ trợ từ nhà trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn là một cách tuyệt vời để tìm ra cơ chế đối phó nhằm giải quyết sự lo âu đi kèm với việc chia tay.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quay lại với nhau sau khi chia tay?"
Điều quan trọng cần lưu ý - là bạn có thể đoàn tụ với người yêu cũ của mình. Nhưng để điều này có lợi cho sức khỏe, cả hai bạn cần có một khoảng thời gian riêng tư để suy ngẫm và khám phá những gì đã xảy ra cũng như những gì bạn mong muốn trở nên khác đi khi quay lại với nhau.
Điều này đặc biệt đúng khi bạn hoặc người ấy của bạn đang trải qua các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo lắng hoặc lạm dụng chất kích thích.
"Có giải pháp nào không?"
Có nhiều dịch vụ sức khỏe tinh thần khác nhau để điều trị chứng đau buồn hoặc lo lắng sau khi chia tay. Điều này có thể bao gồm liệu pháp cũng như các nhóm hỗ trợ. Những nhóm này sẽ cho phép bạn tìm kiếm những người trải nghiệm sự lo lắng tương tự sau khi chia tay hoặc có thể liên quan đến câu chuyện của bạn.
Bạn cũng có thể cân nhắc dành thời gian ở một mình. Điều này cho phép bạn khám phá chính mình ngoài một mối quan hệ và tìm cách tiến về phía trước sau khi chia tay.
Một nhà trị liệu cũng có thể làm việc với bạn trong quá trình tập trung vào bản thân sau khi chia tay để rèn luyện cho bạn các kỹ thuật đối phó với bất kỳ sự lo lắng nào có thể xuất hiện.
Nhận ra những gì bạn đã có
Khi bắt đầu chia tay, chúng ta thường khó nhìn xa hơn hiện tại (điều mà có thể trông ảm đạm) do sự mất mát và đau lòng quá lớn. Bởi vậy, tầm nhìn hạn chế của bạn có thể chỉ cho phép bạn nhìn thấy sự tiêu cực của tình huống bạn đang phải đối mặt.
Thay vì tập trung vào mối quan hệ đã kết thúc hoặc lo lắng sau khi chia tay, hãy chuyển hướng năng lượng của bạn sang việc trân trọng những gì bạn có.
Bạn có thể biết ơn vì một điều bé nhỏ nào đó. Đó có thể là biết ơn một người bạn tốt, hoặc đánh giá cao những giá trị bạn đem đến cho người khác. Việc tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho những người mắc chứng lo âu xã hội hoặc những người đang phải giải quyết sự căng thẳng do chấn thương tâm lý có thể hữu ích.
Biết ơn những gì bạn có
Tạo lập một danh sách bao gồm những điều bạn biết ơn. Viết ra một danh sách biết ơn đã được chứng minh là giúp tăng cường thể chất và trạng thái sức khỏe tinh thần của bạn. Nó sẽ cho phép bạn dời tâm trí khỏi mối quan hệ đã kết thúc hoặc bất kỳ cảm giác âu lo nào và nhắc nhở bạn rằng bạn là ai.
Một danh sách biết ơn không nhất thiết phải bao gồm rất nhiều điều bất thường hoặc độc đáo. Một vài điều trong số những điều tốt nhất để cảm thấy biết ơn có thể ở ngay trước mắt bạn, những điều hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể cảm thấy biết ơn khi được trải nghiệm các sự kiện như một ngày nắng ấm, ngủ dậy muộn hơn bình thường một tiếng đồng hồ hoặc thưởng thức một chiếc bánh quy sô cô la thơm ngon. Dành thời gian cho bản thân sẽ giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bạn theo thời gian.
Kỹ năng đối phó
Bạn phải duy trì một quan điểm cân bằng về mối quan hệ của mình để ngăn chặn sự gia tăng mức độ trầm trọng (hoặc phát triển) của sự căng thẳng do chấn thương tâm lý có thể đến từ chứng rối loạn lo âu. Thật dễ dàng để ghi nhớ tất cả những khoảng thời gian vui vẻ và lo lắng rằng bạn sẽ không bao giờ có được điều đó nữa. Những người trải qua chứng rối loạn lo âu thường chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của việc chia tay. Tuy nhiên, trong mọi mối quan hệ, đều tồn tại những khoảng thời gian tươi đẹp và khoảng thời gian tồi tệ.
Khi nhìn lại, đặc biệt là lúc trải qua cảm giác lo âu hậu chia tay, chúng ta có xu hướng nhìn mọi thứ thuận lợi (với lăng kính màu hồng) hơn là tình huống thực tế. Duy trì trạng thái này lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Chúng ta phải học cách chấp nhận những khoảng thời gian tươi đẹp như những kỷ niệm, không phải là dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ quay lại với nhau.
Tha thứ cho người yêu cũ của bạn
Bạn không cần phải coi người yêu cũ là một người tồi tệ để có thể quên đi họ, bạn chỉ cần cho phép bản thân nhớ lại những gì đã xảy ra về mối quan hệ, những điều đã khiến nó kết thúc. Khoảng thời gian hậu chia tay là thời gian để bạn chữa lành, khắc phục cảm giác lo âu và suy ngẫm về bản thân sau khi chia tay.
Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tinh thần
Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tinh thần sau khi chia tay cũng rất quan trọng. Bạn có thể cảm thấy cô đơn trong khoảng thời gian này và trải nghiệm cảm giác hoài nghi bản thân. Tìm đến một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình, những người dễ thấu hiểu và đồng cảm. Đôi khi nói về cảm xúc của bạn với những người quan tâm đến bạn cũng như chỉ cần được bao quanh bởi những người thân yêu có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Nếu đây không phải lựa chọn của bạn hoặc bạn cần hỗ trợ thêm về mặt tinh thần, bạn luôn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia sức khỏe tinh thần.
Khi nào bạn nên nhận trợ giúp cho cảm giác âu lo của mình?
Đối với phần đông mọi người, thời gian chữa lành mọi vết thương. Mặc dù họ có thể cảm thấy quá tải hoặc trải nghiệm cảm giác lòng tự trọng bị xúc phạm sau khi chia tay, đến cuối cùng họ đã chữa lành vết thương về mặt tình cảm và có thể tiến về phía trước theo dòng chảy của cuộc sống.
Nhưng không phải ai cũng vậy. Đối với một số người, chia tay có thể là một sự kiện đau buồn, đặc biệt là nếu họ từng rất gần gũi với người yêu và đã ở bên người yêu trong một khoảng thời gian dài. Việc trải qua các triệu chứng lo âu nghiêm trọng hơn sau khi chia tay, chẳng hạn như các đợt căng thẳng là điều bình thường.
Nếu sự lo âu của bạn không giảm đi theo thời gian, bạn có thể đang mắc phải chứng rối loạn lo âu và nó đang trầm trọng thêm. Rối loạn lo âu là rối loạn điều chỉnh, điều đó đồng nghĩa với việc chúng có thể phát triển sau tất cả các loại sự kiện căng thẳng. Nếu bạn vẫn đang phải đối mặt với các triệu chứng lo âu ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng trong một vài tháng sau khi chia tay thì bạn có thể cần phải tìm cách điều trị.
Các triệu chứng này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
· Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc bồn chồn
· Cảm nhận được sự tuyệt vọng, hoảng sợ hoặc nguy hiểm dai dẳng
· Thở gấp
· Đổ mồ hôi
· Run sợ
· Mệt mỏi
· Các kiểu suy nghĩ tiêu cực
· Nhịp tim tăng nhanh
· Khó ngủ
· Khó tập trung
· Các đợt lo âu
· Các đợt tấn công của sự hoảng loạn
· Sự thiếu tự tin
Mặc dù trải nghiệm những triệu chứng này sau khi chia tay là điều bình thường, tuy nhiên nếu bạn vẫn gặp phải chúng một vài tháng sau đó thì bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp và điều trị. Sự lo lắng đủ gây đau đớn như một tình trạng sức khỏe tinh thần, nhưng âu lo mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải được điều trị để bạn có thể cảm thấy khỏe mạnh, vui vẻ và bình tĩnh trở lại. Một trong những cách bạn có thể nhận được sự giúp đỡ là nói chuyện với một nhà trị liệu trực tuyến, chẳng hạn như những chuyên gia tại BetterHelp.
Lạm dụng chất kích thích để đối phó với những cuộc chia tay
Một trong những cơ chế đối phó không lành mạnh nhưng phổ biến hơn cả để giải quyết nỗi lo âu đi kèm với những cuộc chia tay là lạm dụng chất kích thích. Điều này đặc biệt phổ biến đối với các sinh viên đại học, những người do xa nhà nên có thể thiếu đi hệ thống hỗ trợ về mặt xã hội họ đáng lẽ sẽ nhận được từ phía gia đình, hoặc một thành viên trong gia đình. Họ có thể cảm thấy lo lắng về xã hội vì ở một nơi xa lạ và xung quanh toàn những người mới.
Tuy nhiên, dù lạm dụng chất kích thích có thể tạm thời hạn chế tình trạng lo âu hậu chia tay, về lâu dài nó sẽ khiến những người lạm dụng cảm thấy tồi tệ hơn và thậm chí mắc phải chứng rối loạn lạm dụng chất kích thích cũng như các tình trạng sức khỏe khác.
Betterhelp có thể hỗ trợ bạn tốt hơn như thế nào
Có thể bạn đang kiệt sức vì rối loạn cảm xúc sau khi chia tay hoặc cuộc chia tay đang làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu hiện có.
Những ảnh hưởng của rối loạn lo âu vào thời điểm này có thể khó đối phó. Bạn gặp khó khăn khi ra ngoài gặp bạn bè. Bạn không muốn cởi bỏ bộ đồ ngủ của mình. Thật tàn nhẫn khi ra khỏi nhà và đi làm. “Lo lắng hậu chia tay” không phải là một tình trạng sức khỏe tinh thần được chính thức công nhận, nhưng chắc chắn nó cũng tương tự như vậy.
Nếu bạn đang sống chung với chứng rối loạn lo âu - hoặc đối mặt với những thách thức về sức khỏe tinh thần khác sau khi một mối quan hệ kết thúc - thì vẫn còn hy vọng. Các dịch vụ tư vấn trực tuyến và sức khỏe tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại BetterHelp quan tâm đến nỗi đau của bạn. Các nhà trị liệu được cấp phép có thể giúp bạn vượt qua sự bối rối và đau đớn khi đối mặt với một mối quan hệ đã kết thúc và sống chung với sự lo lắng. Họ muốn bạn chữa lành từ trải nghiệm này. Và bạn có thể làm được điều đó với sự giúp đỡ và lời khuyên mang tính chuyên môn và đầy đủ thông tin từ một bác sĩ trị liệu sức khỏe tinh thần, người hiểu được cảm giác khó khăn khi một mối quan hệ kết thúc.
Bạn có thể không nhìn thấy một tia hy vọng nào, nhưng cố vấn của bạn có thể. Hãy tin tưởng các chuyên gia sức khỏe tinh thần có tay nghề cao - họ ở đây để giúp bạn. Các nhà trị liệu được cấp phép và chứng nhận của BetterHelp có thể giúp bạn chuyển đổi và tìm cách cải thiện sức khỏe tinh thần và thiết lập lại bản thân sau khi chia tay.
Sarah Fader
Dịch giả: Thùy Dương
Biên tập: Hùng Phát
Nguồn ảnh: unsplash
Link bài gốc: https://www.betterhelp.com/advice/anxiety/coping-with-anxiety-after-a-breakup/
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
205 lượt xem