Vũ Lê Ngọc Trinh@Gia Vị
2 năm trước
[Tâm Lý] Bạn Ở Đâu Trong 4 Giai Đoạn Phát Triển Của Người Trưởng Thành?
Sigmund Freud đã lập ra một mô hình miêu tả quá trình phát triển của con người trong 5 giai đoạn, cùng từng đặc điểm và khó khăn riêng. Đây không chỉ là một cách hữu ích để nhìn nhận sự trưởng thành của chúng ta, mà ông còn tin rằng những người có thể bị mắc kẹt ở một số giai đoạn nhất định mà chính sự mắc kẹt đó sẽ là cái định hình nên con người họ khi trưởng thành. Một phiên bản hiện đại hơn là “Sự trưởng thành liên tục của Stephen Covey” - một mô hình gồm 4 giai đoạn mà tôi cảm thấy hữu ích nhất trong lúc trao đổi công việc với khách hàng. Dưới đây là những đặc điểm và khó khăn của từng giai đoạn; hãy xem thử bạn đang nằm ở giai đoạn nào:
Sigmund Freud developed a five-stage model of human development, each stage with its own characteristics and challenges. Not only was this a useful way of viewing our growth, but he believed that individuals could get stuck, "fixated," at certain stages, forever shaping them as adults. A more modern version is Stephen Covey's Maturity Continuum, a four-stage model that I have found most helpful in my work with clients. Here are the characteristics and challenges of each stage; see what resonates most with you:
Giai đoạn 1: Phụ thuộc
Nguồn ảnh: google.com
Một đứa trẻ 3 tháng tuổi không thể tự thay tã cho mình và một đứa trẻ 8 tuổi không thể tự lái xe đến sân tập bóng đá. Sự phụ thuộc là nơi nền tảng của các mối quan hệ được hình thành, nơi đứa trẻ hiểu được rằng liệu thế giới ngoài kia cũng như những người khác có an toàn, đáng tin cậy và có thể đáp ứng nhu cầu của chúng hay không.
A 3-month-old isn't capable of changing her own diaper and an 8-year-old cannot drive himself to soccer practice. Dependence is where the foundation of relationships is formed, where the child learns whether or not the world and others are safe, reliable, and able to provide for their needs.
Khó khăn: Với một số đứa trẻ, chúng cảm thấy như thế giới này không an toàn và những người nuôi nấng chúng cũng không đáng tin cậy hay không để tâm tới chúng. Để tồn tại trong thế giới này, nhiều đứa trẻ đã phải sớm học cách trở nên cảnh giác cao độ — luôn quan sát xung quanh và rất nhạy cảm với môi trường của chúng, để chúng có thể chắc chắn rằng mình được an toàn. Có những người đã sớm đi theo một con đường khác và phát triển khả năng độc lập bởi không ai có thể tin tưởng được; tức chỉ tôi và tôi, một quan điểm sẽ theo họ đi hết phần còn lại của cuộc đời mình.
Challenges: For some children, the world is not safe and caretakers are not reliable or caring. To survive in this world, many children learn early on to be hypervigilant—always looking around corners, highly sensitive to their environments, so they know they are safe. Others go a different route and develop an early hyper-independence where no one can be counted on; there's me and me, a stance that rules the rest of their lives.
Ở một trường hợp ngược lại là có những đứa trẻ, thay vì bị bỏ bê, có lẽ đã được chú ý quá nhiều - luôn được cưng chiều, luôn được bảo trợ, luôn là trung tâm của sự chú ý. Chúng chưa bao giờ phải đấu tranh cho quyền lợi của mình, và kết quả là chưa bao giờ khám phá ra khả năng của mình cũng như chưa phát triển được lòng can đảm để xây dựng sự tự tin bên trong. Khi trưởng thành, chúng sẽ có xu hướng vẫn còn phụ thuộc và hành động như thể mình có quyền thế — tức luôn mong đợi người khác thỏa mãn nhu cầu của họ, giải quyết vấn đề của họ, và cả điều hành cuộc sống của chính họ.
At the opposite pole are those children who, instead of being neglected, were maybe given too much attention—always babied, always bailed out, always the center of attention. They never had to struggle or fight their own battles, and as a result, never discovered what they were capable of nor developed the grit that builds self-confidence. As adults, they feel entitled or are still dependent—expecting others to make them feel better, solve their problems, run their lives.
Giai đoạn 2: Chống lại sự phụ thuộc
Stage 2: Counter-dependence
This is what is talked about in the “terrible twos,” where toddlers learn to say no and push back, but it comes to the fore in their teen years. It’s called counter-dependence because you are still dependent—most of us at 13 are unable to get our own apartment and job—but you're pushing back. You now bounce away from your parents and into your peer group. They become your new support. This is a step toward individuation and discovering through trial and error with your peers who you are apart from your parents.
Khó khăn: Một số thanh thiếu niên sẽ không từ chối sự phụ thuộc; họ có thể nhúng ngón chân vào vùng nước nổi loạn này nhưng không bao giờ thực sự bùng phát. Chúng là những đứa trẻ ngoan đã sớm học cách né tránh những cuộc xung đột cũng như quen với việc làm cho cha mẹ và người khác hạnh phúc. Vì chúng không có trải nghiệm về cảm giác khi đứng ra giữ vững lập trường của mình hoặc thử nghiệm cuộc sống này, và tính cách này cuối cùng có thể sẽ trở thành một vấn đề lớn của họ. Ở tuổi 32, họ có thể bắt đầu nảy sinh sự tức giận với cha mẹ vì những bất bình thời thơ ấu và cắt đứt liên lạc với họ, hoặc họ cũng có thể ly hôn hay ngoại tình ở tuổi trung niên. Nói tóm lại, những đứa trẻ như vậy sau này sẽ quay ngược lại thời điểm nổi loạn của thanh thiếu niên và khi ấy mới bắt đầu trải nghiệm những điều mà họ đã bỏ lỡ nhiều năm trước.
Challenges: Some teens don't push back; they may dip their toes in these rebellious waters but never really break out. They are the good kids who learned early on to fear conflict and strong emotions and make parents and others happy. Because they miss feeling the power that can come by standing their ground or experimenting with life, this trait can eventually catch up with them. At 32, they may find themselves angry at their parents for childhood grievances and cutting them off, or at midlife, getting divorced or having affairs. In short, doing the adolescent rebelling and experimenting that they missed years before.
Đối với sự phụ thuộc, trong trường hợp này, một số người lại bị mắc kẹt trong sự nổi loạn của họ. Nhận diện của họ không còn là chính họ nữa, mà lại là nhân cách không phải của họ. Họ có thể trở nên cực đoan và dễ sa vào các cơn nghiện hoặc những mối quan hệ mà họ không thể kiểm soát. Và thế là họ luôn đấu tranh, cảm thấy không được lắng nghe, cảm thấy cô đơn, cảm thấy tức giận - là tôi chống lại thế giới.
As with dependency, some get stuck, in this case, in their rebellion. Their identity becomes not who they are but who they are not. They can move to extremes and may be susceptible to addictions or relationships they can’t manage. And so they are always struggling, feeling unheard, feeling lonely, feeling angry. Me against the world.
Giai đoạn 3: Tự lập
Stage 3: Independence
Nguồn ảnh: google.com
Lý tưởng nhất là bạn cần có được hướng đi đúng đắn cho 2 giai đoạn đầu tiên này. Bạn bình tĩnh và không phải lúc nào cũng làm phiền cha mẹ mình. Bạn học đại học hoặc chuyển ra ngoài sống và bắt đầu sống cuộc đời của một người trưởng thành, tự chi trả các hóa đơn của mình, tự đưa ra các quyết định quan trọng, có cho mình những người bạn thân. Bạn trở thành con người của chính mình hơn, không chỉ đơn thuần là một phiên bản khác của những gì đã đến trước đó.
Ideally, you successfully navigate these first two stages. You calm down and are not always bucking your parents. You go to college or move out and begin to live a life as an adult, paying your own bills, making big decisions, having close friends. You become more your own person, not merely an un-version of what came before.
Dù vậy, giai đoạn này rất mong manh, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu. Bạn sợ phải quay trở lại sự phụ thuộc - là một đứa trẻ, và do đó, sự độc lập của bạn, ngay từ đầu, là một trong những khả năng tự cung tự cấp. Mặc dù bạn không còn nổi loạn như khi còn là một thiếu niên, nhưng bạn vẫn chống lại mọi sự giúp đỡ từ cha mẹ mình; bạn muốn mọi thứ được diễn ra theo cách của bạn và kiên quyết với những gì bạn muốn.
But this stage is fragile, particularly in its early years. You're afraid of sliding back into dependence, being the little kid, and so your independence is, at the start, one of self-sufficiency. While you don't explode like you did as a teen, you resist any help from your parents; you want things done your way and are adamant about what you want.
Khó khăn: Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể gặp một vài trở ngại. Không giống một đứa trẻ bị tổn thương, bạn tin tưởng người khác nhưng cảm giác về sự độc lập và về chính bản thân mình vẫn còn cứng nhắc; tức bạn giữ khư khư thái độ “tự mình làm được”. Bạn gặp khó khăn khi yêu cầu hoặc chấp nhận sự giúp đỡ vì bạn cho rằng điều đó đồng nghĩa với sự yếu đuối.
Challenges: Here, too, you can get stuck. Unlike the traumatized child, you trust others, but your everyday sense of independence and self remains rigid; you hold onto that I-can-do-it-myself attitude. You have a hard time asking for or accepting help because you associate it with weakness.
Giai đoạn 4: Phụ thuộc lẫn nhau
Nguồn ảnh: google.com
Bạn vượt ra khỏi giai đoạn tự cung tự cấp đó và chấp nhận rằng bạn không thể tự làm mọi thứ, rằng bạn có thể nhờ người khác giúp đỡ và làm như vậy không có nghĩa là bạn yếu đuối, không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Bạn biết mình có khả năng tự đứng vững và tin tưởng rằng những người khác cũng có thể là chỗ dựa của mình.
You move beyond that self-sufficient stage and accept that you can’t do everything on your own, that you can look to others for help, and that doing so doesn’t mean you're weak, doesn’t affect your self-esteem. You know you are capable of standing on your own and trust that others can be a support.
Khó khăn: Bạn mở lòng nhưng không cần phải vượt qua ranh giới: Bạn cho phép người khác giúp đỡ, nhưng bạn cũng cần phải là người nắm quyền kiểm soát cuộc sống của mình.
Challenges: You get close but don't quite round the corner: You allow others to help, but you need to be in control.
Tiếp tục tiến về phía trước
Moving forward
Liệu bạn có thể học cách tiếp tục nếu bạn bị mắc kẹt ở một giai đoạn nào đó không? Hoàn toàn được, và điều quan trọng là học những kỹ năng đó để tạo ra những trải nghiệm mà ở mỗi giai đoạn yêu cầu. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy mình không đáng tin cậy hoặc nhận ra mình đang quá lạm dụng quyền hoặc quá phụ thuộc, bạn có thể tiến hành từng bước nhỏ để hướng tới một mối quan hệ hoặc học cách điều hành cuộc sống của chính bạn thay vì trông chờ vào người khác sẽ làm điều đó cho bạn.
Can you learn to move forward if you're stuck at some stage? Yes, and the key is learning those skills to create the experiences that each stage requires. If, for example, you feel you are untrusting or realize you're too entitled or dependent, your challenge is to take baby steps toward leaning into a relationship or learning to run your own life rather than depending on others to do it for you.
Nếu bạn bị mắc kẹt trong giai đoạn chống lại sự phụ thuộc, bạn cần học cách thách thức cơn nổi loạn trong mình để có thể đi đến những con đường có thể giúp xây dựng nên con người bạn sau này. Quan trọng hơn, bạn muốn tự đưa ra quyết định và kế hoạch của mình mà không dựa trên phản ứng của bạn với những gì người khác muốn hoặc nói dựa trên những gì bạn muốn.
If you are stuck in counter-dependence, you need to learn to challenge your rebellious anger to constructive paths. More importantly, you want to practice making your decisions and plans based not on your reaction to what they want or say but on what you want.
Nếu bạn mắc kẹt trong sự độc lập tự túc, hãy thử buông bỏ sự kiểm soát, buông bỏ cảm giác rằng bạn phải làm tất cả. Nếu bạn là người hay tự chỉ trích bản thân, hãy biến việc đẩy lùi tiếng nói đó trở thành một thử thách để vượt qua và tiếp tục phát triển.
If you are stuck in self-sufficient independence, experiment with letting go of control, of feeling that you have to do it all. If you're self-critical, make pushing back against that voice a challenge to work on.
Bạn không cần phải ở lại mãi vị trí hiện tại. Bạn vẫn có thể học cách chữa lành vết thương từ quá khứ ngay tại đây, ngay bây giờ.
You don’t have to stay where you are. You can learn to heal your wounds from your past in your present.
Tác giả: Bob Taibbi
---------------
Dịch giả: Ngọc Trinh
Biên tập: Phương Linh
Link bài gốc: 4 Stages of Adult Development: Where Are You?
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
522 lượt xem