[Tâm Lý] Bao Nhiêu Cái Ôm Mỗi Ngày Là Đủ Để Hạnh Phúc
Ôm là cách thức thân mật và mãnh liệt để bày tỏ cảm xúc. Thông qua cái ôm mà chúng ta có thể truyền tải đến cho người khác niềm vui hay nỗi buồn, có thể nói cho một người rằng họ có thể tin ta vô điều kiện, hoặc là ta hiểu rõ trạng thái tinh thần của họ. Tất cả chẳng cần phải viện vào một từ ngữ nào.
Tuy nhiên, ôm không chỉ giúp chúng ta kết nối với người khác và bày tỏ cảm nhận của mình, mà nó còn tốt cho sức khỏe, cho trí não, và tất nhiên là cho cả việc cân bằng cảm xúc.
Cái ôm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Khi ai đó ôm chúng ta, sự liên kết đó sẽ kích hoạt cơ quan thụ cảm áp lực trên làn da, thứ được biết như là Pacini hồng cầu trong máu và trả lời chủ yếu đến các tác động. Các cơ quan này ngay lập tức gửi một chuỗi tín hiệu đến các nơ ron thần kinh giữa các dây còn lại, khử hoạt tính của khu vực não bộ làm nhiệm vụ xúc tác và khiến chúng ta căng thẳng.
Tại thời điểm đó chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn, bởi vì những nơron đó đã kết nối với các sợi thần kinh tác động đến các nơron não bộ, và đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hầu hết các chức năng chính của cơ thể, bao gồm cả huyết áp.
Do việc ôm liên quan đến kích thích các dây nơron phế vị, nên tốc độ nhịp tim đập và huyết áp tăng nhanh. Tốc độ hô hấp thì chậm lại khiến chúng ta hít thở sâu và đều hơn.
Thực chất, nơron phế vị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao cảm, giống như một loại phanh nơron được kích hoạt khi chúng ta quá áp lực hoặc quá hưng phấn. Vì vậy, kích hoạt các nơ ron phế vị thông qua cái ôm giúp chúng ta phục hồi khỏi những cơn căng thẳng, giải tỏa nỗi lo âu, giúp phát triển trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc.
Thông qua cơ chế này, “ôm” bắt đầu “hack” não bộ của chúng ta. Chúng kích thích sự sản sinh ra dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh được biết như là “hocmon khoái lạc”, bởi vì nó khơi gợi những cảm giác vui vẻ khi chúng ta hài lòng giúp làm vơi đi áp lực và nỗi lo âu.
Cái ôm còn được khẳng định như một chất xúc tác sản sinh ra oxytocin, hay còn gọi là “hoocmon tình yêu”, cho phép chúng ta kết nói cảm xúc với người khác và thúc đẩy chúng ta tin tưởng họ.
Tuyệt nhất là tác dụng của cái ôm đến ngay tức thời.
Một nghiên cứu đã được tiến hành tại Viện Nghiên Cứu Quốc tế và Viễn thông Nhật Bản tại Kyoto, đã để một nhóm người nói chuyện trong 15 phút với các cộng sự của họ, sau đó một số trong họ nhận được những cái ôm, số còn lại thì không.
Khi đánh giá về thông số tâm lý của họ, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, những người được ôm có sự giảm đi đáng kể nồng độ cortisol trong máu, và hoocmon gây quá tải áp lực lên cơ thể của họ.
Cái ôm cho chúng ta cái nhìn lạc quan về bản thân mình
Một cái ôm thân tình, hay một sự âu yếm nhẹ nhàng, trìu mến tác động lên khả năng tưởng tượng của bộ não, thậm chí cả người trưởng thành. Kiểu tương tác tâm lý như thế này còn cần thiết để phát triển và duy trì cảm giác đúng mực của cơ thể.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học College London, lời giải thích chỉ ra rằng kiểu tương tác hình thể đem đến những cảm giác thỏa mãn cho xúc giác, tạo ra một chuỗi các nhận cảm của cơ thể giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
Thực tế, sự âu yếm hay cái ôm không chỉ gửi hàng loạt tín hiệu nhận cảm đến não bộ khiến chúng ta nhận thức được cơ thể, mà còn ngụ ý rằng chúng ta xứng đáng được yêu thương. Và những cảm giác đó khiến chúng ta cảm thấy tuyệt vời hơn cả.
Thực tại, những nghiên cứu này còn cảnh báo về tình trạng thiếu hụt những cái ôm hay sự gần gũi có thể là một cái nòng súng - một tác nhân - cho việc đảo ngược hình tượng cơ thể như chứng biến ăn và cả chứng cuồng ăn.
Bao nhiêu cái ôm mỗi ngày là đủ để hạnh phúc
Chúng ta có thể sống mà không cần những cái ôm, nhưng cuộc sống sẽ héo mòn, từng ngày, từng ngày một. Do đó, nhà điều trị tâm lý người gốc Virginia Satir khẳng định rằng: “Cần tất thảy 4 cái ôm mỗi ngày để sống sót, 8 cái ôm để duy trì và 12 cái ôm để phát triển.” Theo bà, chúng ta cần 8 cái ôm mỗi ngày để cảm thấy hạnh phúc, nó tương tự như một liệu pháp điều trị bằng những cái ôm.
Thực tế chỉ ra rằng, trong một cuộc khảo sát tại trường Đại học California, nhà nghiên cứu đã kiểm tra tỉ mỉ bộ não của những người tham gia khi họ ở trong tình trạng sốc điện. Người cộng sự đồng hành cùng họ xuyên suốt quá trình kiểm tra, và trong một vài trường hợp, họ có thể nắm tay nhau.
Theo cách đó họ nhận ra rằng, khu vực não bộ giữ vai trò kiềm chế nỗi sợ đã được kích hoạt, giúp họ gồng gánh áp lực trong suốt quá quá trình. Những liên kết vật lý khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn, đồng thời làm giảm khả năng linh hoạt trong các trải nghiệm mang tính nguy hại, và giảm bớt sự mẫn đối với các cơn đau thể chất.
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi trường Đại học Carnegie Mellon tiết lộ rằng, việc ôm có thể cải thiện đáng kể tâm trạng và khiến chúng ta nhìn nhận mọi hướng theo cái nhìn tích cực hơn, thậm chí là trong những trường hợp tồi tệ nhất.
Các cuộc nghiên cứu này tập trung 404 người mỗi đêm trong vòng hai tuần để khảo sát về sự mâu thuẫn giữa các cá nhân trong cuộc sống, tìm hiểu tâm trạng và hỏi xem bao nhiêu cái ô họ nhân được trong một ngày.
93% cho biết họ chỉ nhận được ít nhất mỗi cái ôm mỗi ngày, và 69% nói rằng họ có ít nhất một cuộc mâu thuẫn với người khác trong suốt thời gian thí nghiệm.
Các nhà tâm lý học nhận thấy nhiều người cảm thấy tốt hơn bình thường vào những ngày họ nhận được cái ôm, và cảm thấy tệ hơn bình thường khi họ có xung đột. Tuy nhiên, nếu họ được ôm cùng ngày với họ có tranh cãi, họ cũng sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.
Thực tế, cái ôm mang tầm ảnh hưởng bảo hộ. Khi một người được ôm, họ có xu hướng ít xung đột hơn trong ngày tiếp theo, và tâm trạng xấu cho mọi vấn đề mỗi ngày chỉ còn là số ít.
Tất thảy sự phát hiện chỉ ra rằng việc ôm có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến não bộ, và giúp chúng ta đạt đến trạng thái thư giãn và hạnh phúc, trong khi vẫn để chúng ta hoà hợp với các tình trạng áp lực. Chất đệm của nó tác động lên các sự kiện căng thẳng còn tiết lộ rằng ôm là cần thiết để hạnh phúc.
Vậy nên nếu bạn không nhận được 8 cái ôm mỗi ngày, chắc chắn bạn cũng phải tận hưởng nó mỗi ngày. Phô bày khẩu hiệu: “Liệu pháp cái ôm là cần thiết”, hữu dụng cho bạn và cho cả người bạn ôm. Xét ra thì, nếu lần tới bạn thấy bạn bè hay gia đình đang lo lắng, căng thẳng, chỉ cần tới và ôm họ thôi. Đôi khi ngôn từ không thể hiện được hết vai trò của nó. Không thứ gì như sự kết nối thân thiết có thể khiến sự ràng buộc trở nên vững mạnh và cho bạn thấy sự ủng hộ hơn thế nữa.
-------------------------------------------------------------------------
Dịch giả: Uyên Lê
Biên tập: Thanh Ngô
Nguồn ảnh: Pinterest
Link bài gốc: https://psychology-spot.com/how-many-hugs-do-we-need-a-day/
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***FollowInstagramtamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
318 lượt xem