Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm Lý] Cách Để Trở Nên Yếu Lòng

How to Be Vulnerable

Tính dễ bị tổn thương là trạng thái bộc lộ cảm xúc đi kèm với mức độ không chắc chắn. Học cách để trở nên yếu lòng liên quan đến việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro về cảm xúc xuất phát từ việc cởi mở, sẵn lòng yêu và được yêu.

Vulnerability is a state of emotional exposure that comes with a degree of uncertainty. Learning how to be vulnerable involves a willingness to accept the emotional risk that comes from being open and willing to love and be loved.

Nỗi sợ bị tổn thương là một nỗi sợ rất phổ biến. Nhưng một khi bạn hiểu được thách thức của cảm xúc quan trọng này, bạn có thể hình thành sự đánh giá cao hơn về lý do tại sao việc yếu lòng lại đáng để bạn nỗ lực. Điều này giúp bạn thực hiện bước tiếp theo dễ dàng hơn: trở nên yếu lòng hơn trước những người mà bạn quan tâm nhất.

A fear of vulnerability is a very common fear. But once you understand this central emotional challenge, you can develop a greater appreciation for why vulnerability is worth the effort. This makes it easier to take the next step: becoming more vulnerable with the people you care about most.

Lưu Ý
At a Glance
Dễ yếu lòng cho phép chúng ta xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và được chấp nhận nhiều hơn, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Các ví dụ về tính yếu lòng bao gồm việc chia sẻ cảm xúc, nói về những sai lầm và thành thật về nhu cầu của bản thân. Nhận ra lý do tại sao bạn gặp khó khăn với điều này có thể giúp bạn học cách trở nên yếu lòng trước những người mà bạn tin tưởng trong cuộc sống.
Vulnerability allows us to foster deeper relationships and greater acceptance, but it isn't always easy. Examples of vulnerability include sharing your emotions, talking about your mistakes, and being honest about your needs. Recognizing why you might struggle with this can help you learn how to be vulnerable with trusted people in your life.

Tại Sao Yếu Lòng Lại Quan Trọng
Why Vulnerability Is Important
 
Giáo sư, Tác giả Brené Brown cho rằng yếu lòng là thước đo quan trọng của sự dũng cảm và nó cho phép những người quan trọng trong cuộc đời nhìn nhận và thấu hiểu về bản thân bạn. Brown cho biết thêm, yếu lòng là một cách để thúc đẩy tính chân thật, sự gắn bó và tình yêu.

Professor and author Brené Brown suggests that vulnerability is an important measure of courage and that it allows you to be seen and understood by the people who are important in your life. Brown adds that being vulnerable serves as a way to foster authenticity, belongingness, and love. 

Khi có thể chấp nhận sự tổn thương, bạn có thể thấy mình nhận được những lợi ích quan trọng về mặt cảm xúc như:

When you can accept vulnerability, you may find that you experience important emotional benefits such as:

  • Sức mạnh lớn hơn: Đặt bản thân vào những tình huống dễ yếu lòng có thể tăng thêm sự tự tin và niềm tin vào khả năng xử lý các tình huống thử thách của bạn. Điều này có thể khiến bạn trở nên kiên cường hơn khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

    Greater strength: Putting yourself in situations where you feel vulnerable can boost your confidence and belief in your ability to handle challenging situations. This can make you more resilient in the face of life's difficulties.

  • Các mối quan hệ bền chặt hơn: Dễ yếu lòng trước người khác có thể tạo ra sự gần gũi trong các mối quan hệ của bạn. Nó giúp bạn có thêm lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và kết nối với những người khác trong cuộc sống.

    Stronger relationships: Being vulnerable with others can foster intimacy in your relationships. It helps deepen your compassion, empathy, and connection with others in your life.

  • Cải thiện khả năng chấp nhận bản thân: Dễ yếu lòng cho phép bạn chấp nhận và đón nhận những khía cạnh khác nhau của bản thân. Điều này có thể giúp bạn xây dựng sự tự tin và tính chân thật nhiều hơn.

    Improved self-acceptance: Vulnerability allows you to accept and embrace different aspects of yourself. This can help you build greater confidence and authenticity.

Nếu tổn thương là một điều tốt, vậy thì tại sao mọi người thường sợ nó? Tính dễ bị tổn thương liên quan đến một số trạng thái cảm xúc đầy thử thách. Ví dụ, nó có thể gây ra sự thất vọng, xấu hổ và đau buồn. Nỗi sợ bị tổn thương cũng liên quan đến nỗi sợ bị từ chối và bỏ rơi.

So why do people often fear vulnerability if it's a good thing? Vulnerability is associated with a number of challenging emotional states. For example, it can play a role in disappointment, shame, and grief. The fear of vulnerability is also related to a fear of rejection and a fear of abandonment. 

Nguồn ảnh: Pinterest

Các Ví Dụ Về Tính Dễ Bị Tổn Thương
Examples of Vulnerability

Tính dễ bị tổn thương trông như thế nào? Dưới đây là một số ví dụ để xem xét:

What does vulnerability look like? Here are some examples to consider:

  • Nắm bắt cơ hội có thể dẫn đến bị từ chối 
    Taking chances that might lead to rejection
  • Nói về những sai lầm bạn đã mắc phải
    Talking about mistakes you have made
  • Chia sẻ những chuyện cá nhân mà bạn thường che giấu
    Sharing personal details that you normally keep private
  • Trải qua những cảm xúc khó khăn như xấu hổ, đau buồn hoặc sợ hãi
    Feeling difficult emotions such as shame, grief, or fear
  • Kết nối lại với người mà bạn đã bất hòa
    Reconnecting with someone you have fallen out with
  • Thành thật về những gì bạn cần trong một mối quan hệ, bao gồm cả ranh giới và những kỳ vọng
    Being honest about what you need in a relationship, including your boundaries and expectations
Làm Thế Nào Mà Mọi Người Trở Nên Sống Khép Kín
How People Become Closed Off
Trẻ nhỏ thường cởi mở và tự do, chia sẻ tất cả mọi thứ với người khác. Tuy nhiên, khi lớn lên và trưởng thành, chúng có thể nhận ra rằng thế giới có thể là một nơi đau khổ. Không phải ai cũng đứng về phía họ và không phải mọi chuyện đều diễn ra theo ý họ.
Small children are generally open and free, sharing all of themselves with others. As they grow and mature, however, they may learn that the world can be a painful place. Not everyone is on their side, and not all situations are going to go their way.
Tự Bảo Vệ Bản Thân
Self-Protection
Theo thời gian, họ cũng có thể thực hành các cơ chế phòng vệ khác nhau để tự bảo vệ bản thân. Điều này có thể có nghĩa là họ đã xây dựng những bức tường xung quanh trái tim, khép kín bản thân khi họ tự thuyết phục mình rằng họ chưa bao giờ thực sự yêu người đã làm tổn thương họ. Thậm chí họ có thể  đã thành thạo nghệ thuật phủ nhận.
Over time, then, they may also practice different defense mechanisms to protect themselves. This might mean that they've built walls around their heart, closing themselves off as they convince themselves they never really loved the person who hurt them anyway, maybe even mastering the art of denial.
Những Suy Nghĩ Tiêu Cực Được Nội Tâm Hóa
Internalized Negative Thoughts
Tệ hơn nữa đó là họ có thể đã bắt đầu tin tưởng và tiếp thu những suy nghĩ cũng như cảm xúc tiêu cực về bản thân. Khi tìm kiếm câu trả lời cho những tổn thương trong cuộc sống, họ có thể bắt đầu tin rằng họ phải chịu trách nhiệm cho những tổn thương này.
Even worse, they may have begun to believe and internalize negative thoughts and feelings about themself. As they search for answers to life's hurts, they could have begun to believe that they are responsible for these hurts. 

Mặc dù những bước này là bình thường và tự nhiên, nhưng chúng cũng mang tính tự hủy hoại. Điều quan trọng là học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và cố gắng để phát triển cá nhân. Học cách tha thứ cho những thiếu sót của bản thân cũng không kém phần quan trọng.

Although these steps are normal and natural, they are also self-defeating. It is important to learn from past mistakes and to strive for personal growth. It is equally important to learn to forgive your own lapses.

Bạn thường nhanh chóng tha thứ cho lỗi lầm hay hành vi xấu của người khác, trong khi vẫn tiếp tục hành hạ bản thân vì lỗi lầm bạn đã mắc phải hoặc điều gì đó bạn đã làm hay không?
How often are you quick to forgive someone else's mistakes or bad behaviors while continuing to beat yourself up for a mistake that you made or something that you've done?
Hậu Quả Của Việc Không Dễ Yếu Lòng Trước Người Khác
Consequences of Not Being Vulnerable With Others

Mặc dù việc xây dựng những bức tường tạo ra không gian an toàn để bạn có thể nhanh chóng rút lui, nhưng nó cũng ngăn chặn dòng năng lượng và tình yêu. Bạn rất dễ bị mắc kẹt sau hàng rào bảo vệ cảm xúc của chính mình, không thể cho hoặc nhận những cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bị cô lập và đơn độc.

Although building walls creates a safe space into which you can quickly retreat, it also blocks the flow of energy and love. It's easy to become trapped behind your own emotional defenses, unable to give or receive positive emotions as well as negative ones. This leaves many people feeling isolated and alone.

Những người sợ bị tổn thương thường trở thành “người giữ khoảng cách”, sử dụng các phương pháp được rèn luyện kỹ lưỡng để giữ khoảng cách với người khác. Một số người cố tình vùi đầu vào công việc, học tập hay các hoạt động khác. Hoặc họ biến mất khi có dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ đang trở nên thân thiết.

People with a fear of vulnerability often become "distancers," using well-honed methods to keep others at arm's length. Some become intentionally buried in work, school, or other activities. Or they disappear at the first sign that a relationship is becoming intimate.


Nguồn ảnh: Pinterest

Tiến sĩ, Chuyên gia tâm lý Daniel B. Block cho biết, việc không có khả năng hoặc không muốn bị tổn thương trong các mối quan hệ quan trọng sẽ tạo ra giới hạn về mức độ mà những mối quan hệ đó có thể phát triển và bền chặt hơn. Tính dễ bị tổn thương đòi hỏi cảm giác an toàn về mặt cảm xúc và sự tin tưởng vào người khác; không dễ bị tổn thương sẽ cản trở sự phát triển về sự gần gũi trong các mối quan hệ.

Inability or unwillingness to be vulnerable in important relationships creates a limit on how much those relationships can evolve and deepen. Vulnerability requires a sense of emotional safety and trust in the other person; not being vulnerable hampers the development of intimacy in relationships.— DR. DANIEL B. BLOCK, MD, PSYCHIATRIST

Những người khác biểu diễn một điệu nhảy múa phức tạp của đẩy và kéo. Họ thu hút một đối tác tiềm năng, chỉ để rút lui về mặt cảm xúc khi người kia quá thân thiết. Sau đó, khi khoảng cách đã được thiết lập lại, họ sẽ thu hút người đó trở lại.

Others perform an elaborate dance of push-and-pull. They draw in a potential partner, only to pull away emotionally when the other person gets too close. Then, once distance has been reestablished, they draw that person back in.

Nỗi sợ bị tổn thương cũng có thể khiến con người vô tình gây tổn thương cho người khác.

The fear of vulnerability can also lead people to inadvertently cause pain to others.

Cách Để Trở Nên Yếu Lòng
How to Be Vulnerable

May mắn thay, có nhiều hành động bạn có thể thực hiện để dễ yếu lòng hơn. Để dễ trải lòng, dưới đây là một số chiến lược cần xem xét:

Fortunately, there are many actions you can take to be more vulnerable. To be vulnerable, here are several strategies to consider:

Chấp Nhận Con Người Thật Của Mình
Embrace Your Authentic Self

Một cách để giảm bớt sự cô lập và nỗi sợ bị tổn thương là chấp nhận con người thật của bạn. Bạn đã từng bị tổn thương trước đây, vì vậy bạn có thể muốn giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương một lần nữa. Nhưng việc xây dựng bức tường hoặc cố gắng hành động theo một danh sách kiểm tra do chính bản thân tạo ra không phải là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
One way to reduce self-isolation and the fear of vulnerability is to embrace your authentic self. You've been hurt before, so you may want to minimize the risk of being hurt again. But building walls or trying to act according to some self-created checklist is not the best way to minimize potential damage.
Để đối phó với nỗi sợ bị tổn thương, trước tiên bạn phải học cách yêu thương và chấp nhận toàn bộ con người thật của mình.

To combat the fear of vulnerability, you must first learn to love and accept your whole, authentic self.

Yêu bản thân là một trong những bài học khó khăn nhất mà bạn từng phải đối mặt. Mỗi người đều có những thiếu sót, những điều không hoàn hảo, những câu chuyện đáng xấu hổ và những lỗi lầm trong quá khứ mà họ ước mình có thể quên đi. Mọi người cảm thấy bất an, lúng túng và vô cùng mong muốn có thể thay đổi một số chuyện. Đó là bản chất của con người.

Loving yourself is one of the toughest lessons you will ever face. Everyone has flaws, imperfections, embarrassing stories, and past mistakes they wish they could forget. People are insecure, awkward, and desperately wishing they could change certain things. That's human nature.

Bí quyết là nhận ra rằng mọi người đều cảm thấy như vậy. Cho dù ai đó có vẻ ngoài thành công, xinh đẹp hay hoàn hảo đến đâu, tất cả chúng ta đều trải qua sự lúng túng, bất an và thiếu tự tin như nhau.

The trick is to realize that everyone feels this way. No matter how successful, how beautiful, or how perfect someone appears, we all experience the same awkwardness, insecurity, and self-doubt.

Nguồn ảnh: Pinterest 

Hướng Đến Sự Xuất Sắc, Chứ Không Phải Sự Hoàn Hảo
Aim for Excellence, Not Perfection

Hãy nghĩ về người năng động và có năng lực nhất mà bạn quen biết. Điều gì sẽ xảy ra nếu người này nói điều gì đó ngớ ngẩn? Bạn có giữ mối hận thù không? Điều gì sẽ xảy ra nếu người đó quát mắng bạn? Bạn có thấy điều đó là không thể tha thứ được không? Dĩ nhiên là không.

Think of the most dynamic, capable person you know. What if this person said something foolish? Would you hold a grudge? What if that person snapped at you? Would you find that unforgivable? Of course not.

Bạn hiểu rằng những người khác đều không hoàn hảo. Họ có những ngày tốt và những ngày tồi tệ. Họ có những khuyết điểm, những điểm mù và những khoảnh khắc yếu đuối. Đó không phải là lý do bạn nhớ đến họ. Bạn nhớ những chiến thắng, những khoảnh khắc tỏa sáng, tình yêu và ánh sáng của họ.

You understand that others are imperfect, that they have good days and bad days, that they have flaws and blind spots and moments of weakness. That's not what you remember them for. You remember their triumphs and shining moments and love and light.

Tại sao lại đối xử với bản thân khác đi? Tại sao lại phải dằn vặt bản thân vì những điều mà bạn dễ dàng và nhanh chóng tha thứ cho người khác? Tại sao lại tự cho rằng người khác sẽ đánh giá bạn gay gắt hơn bạn đánh giá họ?

Why treat yourself any differently? Why beat yourself up for the things that you easily and quickly forgive in others? Why automatically assume that others will judge you more harshly than you judge them?

Một cách để cải thiện khả năng chấp nhận bản thân một cách trọn vẹn đó là hướng tới sự xuất sắc mà không phải mong muốn bản thân phải hoàn hảo. Hãy đối xử với bản thân giống cách mà bạn đối xử với một người bạn hay người thân. Hãy thể hiện sự đồng cảm và lòng trắc ẩn mà bạn sẽ thể hiện với những người khác trong cuộc sống.

One way to improve your ability to accept yourself fully is to aim for excellence without expecting yourself to be perfect. Treat yourself the same way that you would treat a friend or loved one. Show yourself the empathy and compassion that you would show others in your life.

Để Dễ Yếu Lòng Thì Hãy Học Cách Yêu Bản Thân
To Be Vulnerable, Learn to Love Yourself

Để học cách yêu bản thân, hãy bắt đầu bằng cách nhìn nhận bản thân như một con người toàn diện - những thiếu sót,, những điểm không hoàn hảo và mọi thứ. Hãy thừa nhận và trân trọng những sai lầm trong quá khứ của bạn, đồng thời nhớ rằng chúng không quyết định hiện tại hay tương lai của bạn.

To learn to love yourself, begin by acknowledging yourself as a whole human being—flaws, imperfections, and all. Own and embrace your past mistakes, while also remembering that they don't define your present or your future.

Xin lỗi bất cứ ai mà bạn đã làm điều sai trái rồi bước tiếp. Hãy tha thứ cho chính mình. Mặc dù điều này thường nói dễ hơn làm, nhưng hãy tiến về phía trước, cố gắng sống theo một vài sự thật đơn giản.

Apologize to anyone you feel you have significantly wronged, then move on. Forgive yourself. While this is often easier said than done, moving forward, try to live by a few simple truths.

Hãy Nhớ Rằng Bạn Quan Trọng
Remember You Are Important

Giống như George Bailey trong "It’s a Wonderful Life", sự thật đơn giản đó là sự tồn tại của bạn có tác động lan tỏa ngoài sức tưởng tượng. Bạn có thể không bao giờ thực sự biết mình đã chạm vào cuộc sống của ai và hậu quả là gì, nhưng chúng vẫn ở đó.

Like George Bailey in "It's a Wonderful Life," the simple fact that you exist has a ripple effect beyond your imagination. You may never truly know whose lives you have touched and what the repercussions were, but they are there.

Chấp Nhận Những Sai Lầm
Embrace Your Mistakes

Những sai lầm của bạn không chỉ tạo nên con người bạn, mà còn mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm khi giúp đỡ người khác. Sử dụng quá khứ của bạn với mục đích tích cực là một trong những cách mạnh mẽ nhất để kết nối với toàn bộ con người bạn.

Not only do your mistakes make you human, but they give you a wealth of experiences to draw on when helping others. Using your past for good is one of the strongest ways to connect with your entire self.

Nguồn ảnh: Pinterest

Ngừng Cố Gắng Chứng Minh Giá Trị Của Bạn
Stop Trying to Prove Your Value

Con người, đặc biệt là những người sợ bị tổn thương, luôn cố gắng chứng minh mình đáng giá như thế nào. Chúng ta lo lắng rằng nếu chúng ta không kiếm đủ giá trị thì mọi người sẽ ngừng quan tâm đến chúng ta. Chúng ta luôn nhận được chính xác những gì chúng ta đang yêu cầu một cách vô thức: một nhóm người chỉ quan tâm đến những gì chúng ta có thể cho đi thay vì chúng ta là ai.

Humans, especially those with a fear of vulnerability, are always trying to show how worthwhile we are. We worry that if we don't somehow earn our keep, people will stop caring for us. Invariably, we get exactly what we are unconsciously asking for: a string of people interested in what we can give instead of who we are.

Tránh Trở Thành Người Chỉ Biết Làm Hài Lòng Người Khác
Avoid Being a People-Pleaser

Hãy nhớ rằng bạn không thể là tất cả đối với mọi người. Cố gắng làm hài lòng mọi người chỉ làm tổn thương bạn.

Remember that you can't be everything to everyone. Trying to be a people-pleaser only hurts you.

Tặng món quà quý giá nhất - chính bạn - thay vì cố gắng trở thành tất cả đối với mọi người. Điều đó không có nghĩa là bạn nên ngừng thể hiện lòng tốt với người khác mà thay vào đó, hãy tạo ra những đóng góp dựa trên tình yêu thương thay vì sợ hãi hoặc tự phán xét.

Offer the most precious gift of all—yourself—rather than trying to be all things to all people. That doesn't mean you should stop performing kindnesses for others but, instead, make offerings based on love rather than fear or self-judgment.

Cách Để Nhận Trợ Giúp
How to Get Help

Bạn có thể dễ yếu lòng hơn trước đối tác của mình bằng cách tìm hiểu bản thân, chia sẻ những điều quan trọng trong thời điểm hiện tại, nói về nỗi sợ hãi của bạn và thành thật về những điều bạn cần. Khi bạn học cách chấp nhận và yêu thương bản thân, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc thể hiện sự yếu lòng. 

You can be more vulnerable with your partner by getting to know yourself, sharing important things in the moment, talking about your fears, and being honest about the things that you need. As you learn to accept and love yourself, you will find it easier and easier to show true vulnerability.

Nếu ý thức về giá trị bản thân của bạn mạnh mẽ, bạn sẽ không còn cần người khác định nghĩa hay ủng hộ nó cho bạn nữa. Bạn có thể tránh xa những người đối xử thiếu tôn trọng và thu hút những người đối xử tốt với bạn.

If your sense of self-worth is strong, you will no longer need others to define it or prop it up for you. You will be able to walk away from those who treat you with disrespect and attract those who treat you well.

Tuy nhiên, việc đi từ đây đến đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Sự trợ giúp chuyên nghiệp có thể hữu ích, đặc biệt nếu nỗi sợ bị tổn thương của bạn đã ăn sâu và kéo dài.

However, getting from here to there isn't always easy. Professional assistance may be helpful, particularly if your fear of vulnerability is deep-seated and long-lasting.

Nhiều người tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần đáng tin cậy, trong khi những người khác tìm thấy niềm an ủi trong việc tư vấn tâm linh. Dù bạn chọn con đường nào, việc giải phóng bản thân khỏi nỗi sợ bị tổn thương thực sự là một trải nghiệm thay đổi cuộc sống.

Many people seek the advice of a respected mental health professional, while others find solace in spiritual counseling. Whatever path you choose, finding freedom from the fear of vulnerability is a truly life-changing experience.

Tác giả: Lisa Fritscher

--------------------------------------

Dịch giả: Trần Phượng

Biên tập: Xanh Lam

Nguồn ảnh: Pinterest

Link bài gốc: How to Be Vulnerable

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. 

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây:  https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

128 lượt xem

lh-fulllh-x