[Tâm Lý] Cảm Giác "Chết Trong Lòng” Là Như Thế Nào?
Đối với những ai chưa từng trải qua cảm giác chết trong lòng thì điều này có thể khó hình dung. Còn với những người đã phải vật lộn với nó thì có lẽ không phải lúc nào họ cũng có thể để diễn tả sự bối rối, buồn bã và tê tái những cảm giác tiêu cực ấy bằng ngôn từ.
Cảm thấy bế tắc từ sâu thẳm bên trong là cảm giác khiến ta có thể cảm nhận được những cảm xúc đời thường như niềm hạnh phúc hay nỗi buồn. Khi bạn cảm thấy "chết từ bên trong", cảm xúc của bạn trôi qua như một giai điệu buồn tẻ và chúng khó được trân trọng dù ở trong hoàn cảnh nào. “Chết trong lòng” làm cho cuộc sống của bạn bao trùm như sự kiện tẻ nhạt, không mục đích và không thể nhìn thấy điểm kết thúc. Nó còn khiến ta có một cách nhìn nhận tách biệt hẳn với cuộc sống hàng ngày.
Đôi khi cảm giác này có thể tồn tại trong thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất. Nhưng khi nó kéo dài hơn vài ngày, vài tuần hay vài năm thì nó có thể gây ra cảm giác trống rỗng mãn tính.
Khi bạn trải qua bế tắc trong lòng, không phải lúc nào bạn cũng hiểu rõ những thay đổi này nghĩa là gì. Chúng ta sẽ xem xét các dấu hiệu cần tìm cũng như các điều kiện có thể gây ra cảm giác bế tắc và trống rỗng. Do trạng thái tâm trí này có thể kiểm soát được, chúng ta cũng sẽ xem xét các cách khác nhau để cải thiện những cảm xúc này.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang chết từ bên trong
Bất kể một người đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, trải qua các mối quan hệ lành mạnh hay ở một địa vị cao trong xã hội - bất kì cũng trở thành nạn nhân của cái “chết” này .
Mặc dù nó chỉ xuất hiện ngẫu nhiên nhưng có một số trải nghiệm đã được ghi nhận từ những người đã trải qua cảm giác này. Chúng bao gồm những điều sau đây:
Bạn cảm thấy mình sống không có mục đích
Hầu hết chúng ta đều cho rằng việc sống có mục đích sẽ tạo động lực cho chúng ta thức dậy và đi làm vào mỗi buổi sáng. Dù cho đó là mục tiêu góp phần chấm dứt sự nóng lên toàn cầu, giúp đỡ người vô gia cư hay trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình - nhận thức được những việc phải làm mỗi ngày để tiến đến những mục tiêu trên sẽ trở thành một nguồn động lực cho bạn.
Nhưng đối với một người “chết tâm”, họ như mất đi phương hướng. Mỗi ngày mở ra là một dấu chấm hỏi trong suốt 24 giờ. Những cảm giác này có thể khiến cuộc sống hàng ngày trở nên tẻ nhạt và vô vị.
Mông lung về ý nghĩa của cuộc sống
Tự hỏi chúng ta đang làm gì trên hành tinh này, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết hoặc liệu có kiếp sau hay không là điều rất bình thường.
Nhưng những suy nghĩ này thường chỉ là thoáng qua, nhất là khi ta không có câu trả lời nhất định cho các câu hỏi này.
Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy bế tắc bên trong, ý nghĩa của cuộc sống thường trở thành một điều cố định. Những câu hỏi như ý nghĩa của cuộc sống là gì, và liệu sự tồn tại của bản thân có đáng không sẽ thường lấn át tâm trí chúng ta.
Trạng thái tê liệt cảm xúc kéo dài
Chết tâm sinh ra cảm giác tê liệt cảm xúc. Rất khó để ta có thể cảm nhận hoặc thể hiện những cảm xúc như hạnh phúc hay buồn bã. Cuộc sống chỉ chảy trôi một cách đơn điệu, còn những khoảnh khắc vui vẻ hay đau đớn không hề ảnh hưởng chút nào.
Bạn cảm thấy cô đơn
Khi bạn cảm thấy “chết” trong lòng, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập khi nhìn thấy những người khác luôn có mục tiêu rõ ràng. Dẫu cho mọi người thường che giấu sự thiếu vắng cảm xúc qua những khoảnh khắc hạnh phúc, những xung đột, hoặc những khi buồn.
Điều này có thể khiến bạn khó trải lòng mình và khiến cảm giác "chết" trong lòng thêm trầm trọng hơn.
Bạn cảm thấy cơ thể trống rỗng
Cảm xúc là một điều thần kỳ để kết nối với thế giới. Khi việc xử lý cảm xúc trở nên khó khăn, bạn cảm thấy như đang ở trong một phiên bản rỗng tuếch của chính mình. Khi bạn đang chết từ trong sâu thẳm, không có gì lạ nếu bạn cảm thấy như bạn đang sống một cơ thể trống trơn, vô hồn.
Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chết từ bên trong
Một số yếu tố về tâm lý, sinh học hoặc y khoa có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác tê liệt dai dẳng.
Trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc rất phổ biến. Nổi bật là cảm giác buồn dai dẳng và đi kèm với những thay đổi trong ăn uống, mệt mỏi và đôi khi đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, một triệu chứng đáng chú ý của tình trạng này là cảm giác vô cảm kéo dài.
Một người mắc bệnh trầm cảm có thể không còn tìm thấy niềm vui trong những điều thú vị trước đó. Tình trạng này làm cho mục đích sống không rõ ràng. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.
Khi một người cảm thấy "trống rỗng", điều đó có thể cho thấy người đó đang bị trầm cảm.
PTSD
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương xảy ra sau khi một người nào đó đã trải qua một chấn thương tâm lý. Nó gây ra một số thay đổi trong cơ thể như ác mộng, lo lắng và hồi tưởng sâu sắc.
Do PTSD khiến cho người ta không còn cảm thấy như chính mình, họ có thể được cho là đã bị chết trong lòng.
Khi không còn cảm xúc sau một chấn thương, cảm giác tê liệt và trống rỗng sẽ xảy ra sau đó. Quá trình này được gọi là làm tê liệt cảm xúc và có thể khiến một người cảm thấy bế tắc.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương xảy ra sau khi một người nào đó đã trải qua một chấn thương tâm lý. Nó gây ra một số thay đổi trong cơ thể như ác mộng, lo lắng và hồi tưởng sâu sắc.
Do PTSD khiến cho ai đó không còn cảm thấy như chính mình, họ có thể được cho là đã bị chết trong lòng.
Khi không còn cảm xúc sau một chấn thương, cảm giác tê liệt và trống rỗng sẽ xảy ra sau đó. Quá trình này được gọi là làm tê liệt cảm xúc và có thể khiến một người cảm thấy bế tắc.
Thuốc
Để giúp kiểm soát và điều trị các tình trạng như trầm cảm và lo lắng, thuốc là một công cụ phổ biến. Tuy nhiên, trong khi các loại thuốc như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) giúp giảm các triệu chứng của những tình trạng này, chúng cũng có xu hướng ảnh hưởng đến cách bộ não xử lý cảm xúc.
Những người dùng thuốc chống trầm cảm cho thấy họ có cảm giác thờ ơ, cũng như suy nhược về mặt cảm xúc ( phản ứng bị hạn chế trước các sự kiện)
Cảm xúc bị kìm nén
Trong một số trường hợp, thật khó để xử lý cảm xúc và thay vào đó chúng ta thường chôn vùi và lãng quên chúng. Mặc dù điều này có thể hiểu là một cơ chế đối phó với những cảm xúc tiêu cực, nhưng đôi khi nó cũng lan tỏa những cảm giác vui vẻ.
VIệc cảm xúc bị tê liệt sẽ khiến ta trải qua cảm giác chết chóc trong lòng.
Đánh mất chính mình
Khi bạn cảm thấy như mình đang quan sát bản thân từ bên ngoài, đây có thể là một trường hợp của hiện tượng phân ly trong quá trình đánh mất bản thân mình.
Tình trạng này xảy ra khi một người cảm thấy tách rời khỏi chính họ. Bạn cảm thấy như đang sống một cuộc sống của người khác. Khi một người mất kết nối với cơ thể, tâm trí và môi trường quanh mình, nó có thể dẫn đến cảm giác trống rỗng bên trong.
Rối loạn nhân cách thể bất định
Cảm giác trống rỗng mãn tính là một trong những triệu chứng được công nhận của chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) và có liên quan chặt chẽ đến sự vô vọng và cô đơn.
Làm thế nào để đối phó với tình trạng này?
Khi bạn đang vật lộn với cảm giác chết chóc hoặc tê liệt, thật khó để tiếp thêm động lực để thực hiện các bước để cảm thấy tốt hơn.
Tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia thông qua liệu pháp là một trong những cách đáng tin cậy nhất để quản lý các thách thức về sức khỏe tâm thần.
Nó có thể giúp bạn tìm ra gốc rễ của cảm giác chết chóc từ bên trong và giúp bạn cảm thấy được kết nối và vui vẻ hơn.
Hãy nỗ lực chăm sóc bản thân nếu có thể như: tập thể dục, thiền định và viết nhật ký giúp cải thiện trạng thái cảm xúc.
Lời nhắn nhủ từ Very Well
Cảm xúc định hình chúng ta là ai và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. Do đó thật khó khăn khi chúng ta bị mất kết nối hoặc tệ hơn là không cảm nhận được cảm xúc của chính mình. Các yếu tố khác cũng có thể là lí do cho tình trạng này, nhưng dù sao đi nữa các phương pháp như liệu pháp tâm lý và điều chỉnh lối sống có thể giúp cuộc sống của chúng ta tràn đầy năng lượng và đa sắc màu hơn.
------------------
Dịch giả: Việt Thy
Biên tập: Vân Nguyễn
Nguồn ảnh: google.com
Link bài gốc: What It Means to Feel "Dead Inside"
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
4,619 lượt xem