[Tâm Lý] Cảm Giác Trống Rỗng Là Gì Và Nên Làm Gì Với Nó?
Cảm giác trống trải đó, nằm ngay bên trong lòng ngực của bạn, Nhưng bạn không chắc nó hình thành từ lúc nào. Là nỗi buồn? U sầu? Chán nản? Hay có thể là sự kết hợp của mọi thứ.
Cảm giác thế này không hẳn là hiếm. Bạn có thể gọi nó là “cảm giác trống rỗng”, vài người có thể gọi nó là điều gì đó khác.
Điều quan trọng nhất nó là sự thật và có căn cứ. Thật không đơn giản để khám phá ra hết những gì ẩn sâu trong cảm giác trống rỗng này. Nhưng việc này có khả thi và là bước đầu tiên được đề xuất để giải quyết.
Cảm giác trống rỗng có thể chỉ kéo dài vài ngày rồi cũng tự biến mất.
Nhưng nếu trong trường hợp nó kéo dài trong hơn hai tuần hoặc lâu hơn, việc tìm kiếm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý là cần thiết.
Vậy lý do tôi rơi vào cảm giác này là gì?
Cảm giác trống rỗng thỉnh thoảng biểu hiện như một loại cô đơn, sự bối rối về cuộc sống và mục tiêu của bạn, thiếu đi động lực để theo đuổi mọi thứ.
Mọi người thỉnh thoảng có thể cảm nhận được khoảng trống trong tim mình.
Trải nghiệm này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: sự thay đổi về nồng độ tiết tố, mất việc, sự thiếu hụt về thể chất đi cùng với đại dịch hay mất mát người thân,…
Bất kì giai đoạn hoặc hoàn cảnh nào trong cuộc sống có thể đòi hỏi bạn phải tự suy ngẫm về bản thân cũng như là cuộc đời của mình sẽ dẫn đến cảm giác trống rỗng tạm thời.
Mặc dù không phải trường hợp nào thì cảm thấy trống rỗng cũng là dấu hiệu về tình trạng sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Chỉ có chuyên gia tâm lý mới có thể chẩn đoán được tình trạng của bạn một cách chính xác.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi lúc nào bạn cũng cảm thấy trống rỗng?
Mất kết nối với chính bản thân mình
Không có gì lạ khi ai đó thỉnh thoảng không thể kết nối với chính mình. Thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về bản thân có thể dẫn đến cảm giác trống trải kéo dài.
Một số người gọi đây là “sống không có mục đích”. Điều này có nghĩa là bạn không thể xác định rõ bạn thuộc loại người nào hoặc bạn muốn trở thành người như thế nào.
Không có mục tiêu hoặc ước mơ cụ thể để đạt được cũng có thể khiến bạn rơi vào cảm giác ấy.
Mất kết nối với bản thân có thể xuất phát từ nhiều hoàn cảnh. Chẳng hạn như một mối quan hệ ngột ngạt hoặc một công việc đòi hỏi cao.
Những ẩn khuất về những trải nghiệm trong quá khứ
Cảm giác u uất thỉnh thoảng có thể liên quan đến một quá trình đau buồn kéo dài mà bạn chưa khám phá hết.
Ví dụ như, những trải nghiệm đau đớn thời thơ ấu chưa được giải bày hoặc cảm giác bị bỏ rơi bởi chính một thành viên trong gia đình.
Khi chúng ta không cởi mở trò chuyện hoặc khám phá những cảm xúc đã gắn bó với chúng ta trong một thời gian dài, chúng có thể biểu hiện theo những cách khác.
Ngay cả khi bạn bị quá tải và tổn thương, việc nghĩ và nói về những ký ức trong quá khứ từng khiến bạn đau buồn có thể giúp bạn xử lý chúng. Tùy thuộc vào mức độ mạnh mẽ của bạn đối với những việc này, bạn nên tiến hành quá trình này với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Bỏ bê bản thân
Đối với một số người, quan tâm đến người khác có thể là ưu tiên hàng đầu. Điều này khiến họ gạt những nhu cầu của bản thân sang một bên trong một thời gian dài. Và dần đẩy họ vào trạng thái trống rỗng.
Bạn cảm thấy rằng là việc khiến người ta hạnh phúc thì bạn cũng vui lây. Ngay cả khi rơi vào trường hợp này, điều quan trọng là phải biết hỗ trợ người khác chứ không chỉ hỗ trợ bản thân.
Mọi người đều cần sự quan tâm và giúp đỡ. Thông thường, khi nhu cầu của bạn được đáp ứng bạn cũng sẽ được trang bị tốt hơn để giúp đỡ và hỗ trợ người khác.
Theo Kaitlyn Slight, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Durham, North Carolina, giải thích: “Bỏ rơi bản thân, không chịu lắng nghe những hy vọng và ước muốn của chính mình có thể khiến bạn cảm thấy trống rỗng.”
Slight nói: ”Không quan tâm đến nhu cầu của bạn có thể dẫn đến lo lắng, tội lỗi và xấu hổ. Những triệu chứng này chính là “cảm giác trống rỗng”.”
Lượng thời gian bạn dành cho mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và có thể đẩy bạn rơi vào trống rỗng.
Trong nhiều trường hợp, các tài khoản bạn theo dõi trên mạng xã hội có thể mô tả một lối sống không thực tế hoặc một cuộc sống hay vẻ ngoài hoàn hảo. Điều này có thể khiến bạn so sánh bản thân và chắc chắn sẽ đánh giá thấp cuộc sống của bạn.
Không có mối những quan hệ đặc biệt
Theo The Harvard Study of Adult Development, một trong những nghiên cứu lâu dài nhất về cuộc sống của người trưởng thành, đã phát hiện ra rằng việc duy trì các mối quan hệ thân thiết và tốt đẹp là khía cạnh quan trọng nhất trong trải nghiệm của con người.
Điều này có nghĩa không phải là bạn có bao nhiêu mối quan hệ mà là chất lượng của những mối quan hệ này.
Sự thân thiết về mặt tình cảm, sự hỗ trợ, lắng nghe tích cực và sự đồng hành đều quan trọng. Khi thiếu những thứ này trong cuộc sống của bạn, nó có thể dẫn đến cảm giác trống trải và cô đơn.
Liệu cảm giác trống rỗng có giống như trầm cảm không?
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe về mặt tâm thần gồm các triệu chứng sau:
Thiếu năng lượng và động lực
Luôn cảm thấy buồn
Cảm thấy tuyệt vọng
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Không thể tập trung
Không thể tận hưởng các hoạt động hoặc con người
Cảm thấy tội lỗi và vô dụng
Theo Ashley Eder, LPC một nhà trị liệu tâm lý ở Boulder, Colorado cho rằng: Cảm giác trống rỗng hoặc bị tê liệt có thể là một dấu hiệu khác của bệnh trầm cảm.
Cô còn nói rằng: Trên thực tế, một số khách hàng của Eder sống với chứng trầm cảm cho biết họ cảm thấy trống rỗng thay vì buồn bã.
“Loại cảm giác trống rỗng này đi kèm với việc không quan tâm hay không hứng thú với mọi thứ, không có điều gì cụ thể để làm động lực.” Eder giải thích.
Tuy nhiên, cảm thấy trống rỗng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Chỉ có chuyên gia sức khỏe về mặt tâm thần mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
Làm thế nào để ngăn chặn cảm giác này?
Việc cảm thấy lo lắng là điều tự nhiên nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong bản thân. Nhận thức được cảm giác này và giải quyết nó là bước đầu tiên để bản thân cảm thấy tốt hơn.
Nếu bạn cảm thấy trống rỗng, hãy đến gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp ích.
Một chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn giải quyết được cảm xúc của mình, tìm ra nguyên nhân tình trạng tê liệt và giải quyết nó theo cách phù hợp nhất với bạn.
Tìm cách để ngăn chặn cảm giác này có thể dựa trên nguyên nhân gây ra nó.
Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy căng thẳng sau chấn thương, bạn có thể cần phải xử lý sự việc cụ thể này. Nếu bạn cảm thấy trống rỗng trong một thời gian dài, liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn tiết lộ một số lý do đã dẫn bạn đến đây.
Hãy nhẹ nhàng đón nhận sự trống rỗng này
Eder nói: “ Nếu bạn đang trải qua sự trống rỗng giống như một lỗ hổng, thì hãy thừa nhận nó và đối xử nhẹ nhàng với chính mình.”
Hãy nhớ rằng bạn đang nỗ lực tốt nhất ở bất kì hoàn cảnh nào. Cảm giác tội lỗi không phải là hiếm, nhưng nó có thể khiến bạn không thể tìm kiếm được giúp đỡ.
Bắt đầu bằng cách nhận ra cảm xúc và nhu cầu của chính bạn. Ngay cả khi gặp khó khăn, hãy cố gắng tránh việc phủ nhận bản thân và cảm xúc của mình.
Nếu bạn thừa nhận những cảm xúc của mình có liên quan đến mất mát mà bản thân trải qua, hãy cân nhắc cho phép bản thân có thời gian và không gian riêng để đau buồn một cách thoải mái. Đau buồn trông có vẻ khác biệt với mọi người và không có một định nghĩa đúng sai nào để làm điều đó.
Một khi bạn đã thừa nhận những mất mát của bản thân, bạn có thể trải qua 5 giai đoạn đau khổ.
Đó có thể là sự mất mát liên quan đến ai đó rời khỏi cuộc sống của bạn về mặt vật chất hoặc tình cảm.
Eder đề nghị nên tự trò chuyện với bản thân bằng lòng trắc ẩn khi khám phá những cảm xúc và trải nghiệm trong quá khứ.Ví dụ: bạn có thể nói: ”Cảm thấy cô đơn thật khó khăn” hoặc “Đúng rồi, bạn cần nhiều yêu thương hơn”
Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày
Đôi khi chuyển sang làm các sự kiện hoặc hoạt động cụ thể để không nghĩ đến cảm xúc của cá nhân là điều rất bình thường. Ví dụ: bạn có thể cảm thấy muốn đi chơi với bạn bè hoặc dành cả đêm để chơi trò chơi điện tử.
Slight gợi ý rằng bạn nên chống lại sự thúc giục và thay vào hãy dành thời gian ở bên chính mình và nhìn thẳng vào bên trong. Điều này có thể bao gồm việc tìm ra những mong muốn, nỗi sợ hãi, hy vọng và ước mơ của chính bạn.
Do các hoạt động khác nhau phù hợp với những người khác nhau, bạn có thể thấy rằng thiền, viết hoặc tập thể dục giúp bạn tập trung lại vào bản thân.
Slight nói: “Ban đầu bạn có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng bạn càng tập và dành nhiều thời gian, năng lượng và chăm sóc cho bản thân thì cảm giác trống rỗng hiện tại sẽ càng ít đi”.
Khám phá cảm xúc hiện tại của mình
Eder đề xuất đặt hẹn giờ trong 5 phút và chú ý đến cảm giác của bạn lúc này.
Cô giải thích: “Nó không cần phải là kinh thiên động địa”
Cô ấy đề xuất rằng: bạn có thể muốn viết "buồn chán" , "phân tâm" hoặc "tò mò". Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt tên cho cảm xúc của mình, hãy dùng "danh sách cảm xúc" của Google.
Việc chọn một phần cơ thể của bạn có thể hữu ích, chẳng hạn như tay hoặc đầu. Eder đề nghị sau đó “quét các loại cảm giác khác nhau như nhiệt độ, căng thẳng hoặc chuyển động.”
Thực hành các bài tập này mỗi ngày có thể giúp bạn mở ra những khám phá sâu và dài hơn về bản thân.
Khám phá cảm giác trống rỗng của bản thân
Slight nói, viết nhật ký cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này
Cô ấy đề nghị khám phá những câu hỏi sau đây như một điểm khởi đầu:
Tôi có đang đánh giá bản thân hay so sánh mình với người khác không?
Tôi có tự nhủ với bản thân về những điều tích cực không? Hay tôi có xu hướng chỉ để ý đến những thất bại hay tự gọi tên mình?
Cảm xúc của tôi có được xem trọng trong các mối quan hệ hay không? Hay tôi đang kiềm chế những cảm xúc của mình?
Tôi có đang tích cực chăm sóc cho các nhu cầu về thể chất và sức khỏe của mình không?
Tôi đã chuyển sang các hành vi hoặc nghiện ngập để trốn tránh cảm xúc của mình chưa?
Tôi có đang chỉ tập trung vào nhu cầu của người khác hay nhiều người khác không?
Tôi đang cố gắng chứng minh hoặc giành chiến thắng vì điều gì?
Tôi có đang tự trách bản thân hay cảm thấy tội lỗi về những điều ngoài tầm kiểm soát của mình?
Tôi có đang thể hiện lòng trắc ẩn đối với một người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình không?
Tôi có đang tự khẳng định mình trong các quyết định của mình và tôn trọng ý kiến cá nhân của mình không?
Kết nối với mọi người
Sau khi nhìn lại với cảm xúc của mình và khám phá chúng, bạn có thể nhận thấy hữu ích khi kết nối với những người khác.
Tìm đến bạn bè hoặc gia đình có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, đặc biệt nếu bạn có thể giải bày với họ về cảm xúc của mình.
Một ý tưởng là nên thường xuyên kết nối với những người thân yêu thông qua các hoạt động xã hội, sở thích và mối quan tâm chung.
Chăm sóc bản thân
Đôi khi, trầm cảm và đau buồn có thể khiến bạn bỏ bê việc chăm sóc bản thân hàng ngày. Đây không phải là điều để bạn cảm thấy xấu hổ, nhưng thực hiện các việc tự chăm sóc bản thân có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Điều này có thể bao gồm những điều đơn giản, chẳng hạn như thưởng các bữa ăn bổ dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục. Đói và mệt mỏi đôi khi có thể làm cảm giác tiêu cực trở nên tệ hơn.
Cân nhắc tìm kiếm những nguồn cảm xúc tích cực cho mình, như viết nhật ký, một sở thích mới hoặc theo đuổi một thứ gì đó sáng tạo.
Chánh niệm và yoga cũng thường được khuyến khích cho chứng trầm cảm và lo âu.
Xem xét bài tập yoga 10 phút trên YouTube hoặc bài tập thiền nhanh bằng ứng dụng chánh niệm.
Bạn cũng có thể giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội. Điều này dần dần giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Nếu bạn không hoặc không thể, hãy thử nhắc nhở bản thân rằng những gì bạn nhìn thấy trên màn hình không phải là mục tiêu có thể đạt được đối với bất kỳ ai. Bạn có thể xem đây chỉ là một bộ phim khoa học viễn tưởng thú vị để xem nhưng không dựa trên thực tế.
Tự khen ngợi bản thân
Bạn đang làm tốt nhất với những gì mình đang có
Ngay cả khi còn bé, một số người cũng tìm cách bảo vệ mình khỏi bị tổn thương. Một trong những cách này có thể là kìm nén cảm xúc. Eder nói: “Trong trường hợp đó, hãy ghi nhận vì đã nghĩ ra một giải pháp hiệu quả khi bạn còn nhỏ và không có năng lực.”
Tự khen ngợi bản thân về tất cả những cách bạn đã nghĩ ra để đối phó với các tình huống trong cuộc sống.
Bây giờ, Eder nói, hãy cân nhắc cho phép những cảm xúc đó bộc lộ ra ngoài. “Bạn có một số việc phải làm. Và bạn không cần phải vội vàng thay đổi cách tồn tại cũ của mình”, cô nói thêm.
Khi cần giúp đỡ
Đôi khi, cảm giác trống rỗng có thể dẫn đến nhiều suy nghĩ buồn bã hơn.
Nếu đây là trường hợp của bạn, Slight nói, việc xem xét liệu pháp có thể hữu ích. Nó có thể giúp “trao quyền cho bạn để đưa ra quyết định của riêng mình về cách thực hiện những thay đổi tích cực.”
Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp nếu bạn đang trải qua các triệu chứng trầm cảm, không thể hoạt động trong cuộc sống hàng ngày hoặc đang nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác.
Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đang cân nhắc việc tự làm hại bản thân, bạn không đơn độc. Trợ giúp có sẵn ngay bây giờ:
Gọi cho đường dây nóng về khủng hoảng, chẳng hạn như Đường dây nóng ngăn chặn tự tử quốc gia theo số 800-273-8255.
Soạn tin HOME tới Dòng văn bản về cuộc khủng hoảng theo số 741741.
Nếu bạn ở bên ngoài Hoa Kỳ, Befrienders Worldwide liệt kê các đường dây trợ giúp ở các quốc gia khác nhau.
Bước kế tiếp
Mặc dù thỉnh thoảng cảm giác trống rỗng hoặc tê liệt là điều tự nhiên, nhưng những cảm giác này đôi khi có thể kéo dài trong hai tuần hoặc hơn.
Thừa nhận cảm xúc của mình và thiết lập một vài chiến lược tự chăm sóc bản thân có thể hữu ích. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn cũng được khuyến khích.
“Cho dù bạn đang trải qua những mối quan hệ khó khăn, mất mát hay thiếu đi mục đích hoặc ý nghĩa, bạn vẫn xứng đáng xứng đáng được sống một cuộc đời trọn vẹn và được yêu thương”, Slight nói.
------------------------------
Dịch giả: Việt Thy
Biên tập: Ann
Nguồn ảnh: google.com,barcodemagazine.vn
Link bài gốc: Feeling Empty? What It Means and What to Do
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
-------------------------
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
7,336 lượt xem