Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm lý] Chủ Nghĩa Trung Thành Với Thương Hiệu: Tất Cả Đánh Vào Điểm Chạm, Không Giá Trị Cốt Lõi

Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và quảng cáo hào nhoáng, chúng ta càng khó tập trung vào các giá trị cốt lõi. Điều này không phải là bí mật và các thương hiệu biết rất rõ điều đó. Trong một thị trường  khó nắm bắt, bạn, người tiêu dùng là một tài sản quan trọng và nhãn hàng nào cũng thèm muốn lòng trung thành của họ.

Những “chú công” của ngành công nghiệp

Dwight Schrute - nhân vật trong bộ phim sitcom The Office của Mỹ từng nói: “Powerpoint là những chú công của thế giới kinh doanh: tất cả đều dễ tiếp nhận, không có giá trị cốt lõi ẩn giấu.” Ai trong chúng ta đều thích các bài thuyết trình Powerpoint. Chúng ngắn gọn, đúng trọng tâm, và dễ dàng truyền tải được thông điệp.

Trong tiếp thị, “không có giá trị cốt lõi ẩn giấu” (no meat)  là có một chút khoa trương. Tuy nhiên, các chương trình chắc chắn vẫn chiếm một phần lớn sức hút của người tiêu dùng. Hãy tưởng tượng không có quảng cáo và không có những buổi biểu diễn. Làm sao chúng ta biết được mình nên mua điện thoại Apple hay Samsung? Và tại sao chúng ta không chọn những thương hiệu ít phổ biến hơn như LG, Huawei hay Nokia? Dù chúng ta có thừa nhận hay không, những gã khổng lồ trong ngành đã tồn tại từ lâu đến nỗi những “chú công” của họ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có xu hướng trông thấy những bộ cánh sặc sỡ trước tiên chứ không phải phần thân trên người chú công. 

Chúng ta muốn gì? Chúng ta cần gì?

Ngày nay, điều đó vô cùng khó nói. Thành thật, tôi không còn nhớ   điều gì đã  thôi thúc tôi lấy một lon Coca-Cola ra và uống trong lần đầu tiên. Tôi thậm chí không biết có gì trong đó… và bây giờ tôi vẫn chưa biết. Chính vì những nhân vật trong quảng cáo đã nhiệt tình uống nó như thể đó là điều tuyệt vời nhất trên đời? Vì thế, khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nghĩ rằng tôi rất cần nó. Những người trong quảng cáo đã khiến tôi muốn uống Coca. Vì vậy, tôi muốn có ngay 1 lon. Đó chính là cách mọi thứ bắt đầu. Tôi có thể trải qua nhiều năm mà không uống Coca-Cola không? Đương nhiên là có. Đã có một thứ ma lực nào đó khiến tôi không thể bỏ qua hồi đó. Vấn đề ở đây là tôi không bao giờ ngừng suy nghĩ một cách có ý thức về những gì tôi cần. Nó đã trói buộc tôi theo một cách nào đó. Tương tự, tôi chưa bao giờ biết mình “cần” một chiếc điện thoại với nhiều tính năng phức tạp cho đến một ngày công nghệ vượt ngoài sức tưởng tượng, và các thiết bị Apple/ Samsung mới đột nhiên trở thành tiêu chuẩn. Bất kỳ ai cũng muốn sở hữu 1 chiếc. Video quảng cáo cũng nói cho tôi biết  rằng tôi cần một cái. Vì vậy, tôi cần một cái điện thoại mới!


Làm thế nào để các nhãn hàng khiến chúng ta tiêu thụ sản phẩm của hãng ?

Quá rõ ràng, quảng cáo ở khắp mọi nơi. Nó thậm chí nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn thường xuyên bắt gặp những quảng cáo khiến bạn ngạc nhiên bởi mức độ chúng hiểu biết về bạn. Trên internet, không có hành động nào của bạn là không được chú ý. Ngay cả khi bạn chỉ cần tra Google về một sản phẩm có ý định mua và sau đó quyết định không mua, tìm kiếm của bạn vẫn để lại dữ liệu sao lưu. Và cho dù bạn có muốn hay không, bạn vẫn sẽ bắt gặp những quảng cáo về thứ đồ đó khắp nơi trên internet. Việc đẩy bạn tiếp xúc liên tục với một sản phẩm như thế nhằm mục đích thúc đẩy bạn tiêu dùng. Thoạt đầu, đây có vẻ không phải là một chiến lược hoàn hảo, nhưng ít nhất nó đã được chứng minh là giúp làm tăng mức độ quen thuộc với thương hiệu về lâu về dài. Sự lặp lại của một hình ảnh, một logo đơn giản, một tiếng leng keng hấp dẫn, v.v.… tất cả đều là những thành phần kích hoạt hành vi của người tiêu dùng. Nó có thể sẽ không làm chúng ta yêu thương hiệu ngay lập tức, nhưng khi chúng ta đang ở trong một tình huống buộc phải lựa chọn giữa một thương hiệu quen thuộc và một thương hiệu chưa từng nghe, chúng ta có khả năng chọn cái cũ nhiều hơn.

Tóm lại, quảng cáo là một phần quan trọng để xây dựng cơ sở khách hàng trung thành. Mặt khác, là người tiêu dùng, chúng ta nên đủ nhận thức tỉnh táo để cân nhắc những ưu và khuyết điểm của một sản phẩm và nhìn thấu những cách quảng cáo ngày càng tinh vi. Khi nói đến những giá trị cốt lõi, tất cả những chiếc lông công sặc sỡ đó không thực sự quan trọng nữa! Tuy nhiên, chúng chắc chắn sẽ quấy nhiễu, làm ta mất tập trung và quên mất phần giá trị chính mà  ta đang theo đuổi.


Tác giả: Yiǧit Bozok

---------------

Dịch giả: Khánh Linh

Biên tập: Jinie Đinh

Nguồn ảnh: unsplash.com

Link bài gốc: Brand Loyalism: All Show, No Meat… And We Still Love It

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

57 lượt xem

lh-turn-offlh-plus