Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm Lý] Khi Đứa Trẻ Phải Cư Xử Như Người Lớn

When Kids Have to Act Like Adults

Một vài đứa trẻ không có nhiều tuổi thơ. Khi đứa trẻ phải cư xử như người lớn chẳng hạn như gánh trách nhiệm cho anh em, cha mẹ của chúng và làm việc nhà, sẽ có nhiều hậu quả lâu dài.

Some children don't get much of a childhood. When children have to act like adults taking responsibility for their siblings, parents, and running a household there are lasting effects.

Đứa trẻ đóng vai phụ huynh là gì?

What is a parentified child?

Nguồn ảnh: Pinterest

Một đứa trẻ đóng vai phụ huynh là đứa trẻ nhận một phần hoặc tất cả trách nhiệm của cha mẹ chúng. Khi cần thiết, đứa trẻ trở thành cha mẹ và cha mẹ cư xử giống trẻ con hơn.

A parentified child is one that has taken on some or all of their parents responsibilities. Out of necessity, the child becomes the parent and the parent acts more like a child.

Những đứa trẻ đóng vai phụ huynh phải chịu trách nhiệm cho các công việc thực tiễn như nấu ăn, dọn dẹp, và thanh toán hóa đơn. Chúng đưa các em đi ngủ và giúp chúng làm bài tập. Chúng cũng chăm sóc cha mẹ như đắp chăn cho mẹ sau khi mẹ ngủ quên trên ghế dài, cư xử như một nhà tư vấn phê bình hoặc là người bạn tâm giao của mẹ (đôi khi điều này được gọi là vợ/chồng thay thế), gánh vác những gánh nặng để cố gắng giải quyết vấn đề của người lớn.

Parentified children take responsibility for practical tasks like cooking, cleaning, and paying bills. They put their younger siblings to bed and help them with homework. They also take care of their parents covering mom with blankets after she's passed out on the couch, acting as her crisis counselor or confidant (sometimes this is called being a surrogate spouse), bearing the heavy burden of trying to solve adult problems.

Những đứa trẻ đóng vai cha mẹ thường là những đứa con trưởng hoặc con thứ theo thứ tự sinh. Những đứa trẻ ở mọi giới tính đều có thể đóng vai cha mẹ. Những đứa trẻ hai hoặc ba tuổi có thể bắt đầu nhận lấy trách nhiệm của việc làm cha mẹ bằng cách an ủi hoặc cho các em ăn.

Often parentified children are the oldest or middle in the birth order. Children of all genders can become parentified. Children as young as two or three may start to take on parenting responsibilities by comforting or feeding their younger siblings.

Tại sao những đứa trẻ lại phải chăm sóc cha mẹ và anh em?

Why do children end up taking care of their parents and siblings?

Những đứa trẻ đóng vai cha mẹ khi cha mẹ chúng không thể hoặc sẽ không làm tròn trách nhiệm của họ. Điều này thường xảy ra khi cha mẹ nghiện thuốc, nghiện rượu hay có bị bệnh tâm thần nghiêm trọng. Hay ngay cả khi cha mẹ có mặt nhưng họ không có khả năng làm cha mẹ và hành xử như một người lớn trưởng thành và trách nhiệm. Họ không biết cách giữ cho những đứa con an toàn. Họ thường thiếu chín chắn về mặt cảm xúc, khó đoán, và thậm chí thiếu hiểu biết cơ bản về sự phát triển của đứa trẻ. Và họ không nhận thức được hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến con cái và người khác như thế nào.

Kids become parentified when their parents cant/wont fulfill their responsibilities. This often happens when a parent is addicted to drugs or alcohol or is seriously mentally ill. Even if the parent is physically present, they are incapable of parenting and acting like a responsible, mature adult. They don't know how to keep their children safe. They are often emotionally immature, unpredictable, and lack even a basic understanding of child development. And they lack awareness of how their behavior impacts their children and others.

Việc trở thành đứa trẻ đóng vai cha mẹ ảnh hưởng đến bạn ra sao?

How does being a parentified child affect you?


Nguồn ảnh: Pinterest

Chăm sóc là một công việc đầy thách thức và gây ra mệt nhoài cả về thể chất và cảm xúc kể cả với người lớn. Vì vậy, có rất nhiều biện pháp ngăn lại tình trạng những đứa trẻ đóng vai trò cha mẹ. Bộ não con người không phát triển toàn vẹn cho đến khi chúng ở đầu đến giữa độ tuổi 20. Vì vậy, ngay cả thiếu niên cũng thiếu kỹ năng suy luận nhận thức, trải nghiệm thực tế và khả năng kiểm soát xung đột khi cần thiết để làm cha mẹ một cách hiệu quả. Chưa kể rằng những đứa trẻ đóng vai cha mẹ có rất ít hình mẫu cần học theo để trở thành cha mẹ hoặc để sắp xếp và hoàn thành công việc của một người lớn. Và chúng thường thiếu các nguồn lực như tiền bạc hoặc xe hơi - những thứ giúp việc làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn một chút.

Caretaking is hard work challenging and exhausting both physically and emotionally even for adults. So, there's a lot working against parentified children. The human brain isn't fully developed until we're in our early to mid-20s. So, even teenagers lack the cognitive reasoning skills, life experience, and impulse control needed for effective parenting. Not to mention that parentified children have few, if any, role models for how to parent or organize and complete adult tasks. And they usually lack resources like money or a car that make parenting a bit easier.

Hơn nữa, chúng sẽ phải đối mặt với chính người cha, người mẹ thiếu thốn, hay phá hoại, hành hung - những người ngầm hủy hoại những nỗ lực của chúng và đưa ra ngày càng nhiều công việc cho chúng. Và anh chị em của chúng cũng sẽ gặp nhiều thách thức hơn những đứa trẻ thông thường khác vì sự hành hung, bỏ bê và không được quan tâm về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần hoặc những khó khăn trong học tập.

In addition, they may have to contend with a needy, destructive, abusive, or undermining parent who sabotages their efforts and makes more work for them. And their siblings may also have more challenges than average children due to abuse, neglect, or undiagnosed health, mental health, or learning difficulties.

Đồng thời, những đứa trẻ đóng vai cha mẹ phải làm cha mẹ cho chính chúng. Chúng phải tìm cách đối phó với chính cảm xúc, tổn thương, và những trải nghiệm trưởng thành của mình. Chúng không được cha mẹ quan tâm, yêu thương, khuyến khích, hướng dẫn, an ủi hoặc công nhận. Chúng cảm thấy cô đơn, choáng ngợp, sợ hãi và tức giận. Chúng thường phải từ bỏ bạn bè, sở thích và những mục tiêu của bản thân bởi vì chúng quá bận để chăm sóc gia đình, thêm nữa là có đầy sự mặc cảm và cảm giác vô dụng. Những đứa trẻ đóng vai cha mẹ không thể sống như một đứa trẻ.

At the same time, parentified children have to parent themselves. They have to figure out how to cope with their own feelings, trauma, and growing up experiences. They don't have attentive and loving parents to offer encouragement, guidance, comfort or validation. They feel alone, overwhelmed, scared, and angry. Often, they have to give up their own friends, interests, and goals because they are so busy caretaking and filled with shame and unworthiness. Parentified children don't get to be children.

Sẽ là không đủ khi nói rằng những đứa trẻ đóng vai cha mẹ chịu nhiều áp lực. Sau đây là một số trong những thách thức mà chúng sẽ tiếp tục đối mặt trong quá trình trưởng thành.

It’s an understatement to say that parentified children are under a lot of stress. Here are some of the challenges they may continue to face in adulthood, as a result.

  • Những vấn đề sức khỏe và sức khỏe tâm thần gia tăng (xem nghiên cứu ACES để biết thêm thông tin)

  • Bắt buộc phải chăm sóc, quan tâm những cá nhân gặp khó khăn cần được giải cứu, chữa lành hoặc giúp đỡ

  • Khó tin tưởng

  • Mức độ lo âu, suy nghĩ và lo lắng cao

  • Cảm thấy không đủ

  • Cô đơn

  • Tự trách bản thân

  • Chủ nghĩa hoàn hảo

  • Tham công tiếc việc

  • Quá trách nhiệm, gặp khó khăn để thoải mái, vui chơi, và trở nên tự nhiên

  • Cố gắng kiểm soát người khác và kiểm soát tình hình

  • Khó khăn đặt ra những ranh giới và quyết đoán

  • Tức giận

  • Xấu hổ


  • Increased health and mental health problems (see ACES studies for more information)

  • Compulsive caretaking, attracting troubled individuals in need of rescuing, fixing, or helping

  • Difficulty trusting

  • High levels of anxiety, rumination, and worry

  • Feeling inadequate

  • Loneliness

  • Self-criticism

  • Perfectionism

  • Workaholism

  • Being overly responsible, having trouble relaxing, having fun, and being spontaneous

  • Trying to control people and situations

  • Difficulty setting boundaries and being assertive

  • Anger

  • Shame

Khi bạn đang chăm sóc người khác, bạn học cách từ chối nhu cầu và cảm xúc của chính bạn. Khi cần thiết, bạn phải mặc kệ chúng và kết quả là bạn tin rằng nhu cầu và cảm xúc của bạn không quan trọng. Bạn mất kết nối với bản thân, không thể thấy được giá trị của mình ngoài vai trò là người chăm sóc và cảm giác bạn luôn phải chứng minh giá trị của mình qua sự hoàn hảo, làm việc quá sức, nhận lấy trách nhiệm và chăm sóc người khác. Và khi bạn không cảm thấy bạn có giá trị nội tại, rất khó để  cất lên tiếng nói cho bản thân, đặt ra ranh giới, cảm thấy tự tin và theo đuổi những gì bạn muốn trong cuộc sống.

When you're taking care of everyone else, you learn to deny your own needs and feelings. Out of necessity, you have to push them away and as a result, you end up believing that your needs and feelings don't matter. You get disconnected from yourself, unable to see your value other than as a caretaker and feel like you constantly have to prove your worth through perfectionism, overworking, being responsible for and taking care of others. And when you don't feel you have intrinsic value, it's hard to stand up for yourself, set boundaries, feel confident, and go after what you want in life.

Sự phụ thuộc lẫn nhau là gì?

What is codependency?


Nguồn ảnh: Pinterest

Chúng ta có thể đơn giản tóm gọn danh sách trên là sự phụ thuộc lẫn nhau*. Sự phụ thuộc lẫn nhau về cơ bản là cảm giác khó cảm thấy hài lòng và yêu thương bản thân khiến chúng ta khó có mối quan hệ lành mạnh với người khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau cũng có thể được miêu tả như là một người trong mối quan hệ phải làm quá nhiều trong khi người khác lại làm quá ít. Điều đó chắc chắn có vẻ rất giống mối quan hệ giữa đứa trẻ đóng vai cha mẹ và cha mẹ của chúng. Thật không may, điều này trở nên là một khuôn mẫu cho tất cả mối quan hệ khác của chúng ta.

We could simply sum up the list above as codependency*. Codependency is essentially a difficulty feeling good about and loving ourselves which makes it difficult for us to have healthy relationships with others. Codependency can also be described as one person in a relationship over-functioning while the other under-functions. That certainly sounds a lot like the relationship between a parentified child and his or her parent. This, unfortunately, becomes the template for all our other relationships.

Chữa lành từ sự phụ thuộc lẫn nhau và làm cha mẹ

Healing from codependency and parentification

Bạn không gây ra sự phụ thuộc lẫn nhau của bạn, nhưng bạn chỉ là người có thể thay đổi nó. Tôi không nói dối rằng nó khó đâu. Tôi thấy những người trong văn phòng trị liệu của mình mỗi ngày đấu tranh với sự phụ thuộc lẫn nhau hậu quả từ tuổi thơ bất hạnh của họ. Nhưng bạn có thể trở nên tốt hơn từng chút, bằng cách thực hiện từng bước nhỏ mỗi ngày.

You didn't cause your codependency, but you are the only person who can change it. I'm not going to lie it's hard. I see people in my therapy office daily who struggle with codependency and the fallout from their dysfunctional childhood. But you can get better little by little, by taking small steps daily.

Bạn làm sao để bắt đầu chữa lành?

How do you start healing?

  • Đọc một cuốn sách self-help. Có rất nhiều cuốn sách hay để bắt đầu. Một số trong những cuốn sách yêu thích của tôi là của Melody Beattie, Pia Melody, Claudia Black, Peter Walker, Jonice Webb, Louise Hay, Bren. Bạn có thể tìm kiếm nhiều gợi ý ở đây.

  • Tìm nhà trị liệu. Nếu tài chính là vấn đề, hãy tìm cơ quan tư vấn miễn phí, phòng khám sức khỏe tâm thần do thành phố hay quốc gia vận hành, các nhà trị liệu theo thang trượt và Open Path Collective.

  • Hãy thử cuộc hẹn 12 bước (Al-Anon, Người phụ thuộc ẩn danh, Trẻ em trưởng thành của những người nghiện rượu và Gia đình rối loạn chức năng). Bạn có thể tham gia trực tiếp, trực tuyến, và bằng điện thoại. Tất cả chương trình 12 bước đều miễn phí.

  • Tập trung chăm sóc bản thân và không quá cố gắng làm hài lòng người khác và đáp ứng tất cả nhu cầu của họ.

  • Học cách đặt ra ranh giới. Ranh giới thực sự quan trọng trong các mối quan hệ lành mạnh và phản ánh giá trị của bản thân và khát khao để giữ bản thân được an toàn. Ranh giới cũng cho bạn không gian thể chất và cảm xúc riêng, tránh khỏi những người khó khăn, điều mà bạn cần để chữa lành và thực hiện chính công việc phục hồi của bạn.

  • Sử dụng một số công cụ trong nguồn thư viện miễn phí của tôi.


  • Read a self-help book. There are so many exceptional books to choose from. Some of my favorites are by Melody Beattie, Pia Melody, Claudia Black, Peter Walker, Jonice Webb, Louise Hay, Bren You can find more suggestions here.

  • Find a therapist. If finances are an issue, look for a non-profit counseling agency, city or county-run mental health clinic, sliding-scale therapists, and Open Path Collective.

  • Try a 12-step meeting (Al-Anon, Codependent Anonymous, Adult Children of Alcoholics and Dysfunctional Families). You can attend in-person, online, or by telephone. All 12-step programs are free.

  • Focus more on your self-care and less on trying to make everyone else happy and meeting all of their needs.

  • Learn to set boundaries. Boundaries are essential in all healthy relationships and reflect your self-worth and desire to keep yourself safe. Boundaries also give you physical and emotional space from difficult people, which you need in order to heal and do your own recovery work.

  • Use some of the tools in my free resource library.

Một lưu ý về thuật ngữ sự phụ thuộc lẫn nhau: Người phụ thuộc và sự phụ thuộc có thể cảm giác như những từ khó nghe. Không ai thích bị dán mãn có vấn đề hoặc bị vấn đề. Và bạn cảm thấy đặc biệt không công bằng vì sự phụ thuộc có thể là kết quả của những điều tổn thương xảy ra với bạn lúc nhỏ. Đương nhiên, bạn còn có những đặc điểm khác bên cạnh những đặc điểm của sự phụ thuộc. Những đặc điểm này phát triển như là cách bạn cố gắng đối phó với những điều đáng sợ, tổn thương, và bối rối xảy ra với bạn. Tôi dùng thuật ngữ vì tôi vẫn chưa tìm ra từ thay thế ngắn gọn nào bao hàm toàn bộ sự phụ thuộc lẫn nhau.

A note about the term codependency: Codependent and codependency can feel like icky words. No one likes to be labeled as having a problem or issue. And it can feel particularly unfair because codependency is likely the result of hurtful things that were done to you as a child. You are, of course, more than your codependent traits. And these traits developed as a way for you to try to cope with scary, hurtful, and confusing things that happened to you. I use the term because I have yet to find a succinct alternative that encompasses the entirety of codependency.

Tác giả: Sharon Martin

-------------

Dịch giả: Nguyễn Ngọc Phượng

Biên tập: Gia Thịnh

Link bài gốc: When Kids Have to Act Like Adults

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. 

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây:  https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

122 lượt xem

lh-fulllh-x