Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public3 năm trước

[Tâm Lý] Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Ai Đó Đang Mắc Phải Ái Kỷ Ác Tính

Ái kỷ là một đặc tính tính cách đã được ghi nhận trong suốt lịch sử nhưng nhận thức về rối loạn nhân cách ái kỷ và đặc tính ái kỷ trong văn hóa đại chúng đã tăng lên. Chính vì điều đó mà mọi người mới tự hỏi liệu rằng họ có đang giao du với một kẻ ích kỷ, thiếu thấu đáo đầy tham vọng hay chỉ là đang đơn thuần là giao thiệp với một kẻ bị rối loạn thật sự.

Có rất nhiều cách định hình cho tính ái kỷ bao gồm cả ái kỷ ác tính thứ được xem là vô cùng nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao bạn nên nhận biết xem liệu rằng xung quanh mình có ai đang rơi vào tình trạng này hay không và điều gì sẽ xảy ra khi ta tương tác với họ. Những kiến thức này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về việc làm thế nào để đối phó với chúng theo một cách tốt nhất có thể.

Như thế nào tính ái kỷ ác tính

Khác với sự mong đợi về việc họ chỉ tập trung chủ yếu vào bản thân và được đánh giá cao bởi ánh nhìn từ người khác trong cuộc sống, những người với tính ái kỷ ác tính có xu hướng say mê chính bản thân theo một cách khá tiêu cực. Họ luôn kiểm soát quá mức và không quan tâm liệu rằng mình có làm tổn bất kỳ ai theo phương diện nào.


Rối loạn ái kỷ ác tính có nhiều loại khác nhau dù chỉ có duy nhất một chẩn đoán chính xác. Với người mang tính tự ái cao thì luôn đòi hỏi quá mức việc được tán dương và chú ý đến; trong khi đó, những người mang tính tự ái dễ tổn thương lại thường có nhiều lo lắng và cần rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ.

Trong vô số các hình thái khác nhau thì những người mang tính ái kỷ ác tính cho đến nay thường gây ảnh hưởng nhiều nhất cho người khác. Nhà tâm lý xã hội học Erich Fromm, người đầu tiên cho ra đời loại thuật ngữ ái kỷ ác tính, gọi những người với đặc tính tính cách này là “mầm mống của cái ác”.

Những người ở nhánh phụ vẫn tiềm tàng các đặc tính chung của ái kỷ ác tính bao gồm cả tính ích kỷ thông thường. Họ cũng có thể có các tính cách chống đối xã hội và thậm chí là yếu tố bạo lực, hay nói đúng hơn là ý thức kém về bản thân và thiếu sự đồng cảm. Và đồng thời cũng thường có một số hoang tưởng về ái kỷ ác tính.

[ Một vài chuyên gia tìm thấy sự khác biệt không quá lớn giữa ái kỷ ác tính và rối loạn nhân cách ở chỗ chúng đều có các hành vi chống đối xã hội và thiếu sự đồng cảm.

Dấu hiệu và biểu hiện của Ái kỷ ác tính

Dấu hiệu và biểu hiện của rối loạn nhân cách ái kỷ (và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này) thì tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên những điều bên dưới thường là các biểu hiện chung nhất ở người có ái kỷ ác tính.

  • Đắm chìm trong những ảo tưởng về sắc đẹp, sự thông minh, thành công và quyền lực.

  • Không thể chịu đựng được việc bị chỉ trích.

  • Mang xu hướng đã kích nếu họ cảm thấy bị xem thường.

  • Luôn lo lắng quá mức về ngoại hình.

  • Có mong muốn được quan tâm như một người có địa vị cao.

  • Thiếu sự cảm thông.

  • Đề cao cái tôi của họ và cũng không có khả năng tự điều tiết.

  • Không hối hận về việc tổn thương ai đó và cũng hoàn toàn không có ý định xin lỗi trừ khi nó có lợi cho họ.

  • Thể hiện thái độ rằng mình luôn xứng đáng với những điều tốt nhất trong cuộc sống.

  • Có xu hướng độc chiếm các cuộc trò chuyện hoặc thậm chí là chế giễu những người mà họ coi là kém cỏi.

  • Bất an tiềm ẩn và ý thức kém về bản thân.

  • Có xu hướng phàn nàn người khác vì hành vi xấu của họ.

Một vài dấu hiệu phổ biến khác của ái kỷ ác tính có thể bao gồm:

  • Nhìn nhận thế giới theo trường phái “trắng đen”, bao gồm cả việc coi người khác là bạn hay thù.

  • Tìm kiếm chiến thắng bằng bất cứ giá nào, bỏ lại hết thảy nỗi đau, vấn đề không hài lòng và thậm chí là cơn đau đầu khi thức dậy.

  • Không quan tâm đến nỗi đau họ gây ra cho người khác và thậm chí là tận hưởng và trải nghiệm nó như một sức mạnh.

  • Làm bất cứ gì để bảo vệ họ khỏi những mất mát, bất tiện hoặc là thất bại trong việc đạt được thứ gì đó.

Nguyên nhân gây ra Ái kỷ ác tính

Không thể biết được nguyên nhân chính xác gây ra Ái kỷ ác tính. Giống như phần lớn các rối loạn sức khỏe tinh thân khác, Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) có thể tiến triển như là một kết quả từ nhiều yếu tố. Ví dụ như, những trải nghiệm tuổi thơ sau có thể đóng góp vào việc hình thành của NPD:

  • Bị lạm dụng.

  • Được nuông chiều quá mức.

  • Chịu ảnh hưởng của các nuôi dạy độc đoán.

  • Mối quan tâm thất thường.

Bằng chứng cho thấy việc có một mối liên hệ gần gũi với người bị NPD cũng có thể gia tăng rủi ro hình thành tình trạng này. Hoặc cũng có thể là do sinh học thần kinh. Theo như nghiên cứu được công bố vào năm 2021, một vài bệnh nhân mắc NPD được tìm thấy có chất xám và chất trắng bị thay đổi.

Những chẩn đoán về Ái kỷ ác tính

Mặc dù Ái kỷ ác tính không được công nhận là chẩn đoán chính thức trong DSM-5 - tiêu chuẩn để chẩn đoán các bệnh tâm thần, tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường sử dụng thuật ngữ để mô tả sự kết hợp của những điều sau đây:

  • Rối loạn nhân cách chống đối.

  • rối loạn nhân cách ái kỷ.

  • tàn bạo và bạo dâm (với bản thân, người khác, hoặc cả hai).

  • hoang tưởng.

Rối loạn nhân cách chống đối (APD)

Theo như DSM-5, một người mắc APD ít nhất phải đủ 18 tuổi, mang sẵn thói coi thường quyền lợi của mọi người, và bao gồm ít nhất 3 biểu hiện sau:

  • Xem thường sự an nguy của bản thân và người khác.

  • Không thể tuân thủ luật pháp và chuẩn mực xã hội.

  • Có hành vi bốc đồng.

  • Không biết hối cải về những hành động sai trái của bản thân.

  • Lừa lọc và thao túng người khác vì lợi ích hoặc đơn giả chỉ để giải trí.

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD)

Những điều sau là một tóm tắt ngắn gọn của tiêu chí chẩn đoán DSM-5 dành cho NPD

  • Mang tâm niệm to lớn về tầm quan trọng của bản thân.

  • Ảo tưởng sâu sắc về thành công và quyền lực vô hạn.

  • Tin rằng rằng họ đặc biệt và độc nhất và chỉ những tổ chức và cá nhân có địa vị cao mới có thể hiểu và giao du với họ được.

  • Thường xuyên mong ngóng sự chú ý, tán dương, và ngưỡng mộ từ người khác.

  • Thích hưởng thụ và mong muốn được đãi ngộ đặc biệt.

  • Có xu hướng sử dụng người khác vì mục đích và nhu cầu cá nhân.

  • Thiếu sự cảm thông hoặc thiện chí, hoặc không có khả năng công nhận và tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của người khác.

  •  Mang thiên hướng ghen tuông và tự ngộ nhận rằng họ bị người khác đố kị.

  • Thể hiện tính kiêu căng qua hành động hoặc thái độ.

Ái kỷ và NPD

Điều quan trọng cần phải lưu ý đó là không phải tất cả các đặc tính ái kỷ đều đại diện cho một chứng rối loạn nhân cách, theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA), phải bao gồm ít nhất hai trong số 4 lĩnh vực sau:

  • Tình cảm (cách phản ứng cảm xúc).

  • Nhận thức (cách suy nghĩ về cá nhân và mọi người).

  • Kiểm soát xung động (cách kiểm soát hành vi của một ai đó).

  • Cá nhân (cách quan tâm đến người khác)

Ngay cả khi người bạn yêu không được chẩn đoán chính thức mắc NPD thì các hình vi ái kỷ vẫn có thể khá khó khăn để giải quyết và còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho mối quan hệ của bạn.

[Mặc dù không hẳn tất cả những người thể hiện các đặc tính ái kỷ là một người tự ái kinh điển theo cách hiểu rằng họ đang mắc NPD, hay thậm chí cả những người không đáp ứng được các tiêu chí từ việc chẩn đoán vẫn có thể tạo ra vô số bất lợi với những đặc tính mà họ sở hữu.

Phương pháp điều trị Ái kỷ ác tính

Điều trị Ái kỷ ác tính tương đối nan giải, đặc biệt vì người mắc NPD thường không tiếp tục việc trì điều trị - nếu họ tìm ra được cách điều trị.

Liệu pháp


Tư vấn hoặc trị liệu là phương pháp điều trị phổ biến nhất với NPD. Nếu bạn hoặc một người mà bạn quan tâm có biểu hiện của rối loạn nhân cách ái kỷ thì đây chính là những liệu pháp chắc chắn sẽ hữu ích. Mặc dù lượng thông tin về chủ đề này vẫn còn tương đối hạn chế tuy nhiên các phương thức điều trị thường áp dụng bao gồm:

  • Liệu pháp trị liệu tâm động: cách này giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn những suy nghĩ và cảm xúc của họ.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): cách giúp mọi người nhận ra và thay đổi những suy nghĩ và hành vi xấu.

  • Liệu pháp hành vi biện chứng: cách sẽ dạy mọi người những kỹ năng đối phó lành mạnh, kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc, và làm thế nào để sống cho hiện tại.

  • Trị liệu cặp đôi, cách giúp mọi người cải thiện mối quan hệ với đối tác hoặc bạn đời của họ.

  • Tâm lý trị liệu gia đình, cách giúp mọi người nhận thức và xử lý hiệu quả các vấn đề trong mối quan hệ gia đình như những thứ có liên quan đến giao tiếp hay tranh cãi.

“Những người mắc NPD nhìn chung thường né tránh các liệu pháp bởi nỗi sợ bị chỉ trích; Tuy nhiên, nếu có thiện chí để thay phối hợp trong  trong buổi tư vấn thì rất có thể sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực”

Dược phẩm

Không có dược phẩm nào chuyên dùng cho NPS, tuy nhiên những dược phẩm vẫn được kê đơn để cải thiện các triệu chứng như nổi giận, cáu kỉnh, những hoang tưởng đôi khi đi kèm với NPD. Chúng cũng có thể được kê đơn để điều trị các rối loạn tâm thần như là rối loạn lưỡng cực, rối loạn do sử dụng chất kích thích và một số các rối loạn nhân cách khác

Dựa trên các triệu chứng và vấn đề sức khỏe được trình bày thì dược phẩm có thể được kê như sau

  • Thuốc chóng lo âu.

  • Thuốc chống trầm cảm.

  • Thuốc chống loạn thần.

  • Ổn định tâm trạng.

Làm thế nào để xử lý Ái kỷ ác tính

Làm sao để một người có thể giải quyết được NPD trên người thân của họ hoặc là một ai đó cần  được hỗ trợ như là sếp hay đồng nghiệp. Bên dưới là một vài mẹo nhỏ có ích cho bạn

  • Giữ khoảng cách giữa bạn và họ. Việc duy trì khoảng cách có vẻ hơi khó khăn với người mang đặc tính ái kỷ vì những người này có xu hướng ít tôn trọng ranh giới. Do đó họ có thể sẽ thấy khó chịu khi bạn cố thực hiện nó nhưng điều đó thì sẽ tốt hơn cho bạn.

  • Đừng cố gắng thay đổi họ và cũng đừng mong mỏi rằng họ sẽ thay đổi nếu không bạn sẽ phải thất vọng. Bởi vì ảnh hưởng trực tiếp từ các triệu chứng, một vài người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ nhận ra nhu cầu điều trị và tìm kiếm sự trợ giúp.

  • Hãy nhớ rằng nếu bạn đang thách thức họ, thì chắc chắn họ sẽ trả đũa lại bạn. Nó không đồng nghĩa với việc bạn phải đồng ý với bất cứ điều gì mà người bị ái kỷ yêu cầu, nhưng bạn vẫn có thể tìm một cách ít thách thức họ để nói về giới hạn và những điều không đồng tình từ phía bạn

  • Nếu bạn muốn đối đầu với người đó, nên nhớ đừng làm điều nhiều thế trước mặt một đám đông người xem. Lựa chọn đối đầu với một người tự kiểu trước mặt hàng loạt người khác chỉ khiến họ muốn giữ thể diện hơn. Nó cũng có thể gây cho họ những cảm giác sợ hãi và đồng thời châm ngòi cho sự trả đũa từ phía họ.

  • Đặt bản thân ở gần những người mang năng lượng tích cực càng nhiều càng tốt. Sử dụng nhóm người hỗ trợ bạn để hấp thụ những năng lượng xấu mà bạn đeo bám theo bạn khi ở cùng với người ái kỷ.

Khi nào thì tìm kiếm sự giúp đỡ.


Bởi vì NPD có thể ảnh hưởng lên các mối quan hệ cá nhân, tìm kiếm sự giúp đỡ có thể cải thiện được chất lượng mối quan hệ với những người khác. Mặc dù đến cuối cùng việc họ có tìm kiếm sự giúp đỡ hay không hoặc nỗ lực để đạt được nhiều lợi ích nhất có thể vẫn còn tùy thuộc ở quyết định của họ.

Cho dù người thân của bạn có đang nhận điều trị cho tình trạng của họ hay không thì bạn có thể vẫn muốn cân nhắc việc nói chuyện với một chuyên gia tâm lý. Thêm vào đó để giúp bạn hiểu sâu hơn về các hành vi ái kỷ, một nhà trị liệu có thể giúp bạn đưa ra các chiến lược đối phó để bảo vệ sức khỏe tâm thần và cảm xúc của bạn

Đôi lời từ VeryWell.

Tương tác với một người mắc chứng tự ái ác tính không dễ dàng, vì vậy thường dễ dàng nhất nếu bạn có thể tạo được khoảng cách giữa mình và người này. Nếu người đó là thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp, việc tạo khoảng cách có thể khó khăn. Trong những trường hợp này, sẽ giúp bạn biết được bạn đang đối phó với ai và làm thế nào để xử lý giao tiếp theo cách lành mạnh nhất có thể.


Nếu bạn cho rằng người thân của mình có thể mắc chứng tự ái ác tính, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo có thể giúp bạn học các kỹ năng đối phó và cách thiết lập ranh giới và thực hành các chiến lược tự chăm sóc. Liệu pháp nhóm và các nhóm hỗ trợ cũng có thể là những nguồn hữu ích.

Tác giả: Elizabeth Scott

----------------------------------------------------------

Dịch giả: Hema

Biên tập: Hùng Phát

Nguồn ảnh: https://www.behance.net/

Link bài gốc: https://www.verywellmind.com/i-dont-trust-myself-why-you-feel-this-way-and-what-to-do-5218617

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,019 lượt xem

lh-fulllh-x